RSI: The Complete Guide – John Hayden
- Chuẩn bị và hiểu – chìa khóa tới thành công!
- Tổng quan
Tháng 6/1978, Welles Wilder đã giới thiệu chỉ báo Ralative Strength Index tới cộng đồng giao dịch trong bài báo và ngày nay được gọi tắt là RSI. Về sau có rất nhiều biến thể từ RSI ban đầu này được sử dụng ở hiện tại. Chỉ số RSI ngày này được tích hợp hầu như trên mọi gói phần mềm hỗ trợ về biểu đồ hay hệ thống chỉ báo và cũng thường được sử dụng hàng ngày.
Chỉ báo cung cấp thông tin diễn giải trên đỉnh và dưới đáy của thị trường, hình thành biểu đồ, thị trường đảo chiều, vùng hỗ trợ/kháng cự, và phân kỳ giá/chỉ báo. Chỉ số sức mạnh tương đối có khả năng cho biết liệu giá có xu hướng hay không, khi thị trường quá mua hoặc quá bán và giá tốt nhất để vào hoặc ra khỏi giao dịch.
Sử dụng chỉ báo này ta có thể lam được 8 việc sau:
- Xu hướng hiện tại
- Giá ra/vào tốt nhất cho giao dịch
- Các mức giá mà thị trường ngược xu hướng hồi quy có thể sẽ kết thúc
- Lý thuyết thoái lui cơ bản và các điểm động lượng chênh lệch đảo chiều
- Thuật ngữ khung thời gian có nghĩa là gì
- Làm thế nào để xác định khung thời gian chiếm ưu thế thị trường
- Khi 1 khung thời gian khác đang phủ nhận hoặc áp đảo khung thời gian hiện tại
- Làm thế nào để xác định các mục tiêu giá đi lên/đi xuống có khả năng cao đạt được
- Thuật toán RSI
Công thức tính đầu tiên ta tính chỉ số RS (Sức mạnh tương đối – Relative Strength – RS) = Trung bình giá đóng cửa UP của ngày N/Trung bình giá đóng cửa DOWN của ngày N
Giá trị RSI = 100 – 100/(1001+RS)
Trung bình giá đóng cửa UP của ngày N là ta lấy giá trị tăng trong N ngày chia cho N ngày giảm để ra giá trị rung bình tăng.
Trung bình giá đóng cửa Down của ngày N là ta lấy giá trị giảm trong N ngày chia cho n ngày giảm để ra giá trị trung bình giảm.
- Khi chỉ số RSI > 50, chỉ báo cho chúng ta biết trung bình tăng vượt quá mức trung bình giảm
- Khi chỉ báo RSI <50, chỉ báo cho chúng ta biết trung bình giảm vượt quá mức trung bình tăng
- RSI hoạt động giống như 1 đường con logarit
- Bất cứ khi nào tỷ lệ vượt quá 10:1, thị trường dã trải qua 1 động thái đi lên rất mạnh
- Bất cứ khi nào tỷ lệ vượt quá 1:10, thị trường đã trải qua 1 động thái đi xuống rất mạnh
- Mức tăng hoặc giảm lớn nhát của giá trị RSI xảy ra khi tỷ lệ thay đổi từ 1:1 dến toàn bộ số tiếp theo (2:1 hay 1:2)
- Giá trị RSI có giá trị lớn nhất thay đổi khi nó dao động giữa giá trị chỉ số của 40 và 60. Nói cách khác, RSI nhạy cảm nhất với sự thay đổi giá khi RSI dao động từ 40 đến 60
- Hành vi giá
Hành vi giá gây ra việc tạo ra các mẫu hình thanh giá nhất định được hiển thị trên biểu đồ giá. Hành vi giá là lý do tạo ra các mẫu hình giá mà các trader hay sử dụng. Trên thị trường có nhiều thành phần tham gia giao dịch từ người giao dịch địa phương, người giao dịch khu vực, người giao dịch quốc tế, các nhà đàu cơ, các tổ chức nhỏ, tổ chức lớn,… và mỗi giao dịch của họ không bị cưỡng ép sẽ tạo ra các sự chuyển động giá. Mỗi 1 sự chuyển động giá sẽ đem lại các ý nghĩa tới các giao dịch khác.
- Bản chất thật sự của thị trường
Thị trường đơn giản bao gồm các nhà giao dịch tập trung vào 1 đơn vị thời gian với mọi kỳ vọng rằng hành động giá thị trường sẽ di chuyển theo hướng ưu tiên trong đơn vị thời gian đã được thiếp lập của họ. Các nhà giao dịch có các mức vốn khác nhau, kinh nghiệm và khả năng chịu rủi ro khác nhau. Vì vậy, các khung thời gian của họ sẽ tập trung vào khác nhau.
Lý do khiến giá di chuyển là do các nhà giao dịch quan sát thực tế của thị trường trong 1 thời gian nhất định như đọc chính tả bởi số vốn, kinh nghiệm và khả năng chịu đựng rủi ro.
Các nhà giao dịch có số vốn lớn thường sẵn sàng chờ đợi giá di chuyển theo hướng của họ. Khi mức vốn tăng lên, khả năng chịu được hành động giá không thuận lợi cũng tăng lên. Các nhà giao dịch vốn lớn thường sẽ khó có thể thiết lập vị thế lớn của mình mà không làm di chuyển giá theo hướng họ giao dịch. Vì vậy, họ thường sẽ phải mua vào ở điểm yếu và bán ra ở điểm mạnh để có thể giao dịch với vị thế lớn mà không làm giá thay đổi quá lớn. Các nhà giao dịch vốn lớn này sẽ thường la phai nhòa xu hướng của các nhà giao dịch tập trung vào các đơn vị thời gian ngắn hơn.
Giá là nơi các nhà giao dịch có góc nhìn khung thời gian và mức vốn khác nhau đến với nhau ngay lập tức đồng ý với 1 mức giá nhất định. Để hiểu được giá cả đang đi đến đâu, điều quan trọng là phải hiểu góc độ thời gian nào lực mạnh hơn và sau đó đi theo lực đó.
Ta cần xác ddnhj xem giá sẽ đi đầu bằng các nhìn các thanh giá trên biểu đồ ở nhiều khung thời gian khác nhau. Kỹ năng xem xét ở nhiều khung thời gian khác nhau sẽ giúp bạn giao dịch tốt hơn rất nhiều.
- Hành vi giá & RSI
1 nhà giao dịch thường tập trung xem khung thời gian họ giao dịch chiếm 90% và chỉ có khoảng 10% dành cho việc xem các khung thời gian khác để đánh giá chung tình hình thị trường. Hiếm khi ta thấy tất cả các thanh giá ở các khung thời gian khác nhau đều di chuyển theo cùng 1 hướng. Thường ta sẽ thấy 1 sự tăng điểm theo sau bởi 1 sự thoái lui, sau đó lại tăng lại mới có 1 mức cao mới. Bởi các góc nhìn khung thời gian khác nhau của các nhà giao dịch khác nhau, các biều đồ khác nhau cho thấy cuộc đấu tranh giữa đội gấu và đội bò đang tập trung vào khung thời gian riêng của họ.
VÍ dụ, khi các nhà giao dịch ở khung thời ian 5 phút nhận ra không còn rẻ theo định nghĩa của họ nữa thì họ sẽ ngừng tích cực mua. Tại thời điểm này, người bán không nhận thấy lực mua lên nữa thì sẽ hạ giá bán để tiếp tục bán ra. Chỉ có các nhà đầu tư ở các khung dài hạn hơn mới có thể cứu các nhà giao dịch ở khung thời gian ngắn hơn (như khung thời gian 5’) khi họ bắt đầu mua khi nhận thấy có 1 sự phá vỡ khỏi điểm họ theo dõi. Khi lực mua ở khung thời gian dài gia nhập, giá sẽ tiếp tục di chuyển đi lên và đội gấu ở khung 5’ sẽ vào cắt lỗ và càng làm giá tiếp tục di chuyển lên theo hướng trước đó tạo thành các đợt sóng tiếp diễn.
1 sự gia tăng ngắn hạn sẽ thất bại nếu các nhà giao dịch ngắn hạn đẩy giá lên cao và các nhà giao dịch khung thời gian dài hơn quyết định rằng giá quá cao và không tham gia vào. Họ có thể bán khống khi giá quá cao này hình thành theo quản điểm của họ, hoặc làm phai nhòa đà đẩy giá của nhóm nhà đầu tư ở khung thời gian ngắn hơn.
Khi sự thoái lui chỉ 33% sự tăng điểm trước đó thì đội bò ở khung thời gian ngắn là đang chiếm ưu thế và thị trường sẽ sớm quay trở lại theo hướng của đôi bò ở khung thời gian ngắn. Khi sự thoái lui tới 50% hoặc hơn thì các nhà đầu tư ở khung thời gian ngắn bị các nhà giao dịch ở khung thời gian dài hơn áp đảo, khi sự thoái lui tới 66% thì các nhà giao dịch khung thời gian ngắn theo hướng tăng sẽ gặp rắc rối lớn vì nó đang đi ngược với họ.
Khi các nhà giao dịch khung thời gian khác nhau đấu tranh với nhận định của ai đó là chính xác hơn, các sự thoái lui và tăng điểm bộc lộ bản thân trong các biểu đồ thanh và quan trọng hơn là ở trong RSI. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) cho thấy khi nào các nhà giao dịch khung thời gian dài hơn tiếp theo đồng ý với các nhà giao dịch khung thời gian ngắn hơn và khi họ từ chối.
- Lý thuyết thoái lui cơ bản
Là 1 nhà giao dịch, chúng ta muốn giao dịch với nhóm phù hợp nhất với số vốn và thời hạn của chính chúng ta. Chúng ta phải luôn giao dịch trong sự liên kết với động lượng mạnh nhất. Có 3 cách để thực hiện điều này:
- Sự thấu hiểu về chuyển động giá
- Các mức thoái lui
- Và chỉ số sức mạnh tương đối
Các khung thời gian chủ yếu với các nhà đầu tư thường quan tâm với ngắn hạn là 5’ – 30’ – 1 ngày. Với các nhà đầu tư theo vị thế thì họ sẽ quan tâm các khung thời gian 1 ngày – 1 tuần – 1 tháng.
Các lý thuyết thoái lui chủ yếu dựa trên dãy số Fibonacci các hiện tượng tự nhiên và quan sát thực nghiệm thấy nhiều thứ xảy ra theo chuỗi số Fibonacci. Chuỗi số này được khám phá ra từ năm 1202 CN bởi Leonardo Fibonacci de Pisa ở Ý.
Khi nhìn vào biểu đồ giá, rõ ràng là giá dao động lên và xuống, Những biến động này dường như xảy ra 1 cách ngẫu nhiên. Nhưng ta cần chú ý khi nào giá thoái lui tới các điểm trên dãy số Fibonacci là 14.6%, 23.7%, 38.2%, 50%, 61.8%, 76.3%, và 85.4% đó là các mốc trọng điểm cần phải theo dõi và xem xét, đặc biệt khi đặt các điêm dừng lỗ khi giao dịch.
Trong thị trường tăng điểm, sự thoái lui có thể diễn ra nhẹ nhàng với mức giảm từ 5.5%-38.2% đoạn tăng trước đó. Nếu thị trường tương đối mạnh, sự thoái lui có thể nhiều hơn từ 38.2%-50%. Sự thoái lui sẽ nằm trong khoảng từ 50-66.7% nếu xu hướng cao hơn có nguy cơ thất bại. và sự thoái lui nằm ở khoảng 66.7%-85.4% thì xu hướng có khả năng thất bại cao.
- Sử dụng lý thuyết thoái lui để giao dịch
- Sử dụng thông thường chỉ số sức mạnh tương đối
RSI được công bố hơn 30 năm trước và được setup chế độ mặc định là nhìn lại 14 ngày với điểm số từ 0 tới 100 điểm. Cách sử dụng RSI chủ yếu dựa trên 9 niềm tin cơ bản:
- Dấu hiệu của các đỉnh và dáy
- Phân kỳ
- Các swings thất bại
- Các mức hỗ trợ và kháng cự
- Hình thành biểu đồ RSI
- Altman đã sử đổi RSI mượt
- Morris đã sử đổi RSI
- Sửa đổi khoảng thời gian nhìn lại
- Sửa đổi nguồn dữ liệu đã sử dụng
Dấu hiệu của các Đỉnh và Đáy: Ban đầu người ta coi các mức điểm >70 và <30 là các vùng cực đỉnh và đáy. Tuy nhiên, người ta nhận thấy thị trường vẫn có thể lên rất nhiều dù RSI vượt 70 và có thể vẫn xuống rất nhiều dù RSI thấp hơn 30. Nên người ta đã sửa đổi các vùng cực là >=80 và <=20 để thay thế.
Tuy nhiên, nếu giao dịch theo tín hiệu quá mua, quá bán này sẽ chỉ dẫn bạn tới sự thua lỗ.
Phân kỳ: Đây là cách sử dụng phổ biến nhất của RSI. PHân kỳ giảm điêm xảy ra khi giá trị RSI không tạo được mức cao mới khi giá đang tạo mức cao mới. 1 phân kỳ tăng được tạo ra khi giá tạo ra mức thấp mới mà RSI không tạo ra mức thấp mới. Khi sự phân kỳ xuất hiện, niềm tin về sự đảo chiều sẽ hình thành. Sự phân kỳ mạnh nhất xảy ra khi nhiều khoảng thời gian hoặc thanh đã trôi qua.
Đi mua vào (long) khi phân kỳ tăng xuất hiện sẽ là cách chỉ tạo ra được 1 khoản lợi nhuận nhỏ và sẽ tạo ra các khoản lỗ lớn khi tín hiệu lỗi.
Các swings thất bại: 1 swings thất bại xảy ra khi có phân kỳ giảm hoặc tăng. Khi giá tạo ra mức thấp mới, RSI thất bại tạo nên mức thấp mới, do đó sự phân kỳ tăng giá được hình thành. Giá tăng trong ngày hôm sau khiến giá trị RSI cũng tăng điểm, Khi giá trị RSI vượt quá đỉnh trước đó của nó, nó được gọi là swing thất bại. Nó thường chỉ ra rằng giá sẽ tiếp tục di chuyển cao hơn. 1 phân kỳ giảm cũng tương tự với RSI di chuyển thấp hơn đáy trước đó.
Các mức hỗ trợ và kháng cự: nhiều nha giao dịch sử dụng mức điểm 50 như hỗ trợ và/hoặc kháng cự. Khi RSI tăng từ dưới 50 lên trên 50, nó được xem là 1 sự khẳng định xác nhận chu kỳ tăng và ngược lại khi nó giảm từ trên 50 xuống dưới 50 là sự xác nhận 1 chu kỳ giảm.
Hình thành biểu đồ RSI: RSI cũng tọa thành nhiều mô hình trên biểu đồ như mô hình giá. Tuy nhiên, RSI phù hợp khi sử dụng các đường xu hướng và đưỡng hỗ trợ, kháng cự ngang trên biểu đồ hơn là các mô hình tam giác, vai đầu vai, cờ hay các mô hình phức tạp tương tự.
Alman đã sử đổi RSI (gọi RMI): Alman đã sử đổi RSI thành RMI thường được gọi là chỉ số động lượng tương đối để là mượt hơn RSI nguyên bản.
Morris đã sửa đổi RSI: sự sửa đổi này làm cho chỉ số biến động hơn và nó thường xuyên cắt qua các mức 70, 30 điểm hơn so với cách tính RSI ban đầu.
Sửa đổi khoảng thời gian nhìn lại: Việc sửa đổi này sẽ làm RSI biến động nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc ta tăng hay giảm khoảng thời gian nhìn lại. Khi ta tăng thời gian nhìn lại thì độ biến động sẽ giảm đi và ngược lại. Mức thời gian gốc là 14, người ta cũng thường thay đổi nó thành 9 hoặc 25.
Sửa đổi nguồn dữ liệu đã sử dụng: Thay vì dùng giá đóng cửa như ban đầu, họ có thể sử dụng các loại giá khác như mở cửa, trung bình ngày, cao, thấp trong phiên,.. để tính toán chỉ số RSI.
- Sử dụng RSI chuyên nghiệp
Việc sử dụng RSI để nhận diện đỉnh và đáy khi giao dịch là sai. Việc sử dụng phân kỳ để vào lệnh cũng sẽ tạo ra các khoản thua lỗ lớn cho bạn. 10 sự bịp bợm về RSI mà các nhà đầu tư tin tưởng lâu nay:
- Phân kỳ giảm là 1 dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng sắp kết thúc
- Phân kỳ tăng là 1 dấu hiệ cho thấy xu hướng giảm sắp kết thúc
- RSI nói chung là sẽ lên mức cao nhất ở đâu đó quanh mức 70. Tại điểm này, chúng ta bắt đầu muốn nghĩ đến việc bán khống hoặc ít nhất là thoát khỏi các giao dịch mua vào
- RSI nói chung sẽ xuống mức thấp nhất ở đâu đó quanh mức 30, Tại điểm này, chúng ta bắt đầu muốn suy nghĩ về việc mua vào hoặc ít nhất là thoát khỏi các giao dịch bán khống
- Bất cứ khi nào RSI trên 50, đây là dấu hiệu tăng giá. Nếu không mua vào, hãy tìm 1 cái cớ để có thể mua vào
- Bất cứ khi nào RSI dưới 50, đây là dấu hiệu giảm giá. Nếu không bán khống, hãy tìm 1 lý do để bán khống
- 1 swings thất bại là 1 sự kiện quan trọng
- RSI không thể cho biết hướng đi xu hướng, bởi vì nó chỉ là 1 chỉ báo động lượng
- RSI không thể cho biết xu hướng đảo chiều, bởi vì nó chỉ là 1 chỉ báo động lượng
- Không thể sử dụng RSI để đặt mục tiêu giá
RSI thực tế có thể giúp ban làm những việc sau:
- Nhận diện xu hướng hiện tại
- Khi nào xu hướng hiện tại có thể sẽ thoái lui
- Khi sự thoái lui hiện tại không còn là 1 sự thoái lui nữa mà là 1 sự đảo chiều xu hướng
- Thời điểm và giá tốt nhất để vào hoặc ra khỏi giao dịch
- Các số hỗ trợ và kháng cự cho vị trí dừng lỗ chính xác
- Mục tiêu giá xác suất cao giúp thiết lập risk/reward
- Khi nào 1 khung thời gian dài hơn hoặc các nhà giao dịch có số vốn nhiều hơn tham gia vào thị trường
- Sử dụng RSI xác định xu hướng
Xu hướng tăng được định nghĩa là giá tạo các mức cao cao hơn, và các mức thoái lui thấp hoặc đáy cũng cao hơn. Xu hướng giảm thì ngược lại. Khi đó, RSI cũng tạo các mức đỉnh cao cao hơn, và cũng có sự thoái lui nhưng không thấp hơn các mức thấp trước đó, sau đó lại tăng trở lại và tạo các đỉnh cao hơn đỉnh trước đó.
Ta có thể sử dụng các ngưỡng thoái lui để xác định các vùng điểm RSI có thể đạt tới trong thị trường có xu hướng.
- Trong 1 xu hướng tăng, chỉ báo RSI thấy ngưỡng kháng cự tại 80 và ngưỡng hỗ trợ tại mức 40
- Trong 1 xu hướng giảm, chỉ báo RSI thấy ngưỡng kháng cự tại 60 và ngưỡng hỗ trợ tại mức 20
- Sự thật về phân kỳ
Sự phân kỳ xảy ra trên bất kỳ chỉ báo nào trong nhóm chỉ báo động lượng. Nó xảy ra khi giá và giá trị chỉ báo đang khác nhau, tức là giá di chuyển cao hơn và chỉ báo di chuyển thấp hơn hoặc ngược lại. Các loại phân kỳ này gọi là phân kỳ đơn giản.
Sự thật là phân kỳ tăng chỉ xuất hiện khi thị trường có xu hướng giảm. Nghĩa là sự phân kỳ này chỉ có ý nghĩa rằng sắp có 1 sự phục hồi trước khi xu hướng giảm tiếp tục. Nó không có nghĩa là xu hướng giảm trước đó đã hoàn toàn kết thúc và bắt đầu 1 xu hướng tăng thật sự sau đó. Và ngược lại khi xuất hiện phân kỳ giảm.
Phân kỳ đơn giản có nghĩa là giá đã đụng đủ kháng cự mà họ cần thời gian để củng cố động thái trước đó của họ. 1 khi điều này xayr ra, giá sẽ tiếp tục đi xuống hoặc đi lên theo xu hướng trước đó.
Các tín hiệu phân kỳ mạnh nhất được gọi là phân kỳ ẩn. Nó không hiển thị rõ trên biểu đồ như các phân kỳ đơn giản. Nó thường xuất hiện ở phạm vi giá trị 40-60 của RSI. Khi phân kỳ ẩn xảy ra, nó được gọi là phân kỳ mạnh nhất có thể. Thị trường sẽ làm chính xác như tên gọi. PHân kỳ tăng giá ẩn là 1 dấu hiệu rất mạnh cho thấy giá sắp tăng mạnh và ngược lại với phân kỳ ẩn giảm. Phân kỳ tăng ẩn hiện diện trong thị trường giảm là 1 dấu hiệu mạnh cho thấy xu hướng giảm sắp đảo chiều. Và ngược lại với phân kỳ ẩn giảm thì thị trường giảm sắp chính thức bắt đầu.
1 xu hướng tăng có dấu hiệu khi:
- Giá trị RSI vẫn nằm trong vphmaj vi 80/40
- Biểu đồ thể hiện phân kỳ giảm đơn giản
- Phân kỳ tăng ẩn được nhìn thấy
1 xu hướng giảm có dấu hiệu khi:
- Giá trị RSI vẫn nằm trong phạm vi 60/20
- Biểu đồ thẻ hiện phân kỳ tăng đơn giản
- Phân kỳ giảm ẩn được nhìn thấy
- Các điểm động lượng chênh lệch đảo chiều
RSI hoạt động theo thời gian theo cách cho thấy giá đã thoái lui 1 phần của động thái trước đó của ó quá nhanh. Khi điều này xảy ra, các khung thời gian ngắn hơn đã bị quá tải và đã có sự thoái lui và sau đó các khung thời gian dài hơn cũng bắt đầu thoái lui nếu không có lực mua ở khung thời gian áp đảo sự thoái lui này. Khi sự thoái lui RSI vượt quá đỉnh hoặc đáy trước đó và giá không vượt quá đỉnh hoặc đáy trước đó của nó, đây được gọi là các điểm động lượng chênh lệch đảo chiều.
Động lượng chênh lệch đảo chiều đi lên – MDPR UP cho đội bò: Mô hình này chỉ xảy ra khi đội bò đang đẩy giá cao hơn trong 1 xu hướng tăng. Khi đó RSI sẽ tạo ra các đáy thấp hơn trong khi giá tại đó lại đang ở mức cao hơn.
Động lượng chênh lệch đảo chiều đi xuống: Mô hình này ngược lại khi RSI tạo ra các mức đỉnh cao hơn trong khi giá tại đó lại đang thấp hơn. Tại đây ta thường so sánh các mức giá thấp nhất của các đợt giảm giá để đánh giá giá và RSI.
- Hướng đi xu hướng sử dụng các điểm động lượng chênh lệch đảo chiều
Khi 1 động lượng chênh lệch đảo chiều đi xuống hình thành, chúng ta biết rằng xu hướng trước đó đã giảm. CHúng ta cũng biết rằng giá hiện tại đang có mức thoái lui cao hơn, nếu xu hướng trước đó là hợp lệ thì sự thoái lui ngược xu hướng sẽ kết thúc và xu hướng chiếm ưu thế sẽ tự xác nhận lại. Động lượng chênh lệch đảo chiều đi xuống chỉ xảy ra trong xu hướng giảm và động lượng chênh lệch đảo chiều đi lên chỉ xuất hiện trong xu hướng tăng.
Các tín hiệu đảo chiều mạnh nhất xảy ra khi đa khung thời gian với các tín hiệu đảo chiều đồng thời theo cùng 1 xu hướng. Nếu biểu đồ 5’ cho 1 động lượng chênh lệch đảo chiều đi lên, biểu đồ 15’ cũng cho 1 chênh lệch đảo chiều đi lên thì đó là 1 tín hiệu rất mạnh cho thấy sự di chuyển sắp tới sẽ bùng nổ. Tín hiệu điểm động lượng chênh lệch đảo chiều trở nên có ý nghĩa hơn khi độ dài của khung thời gian tăng lên.
Tín hiệu điểm động lượng chênh lệch đảo chiều mạnh nhất thứ 2 xảy ra khi khoảng thời gian giữa các đỉnh hoặc đáy ít hơn 5 thanh.
Quy tắc:
1 xu hướng tăng được chỉ ra khi:
- RSI trong khoảng 40-80
- Biểu đồ cho thấy phân kỳ giảm đơn giản
- Biểu đồ cho thấy phân kỳ tăng ẩn
- Biểu đồ cho thấy động lượng chênh lệch đảo chiều đi lên
1 xu hướng giảm được chỉ ra khi:
- RSI trong khoảng 20-60
- Biểu đồ cho thấy phân kỳ tăng đơn giản
- Biểu đồ cho thấy phân kỳ giảm ẩn
- Biểu đồ cho thấy động lượng chênh lệch đảo chiều đi xuống
- Mối quan hệ giữa giá & các sự thoái lui RSI
Các đông thái thoái lui là kết quả của các nhà giao dịch trở nên quá cảm xúc và đẩy giá quá cao hoặc quá thấp. Khi họ nhận ra ằng giá đã được đẩy tới các mức cuồng loạn, 1 động thái ngược xu hướng bắt đầu nơi giá đảo chiều và thoái lui 1 số động thái trước đó.
Các đông thái thoái lui là kết quả của các nhà giao dịch trở nên quá cảm xúc và đẩy giá quá cao hoặc quá thấp. Khi họ nhận ra ằng giá đã được đẩy tới các mức cuồng loạn, 1 động thái ngược xu hướng bắt đầu nơi giá đảo chiều và thoái lui 1 số động thái trước đó. Tỷ lệ % thoái lui sẽ phụ thuộc vào động thái sức mạnh của xu hướng trước đó, được xác định bởi nhà giao dịch đang chiếm ưu thế trước đó.
Sự thoái lui nông <33% giá trị tăng trước đó, sự thoái lui nông là 1 tín hiệu tốt cho thấy giá sẽ kéo dài cao hơn bởi mức độ của động thái trước đó. Các nhà giao dịch ở khung thời gian dài hơn sẽ ưa thích các sự kéo lui xu hướng <33% này và sẵn sàng tham gia vào xu hướng này.
- Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự
Kiến thức RSI sẽ giúp bạn hiểu hành động giá mà trên biểu đồ giá chưa chắc cho bạn thấy rõ. Con số quan trọng nhất là giá điểm động lượng chênh lệch đảo chiều. RSI được tính trên giá đóng cửa của 1 thanh, các điểm dừng có thể được đặt sát hơn là sử dụng mức giá thấp hoặc cao. Khi giao dịch trong ngày thì các điểm dừng thường đặt cách 2-3 điểm từ các điểm chính này.
- Cứu với! 1 khung thời gian dài hơn nhảy vào vũng nước của tôi!
Thị trường bao gồm các nhà giao dịch tập trung phần lớn năng lượng của họ vào các khung thời gian khác nhau chủ yếu do mức vốn của họ. Chúng ta cần biết khi nào khung thời gian của mình đang giao dịch đã bị tiếp quản bởi các nhà giao dịch ở các khung thời gian khác (chủ yếu khung thời gian dài hơn). Ta có thể xác định điều này bằng các sử dụng các điểm động lượng đảo chiều và phân kỳ.
Khi các nhà giao dịch khung thời gian dài hơn vào tiếp quản, ta có thể thoát khỏi vị thế hiện tại và quay lại khi khung thời gian ta giao dịch bắt đầu tiếp quản lại thị trường. Nếu vẫn muốn giao dịch, ta cần xem xét đa khung thời gian 1 cách kỹ càng.
- Kết luận
Để sử dụng RSI hiệu quả, ta cần hiểu nền tảng toán học tính toán RSI và tỷ lệ Fibonacci. Nó giúp ta biết tại đâu RSI sẽ nhậy cảm với giá nhất và thoải mái nhất. Hiểu Fibonacci sẽ giúp ta biết các điểm thoái lui dự kiến và các vùng dự kiến giao dịch trước. Ta cũng biết được độ mạnh yếu của xu hướng trước đó qua sự thoái lui của xu hướng đó.
Bản chất thực sự của thị trường là 1 nơi bất kỳ nhà giao dịch nào cũng có thể đông fys theo 1 mức giá và mức giá này có thể hợp lệ hoặc không hợp lệ tùy thuộc vào 1 nhà giao dịch có bị buộc phải giao dịch hay không. 1 mức giá là phù hợp với nhà giao dịch ở khung thời gian này nhưng lại không hấp dẫn với nhà giao dịch ở khung thời gian khác.
1 sự phân kỳ đơn giản chỉ đơn giản là có 1 xu hướng đi ngược lại xu hướng lớn trước đó và sẽ có thể sớm quay trở lại xu hướng trước đó. Ta cần tìm kiếm xác định các điểm động lượng chênh lệch đảo chiều để biết lúc nào giá sẽ lại quay lại xu hướng trước đó của nó.
Xu hướng tăng:
- Phạm vi RSI từ 40-80
- Phân kỳ giảm đơn giản
- Phân kỳ tăng ẩn
- Động lượng chênh lệch đảo chiều đi lên
- Đạt được các mục tiêu đi lên
- 9 thanh SMA lớn hơn 45 thanh EMA trên RSI
- Xu hướng ngược không giảm 50% sự tăng điểm trước đó
Xu hướng giảm:
- Phạm vi RSI 20-60
- Phân kỳ tăng đơn giản
- Phân kỳ giảm ẩn
- Động lượng chênh lệch đảo chiều đi xuống
- Đạt được các mục tiêu đi xuống
- 9 thanh SMA nhỏ hơn 45 thanh EMA trên RSI
- Xu hướng ngược không tăng 50% sự giảm điểm trước đó
Khi xác định xu hướng ta nên tìm câu trả lời cho 7 câu hỏi sau:
- Phạm vi RSI đang như nào?
- Ở đây từng có 1 sự thay đổi phạm vi không?
- Thị trường có tuân thủ các vùng hỗ trợ và kháng cự và đảo lộn vai trò của chúng không?
- Giá đã phá ngưỡng các đường xu hướng quan trọng của biều đồ giá hoặc RSI chưa?
- Hiện tại là loại phân kỳ nào?
- Đường trung bình động đang cho tôi thấy gì?