5 sai lầm thường gặp trong đầu tư – Peter Mallouk
Peter là 1 chuyên gia tư vấn tài chính hàng đầu ở Mỹ. Anh là Chủ tịch và Giám đốc phụ trách đầu tư tại Creative Planning, 1 công ty tư vấn độc lập quản lý 10 tỷ USD tại Mỹ.
- Sai lầm 1 – Dự đoán thời điểm thị trường
Cám giỗ với việc định thời điểm thị trường là rất lớn và ai khi tham gia đầu tư cũng đều đã từng có ý tưởng đó và đã thực hiện nó. Chỉ có điều đại đa số không thành công được với chiến lược đó. Nếu chia nhóm dự đoán thời điểm thị trường ra thành 3 nhóm thì sẽ có nhóm ngốc nghếch + nhóm lừa phỉnh bản thân có thể dự đoán thị trường sẽ chiếm tới 99,9% trên thị trường. Và sự thật chỉ có 0.01% là có thể dự đoán được thị trường nhưng rất khó khăn để tìm ra họ là ai.
Các chiến lược luân chuyển tài sản, luân chuyển ngành, phân bổ tài sản chiến thuật,…. Hầu hết đều không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả không hề cao như cách họ nói. Các dự báo càng chắc chắn bao nhiêu thì càng thất bại cao bấy nhiêu. 1 số người dự báo thành công nổi tiếng cũng là do may mắn nhất thời dự báo đúng được 1 đợt chuyển động lớn của thị trường và trước hoặc sau đó hầu như đều dự báo sai nhưng công chúng lại lờ đi cái sai đó mà chỉ chú ý tới lần đúng lớn kia.
Thị trường chắc chắn sẽ có các đợt điều chỉnh nhỏ 10-15% và các đợt suy thoái >20% xảy ra và đã đang và sẽ tiếp tục xảy ra như vậy. Nhưng nếu cứ ôm tiền mặt sẽ chẳng được lợi ích gì từ nó. Việc đầu tư 1 lần toàn bộ số tiền mình có vào thị trường hay chia đều để DCA dần thì về cơ bản đầu tư hết luôn sẽ luôn có hiệu quả tốt hơn nhưng cần có tâm lý tốt vì có thể thời điểm tham gia vào thị trường đang ở cao trào vào có thể gánh chịu các thua lỗ kéo dài trước khi có lợi nhuận tốt sau đó.
- Sai lầm 2 – Giao dịch chủ động
Thống kê trong thời giai dài cho thấy nếu nắm giữ S&P500 trong vòng 20 năm thì sẽ vượt qua 80% các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư chuyên nghiệp giao dịch chủ động. Các chuyên gia dự báo hàng đầu thị trường, các chuyên gia dự báo trên truyền hình, các tạp chí đầu tư,… cũng hầu như đều thất bại so với chỉ số thị trường chung trong dài hạn. Các nhà quản lý quỹ mở cũng không khá hơn bao nhiêu khi hơn 80% các quỹ mở chủ động có hiệu suất thua kém chỉ số thị trường chung dù mọi người đều khẳng định mình đã, đang và sẽ vượt trội hơn so với thị trường. Ngay cả các quỹ đầu cơ được truyền bá rằng có lợi thế vượt trội thị trường thì đại đa số hoạt động với hiệu suất kém chỉ số chung rất nhiều.
Các quỹ quyên tặc (như quỹ trường đại học) cũng không khá hơn là bao so với các loại hình quỹ khác. Với quỹ đầu cơ mạo hiểm (VC) thì vừa nguy hiểm, rủi ro vừa kém hiệu quả ở đại đa số các quỹ trong dài hạn.
Đầu tư thụ động theo các chỉ số chiến thắng đầu tư chủ động vì:
- Giao dịch chủ động phát sinh chi phí giao dịch và làm giảm lợi nhuận
- Đầu tư chủ động về căn bản là tốn kém chi phí hơn
- Đầu tư chủ động làm phát sinh nhiều tiền thuế hơn
- Nhà quản lý quỹ đầu tư chủ động nắm giữ nhiều tiền mặt hơn so với 1 quỹ đầu tư trên chỉ số, và lượng tiền mặt ứ đọng này gây tổn hại đến lợi nhuận
- Các nhà quản lý quỹ chọn đầu tư chủ động không tránh khỏi những sai lầm do yếu tố hành vi giống như các nhà đầu tư thông thường
- Ngoài ra, còn do lợi suất khác biệt giữa các cổ phiếu, thường 1/3 tốt hơn thị trường và 2/3 kém thị trường
- Sai lầm 3 – Hiểu sai về tình hình hoạt động và tin tức tài chính
Có rất nhiều làm tưởng trong lĩnh vực quản lý đầu tư, 1 số là do thành kiến của nhà đầu tư, 1 số khác do truyền thông thêu dệt, và đa phần thì do chuyên gia ủng hộ và khuyến khích.
- Đánh giá tình hình hoạt động tách rời các yếu tố khác
- Tin rằng giới truyền thông tài chính sẽ giúp đưa ra những quyết định sáng suốt
- Tin rằng thị trường quan tâm đến tình hình hiện tại, vì đại đa số chỉ quan tâm kỳ vọng sắp tới
- Ngỡ rằng sau khi vượt mốc kỷ lục, thị trường sẽ hạ nhiệt. Điểm số thật sự không quá quan trọng mà hãy quan tâm tới doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp và thị trường.
- Cho rằng mối tương quan đồng nghĩa với quan hệ nhân quả: các sự kiện ngẫu nhiên hay được gắn cho việc tăng/giảm của thị trường
- Có thể hành động dựa trên cac tin tức tài chính
- Đảng Cộng hòa sẽ mang tin tốt lành cho thị trường hơn đảng Dân chủ
- Quá đề cao năng lực của chuyên gia quản lý
- Thị trường tụt dốc là lúc nên dè chừng
Phần lớn tin tức tài chính mà nhà đầu tư nắm giữ được đều vô giá trị, thậm chí gây thiệt hại hoặc gây nhầm lẫn. Để bảo vệ mình và tránh hành động dựa trên những thông tin như vậy, NĐT phải hiểu bản chất của bộ tham chiếu, hiểu rằng dữ liệu về tình hình hoạt động có thể gây nhầm lẫn, nên tiếp nhận tin tức tài chính với lăng kính hoài nghi, và quan trọng nhất hãy rèn giũa kĩ năng lọc tạp âm.
- Sai lầm 4 – Tự giẫm chân mình
Hầu hết mọi người đều lặn ngụp trong các nghiên cứu, phân tích thời điểm thị trường, theo dõi các tạp chí chứng khoán, sử dụng dịch vụ trên mạng và bám sát tin tức tài chính. Họ tin rằng càng tiếp cận nhiều thông tin thì càng dễ tránh sai lầm. Nhưng mọi sự không như vậy, mọi người thường là phức tạp hóa và hành động sai lầm hơn khi bị các yếu tố đó ảnh hưởng tới tâm lý của mình trừ 1 số vô cùng ít ỏi vượt qua được nó. Các sai lầm tự giẫm chân mình gồm:
- Nỗi sợ, lòng tham và xu hướng bầy đàn: nỗi sợ hãi và lòng tham là 2 đặc tính xấu xa nhất nhưng cũng có sức mạnh lớn nhất với mỗi người. Nhà đầu tư non nớt thường vướng vào nó, NĐT dày dạn thì biết cách kiểm soát nó, còn giới truyền thông thì dựa vào nó để kiếm tiền.
- Hiệu ứng tự tin thái quá: là khuynh hướng cố hữu khi 1 người tin tưởng vào những đánh giá của mình hơn là thực tế
- Thiên kiến xác nhận: là khuynh hướng tìm kiếm và ủng hộ những thông tin giúp xác nhận ý kiến và niềm tin của chúng ta, ngược lại, ta thường tránh né, xem nhẹ hoặc bác bỏ những thông tin trái với niềm tin của mình.
- Thả neo: là cách não bộ con người thường đi đường tắt để tìm tới kết luận. Nghĩa là, chúng ta có xu hướng quá phụ thuộc vào thông tin đầu tiên mà bộ não tiếp nhận.
- Thuyết sợ lỗ: nó là 1 khuynh hướng khiến con người trở nên sợ lỗ hơn cả việc lam gì đó sinh lãi. Nỗi sợ thua lỗ còn lớn hơn nhiều niềm vui được hưởng lợi. Con người thường cảm nhận nỗi đau đớn vì thua thiệt gấp 2 lần niềm vui khi thắng lợi.
- Tính toán cảm tính
- Thiên lệch do những tác động gần đây
- Thành kiến tiêu cực: là việc ta thường nhớ rõ các sự kiện tiêu cực hơn là tích cực
- Người đặt cược
Bộ não của con người rất phức tạp và ta mang trong mình nhiều bản năng hàng nghìn năm qua không thay đổi như nỗi sợ, lòng tham và tính bầy đàn. Cái bẫy lớn nhất chúng ta vướng phải chính là tự giẫm chân mình. Để thoát khỏi nó, ta cần ý thức rằng bản năng đang htooi thúc ta điều gì và nhận biết những sai lầm đó. Ta cần giảm tốc độ và bám sát kế hoạch mà đã đưa ra trước đó.
- Sai lầm 5 – lựa chọn sai chuyên gia tư vấn
Hầu hết các chuyên gia tư vấn gây thiệt hại nhiều hơn là làm lợi. Bạn cần hiểu được 3 vấn đề: nắm giữ tài sản, xung đột lợi ích, và năng lực cá nhân để lựa chọn nhà tư vấn phù hợp.
- Người nắm giữ tài sản: Chúng ta cần phải phân tách tài sản của chúng ta khỏi người khác. Đừng nộp chung tiền của ta với người khác vào 1 tài khoản của bên thứ 3 mà khi đó có các dấu hiệu Pozi lấy tiền người này trả người kia mà ta không biết được. Ngày nay việc người nhận ủy thác, tài sản nằm tại đâu, người cố vấn tài chính thường phải tách bạch nhau để tranh các vụ lừa đảo tài chính từng có trước đây.
- Xung đột lợi ích: xung đột giữa cá nhân với trách nhiệm chính thức của cá nhân đó. Nếu bạn thuê 1 chuyên gia tư vấn làng nhàng thì kết quả còn tệ hơn là không thuê vì đa số tư vấn viên đều không nghĩ cho lợi ích của bạn. Người Mỹ ngày nay đã hầu như không sử dụng người môi giới nữa mà chuyển sang sử dụng các cố vấn tài chính được cấp phép bởi SEC.
- Năng lực
Khi bạn cần 1 chuyên gia tư vấn tài chính, cần đảm bảo rằng bạn là người nắm quyền quản lý tài sản cũng như năng lực chuyên môn của họ. Quan trọng nhát là đảo bảo chuyên gia của bạn không có xung đột lợi ích và tuân thủ triết lý đầu tư phù hợp với bạn.
- Sai lầm 6 – Phải lam đúng
Cách tối đa hóa kết quả:
- Có 1 kế hoạch được xác định rõ ràng
- Tránh các lớp tài sản làm suy giảm kết quả: 2 lớp tài sản làm suy giảm kết quả đầu tư là tiền mặt và vàng
- Lấy cổ phiếu và trái phiếu làm trọng tâm của danh mục đầu tư khôn ngoan của bạn: phân bổ tài sản đúng chiếm 88% hiệu quả đầu tư, còn 12% là tới từ việc chọn thời điểm, chọn cổ phiếu cụ thể quyết định.
- Tiếp cận thị trường nước ngoài
- Sử dụng chủ yếu giả định dựa trên chỉ số
- Đừng thiêu rụi tài sản mà bạn đang nắm giữ
- Vị trí của lớp tài sản là rất quan trọng: cần quan tâm các vấn đề thuế trong hoạt động đầu tư vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đầu tư
- Hãy chắc chắn rằng bạn có thể sống được với cơ cấu phân bổ của mình
- Tái cân bằng
- Rà soát kế hoạch
- Đừng làm mọi thứ rối lên