Trí tuệ tài chính (Financial Intelligence) – Karen Berman & Joe Kninght, John Case
Cuốn sách cho ta biết 4 kỹ năng cần thiết với bất kỳ nhà quản lý doanh nghiệp nào cần trang bị về tài chính. Nó gồm thông hiểu kiến thức cơ bản; thông hiểu thủ thuật; thông hiểu phép phân tích; và thông hiểu bức tranh toàn cảnh.
- Phần I – Nghệ thuật tài chính (và tại sao nghệ thuật tài chính lại quan trọng)
- Không phải lúc nào cũng có thể tin tưởng các con số
Nghệ thuật tài chính kế toán là nghệ thuật sử dụng những dữ liệu hạn chế để đến gần nhất có thể với 1 mô tả chính xác về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù kế toán – tài chính là có các quy tắc, chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi nhưng vẫn có nhiều bí quyết để xử lý các con số theo các ước tính tạo ra thiên kiến số liệu. Vì vậy, các cổ đông, người bên ngoài công ty sẽ cảm thấy rất hoang mang mà con số doanh nghiệp đưa ra. Họ sẽ rất khó có thể hiểu rõ ràng về nó được.
- Xác định các giả định, ước tính, và định kiến
Rất nhiều con số kế toán là con số được ức tính, dựa trên những giả định, và từ đó sẽ dẫn tới các định kiến và tác động tới các hành động của doanh nghiệp đưa ra dựa trên các con số. Đơn giản như 1 hành động chuyển từ chi phí sản xuất thành chi phí nghiên cứu có thể làm hiểu lầm chi phí nghiên cứu quá lớn và cấn cắt giảm, và chi phí sản xuất thấp, dẫn tới lợi nhuận hơn và gia tăng sản suất để thu được lợi nhuận lớn hơn. Mỗi 1 hành động ước tính như này sẽ kéo theo nhiều hành động tiếp theo nếu quy mô ước tính này đủ lớn.
Các giả định, ước tính gây ra định kiến và các hành động tiếp theo thường xẩy ra ở 3 mảng chính là:
- Chi phí trả trước và dự trù chi phí
- Khấu hao
- Định giá
- Tại sao phải tang cường trí tuệ tài chính?
Hiểu được trí tuệ tài chính sẽ giúp ta hiểu điều gì đang diễn ra trong doanh nghiệp từ góc độ tài chính, và những người có thể sử dụng thông tin này để làm việc và quản lý hiệu quả hơn.
- Phần II – Những đặc thù của báo cáo kết quả kinh doanh
- Lợi nhuận chỉ là dự toán
Lợi nhuận của doanh nghiệp trong 1 giai đoạn bất kỳ sẽ phản ánh trọn vẹn tập các ước tính (dự toán) và giả định. Nghệ thuật tài chính có thể rút gọn đơn giản thành nghệ thuật làm ra lợi nhuận – hay như trong 1 số trường hợp, là nghệ thuật làm cho lợi nhuận trông tốt đẹp hơn so với thực tế.
- Phá giải bộ mã của báo cáo kết quả kinh doanh
Trong thực tế, báo cáo kết quả kinh doanh không dễ nhìn như trong ví dụ ở sách vở. Chúng chứa 1 số/hoặc nhiều các chỉ tiêu khá rắc rối gây khó hiểu. Nhiều số liệu trên báo cáo tài kết quả kinh doanh phản ánh các auwóc tính và giả định. Kế toán quyết định tính những giao dịch này, và bỏ qua các giao dịch khác. Họ đã quyết định dự toán theo cách này, và bỏ qua các cách khác.
- Doanh thu – vấn đề là ở việc ghi nhận
Khi nào có thể ghi nhận 1 khoản doanh thu là 1 trong những khía cạnh đậm tính nghệ thuật của báo cáo kết quả kinh doanh. Kế toán có quyền tự quyết đáng kể trong việc này, do đó cũng là khía cạnh mà nhà quản lý chắc chắn phải hiểu tường tận nhất. Ghi nhận doanh thu là nơi thường xuyên xảy ra gian lận tài chính. Gian lận trong ghi nhận doanh thu là gian lận phổ biến nhất trong tài chính.
- Chi phí và nợ phải trả – không có quy tắc bất di bất dịch
Hầu hết các nhà quản lý có kinh nghiệm với chi phí. Nhưng có rất nhiều ước tính và định kiến trong các dòng chi phí. Rất nhiều thủ thuật trong phân loại chi phí từ chi phí giá vốn hang bán, sang các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… với các thủ thuật phân loại đơn giản có thể làm thay đổi rất nhiều bản chất số liệu khi tính toán, phân tích.
- Có nhiều kiểu lợi nhuận
Lợi nhuận là số tiền còn lại sau khi đã trừ tất cả các chi phí khỏi doanh thu. Có 3 loại lợi nhuận cơ bản: lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận thuần (ròng). Mỗi loại được xác định bằng cách trừ khỏi doanh thu những hạng mục chi phí nhất định.
Lợi nhuận gộp có thể chịu ảnh hưởng rất lớn từ những quyết định về thời điểm ghi nhận doanh thu và quyết định về những khoản cần tính vào giá vốn hàng bán. Lợi nhuận gộp hầu như là yếu tố sống còn then chốt cho doanh nghiệp tồn tại lâu dài.
Lợi nhuận hoạt động là lợi nhuận gộp trừ đi các chi phí hoạt động. Lợi nhuận hoạt động hay còn gọi là EBIT. Lợi nhuận này thường bị bóp méo chính ra chi phí khấu hao, thay đổi khẩu hao sẽ tác động mạnh tới EBIT. Chỉ tiêu này đánh giá rõ ràng hiệu quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
Lợi nhuận thuần: là phần còn lại sau khi lấy lợi nhuận hoạt động trừ đi tiếp các chi phí thuế, lãi vay, các chi phí khác. Đây là chỉ tiêu chính mọi người quan tâm. Có 3 cách chính để giúp tăng lợi nhuận này mà không dùng thủ thuật tài chính:
- Tăng bán các mặt hàng sinh lợi, nhưng lấu thực hiện được
- Giảm chi phí giá vốn, cũng lâu thực hiện được
- Cắt giảm các chi phí hoạt động, chi phí lãi vay,…
- Phần III – Bảng cân đối kế toán – nơi vén mở nhiều điều nhất
- Hiểu những điều căn bản về bảng cân đối kế toán
Các nhà quản lý doanh nghiệp thường sẽ chủ yếu quan tâm tới báo cáo kết quả kinh doanh, vì nó là nơi thể hiện thành tích của họ. Trong khi các nhà đầu tư, ngân hàng, các thành viên kiểm soát ở hội đồng quản trị sẽ tập trung xem xét bảng cân đối kế toán thật chi tiết và lật đi lạt lại ở đó để hiểu rõ các con số nhất có thể.
Bảng cân đối kế toán cho biết ngay lúc này mọi thứ đang ở đâu. Ngoài việc gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp còn có mục tiêu khác là gia tăng vốn chủ sở hữu. Thật tình cờ, cả 2 mục tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và khó có thể tách rời.
- Tài sản – thêm các ước tính và giả định (trừ tiền mặt)
Tài sản là những gì doanh nghiệp sở hữu, gồm tiền mặt và chứng khoán, máy móc và thiết bị, nahf xưởng và đất đai, hay bất kỳ loại tài sản nào khác được ghi nhận trên báo cáo tài chính.
- Phía bên kia – Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Phần này cho ta biết các tài sản đã được thu về như thế nào. Nếu 1 doanh nghiệp vay vốn dưới bất kỳ phương thức, hình thức hay loại hình nào để có được tài sản, thì khoản vốn vay sẽ được thể hiện trên 1 dòng nợ phải trả. Nếu doanh nghiệp bán cổ phiếu để mua tài sản, thực tế này được phản ánh trên 1 dòng thuộc hạng mục vốn chủ sở hữu.
- Tại sao bảng cân đối kế toán lại cân đối?
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ. Đó là lý do tại sao bảng cân đối kế toán lại cân đối. 1 bên là tài sản, tức những gì doanh nghiệp sở hữu. Còn bên kia là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, thể hiện cách thức mà doanh nghiệp thu được những gì đang sở hữu.
- Báo cáo kết quả kinh doanh ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán
1 thay đổi trong báo cáo này sẽ ảnh hưởng tới báo cáo kia. Vì vậy, khi quản lý báo cáo kết quả kinh doanh, cũng là lúc bạn đồng thời tác động đến bảng cân đối kế toán.
- Phần IV – Tiền mặt là nhất
- Tiền mặt là một phép kiểm tra thực tế
Các doanh nghiệp có nhiều lý do phải có các đợt điều chỉnh gấp, nhưng điều cuối cùng giết chết họ là: hết tiền mặt. Các con số kết quả kinh doanh, ebitda, vốn hóa,… làm họ phải tái cơ cấu, họp khẩn…. nhưng những điều đó chưa làm doanh nghiệp sụp đổ ngay. Nhưng hết tiền mặt chắc chắn là điều giúp công ty sụp đổ nhanh chóng nhất.
Các con số trên báo cáo tài chính đều mang theo nhiều định kiến, giả định trong đó. Nhưng con số tiền mặt nằm tại cấc ngân hàng lại là con số thật, khi bong bóng nổ, ai không có tiền mặt sẽ nhanh chóng sụp đổ vì lúc đó mọi người đều sợ hãi và các giao dịch vay mượn sẽ rất hạn chế. Tích lũy tiền mặt thấp là cách để công ty sụp đổ nhanh chóng sau đó.
- Lợi nhuận # tiền mặt (và ta cần cả hai)
Ta cần phân biệt sự khác nhau rất lớn giữa lợi nhuận và dòng tiền thực tế tại doanh nghiệp. Tiền có thể đang nằm ở các khoản nợ, từ nhà đầu tư, và tiền mặt không hề lộ mặt trên báo cáo kết quả kinh doanh. Và bản thân dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh, cũng không hề giống lưu động thuần.
- Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm diễn ra giao dịch bán hàng, và thời hạn thanh toán không phải trung với thời hạn ghi nhận doanh thu
- Chi phí phù hợp với doanh thu: chi phí sẽ rất nhiều là các chi phí đã phát sinh tiền ra từ trước, phần còn lại là trả sau đó, có rất ít là chi trả ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu.
- Chi phí đầu tư cơ bản không làm giảm lợi nhuận: Khi phát sinh mua sắm tài sản cố định, chi phí phân bổ nó sẽ không vào ngay trong kỳ có doanh thu này mà sẽ phát sinh dần vào các kỳ sau đó.
Các doanh nghiệp cần cực kỳ chú ý việc cạn kiệt tiền mặt. Có thể họ có tăng trưởng doanh thu mạnh, nhưng thời hạn thanh toán dài, trong khi các chi phí thời hạn thanh toán ngắn thì việc thiếu hụt sẽ diễn ra vô cùng nghiêm trọng đặc biệt khi doanh thu tăng nhanh.
Trong trường hợp cân đối được dòng tiền, nhưng việc kinh doanh không đem lại lợi nhuận mà thua lỗ thì dần dần nó cũng sẽ làm tiêu tán hết tiền mặt có tại doanh nghiệp. 1 doanh nghiệp khỏe mạnh cần cả 2 thứ trên, vừa có lợi nhuận dương + dòng tiền mặt dương.
- Ngôn ngữ của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chúng ta thường lầm tưởng dòng báo cáo lưu chuyển tiền tệ là lưu chuyển tiền mặt và dễ đọc vì không có các giả định, ước tính. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Nhưng thực tế báo cáo lưu chuyển tiền tệ không hề dễ dàng hiểu được như vậy.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền lưu chuyển vào hoạt động kinh doanh, gọi là dòng tiền vào, và dòng tiền lưu chuyển ra khỏi hoạt động kinh doanh, còn gọi là dòng tiền ra. Các dòng lưu chuyển này được phân nhóm vào 3 hạng mục chính như sau:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: có nhiều hạng mục, nhưng nó sẽ bao gồm các hạng mục dòng tiền vào và ra liên quan tới hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: đây là khu vực thể hiện dòng tiền thực hiện ác khoản đầu tư do doanh nghiệp thực hiện như đầu tư vốn, mua tài sản,..
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: đây là khu vực chi các hoạt động vay mượn và thanh toán các khoản nợ, các giao dịch giữa doanh nghiệp và cổ đông.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ thể hiện bản chất doanh nghiệp rõ ràng hơn 2 báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Các tiểu xảo trên báo cáo tài chính sẽ ít hơn rất nhiều ở báo cáo này. Nhưng nên nhớ, chỉ là ít hơn chứ các kế toán vẫn thực hiện được các thủ thuật ở báo cáo này.
- Tiền mặt kết nói mọi thứ khác ra sao
Chúng ta hoàn toàn có thể tính toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bằng cách nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Các phép tính chỉ có cộng và trừ rất dễ, nhưng chúng ta rất dễ lạc nối trong khi tính toán vì các quy tắc, giả định, ước tính nằm tại 2 báo cáo này rất nhiều. Nhưng cuối cùng, thế giới thực được đại diện biở tiền mặt, nên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh phải có 1 mối quan hệ logic nào đó với báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Tại sao tiền mặt lại quan trọng
Hiểu được báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ khai mở cho chúng ta rất nhiều điều.
- Chúng ta sẽ hiểu được điều gì đang diễn ra ở doanh nghiệp, đầu tư mới ít hơn khấu hao thể hiện việc ít quan tâm tới phát triển, trả cổ tức quá cao thể hiện ban lãnh đạo không thấy nhiều tiềm năng cho phát triển nên gia tăng trả cổ tức,…
- Bạn có tác động đến tiền mặt. Hầu hết ban lãnh đạo sẽ chỉ tập trung vào lợi nhuận, trong khi lẽ ra họ phải tập trung vào cả lợi nhuận và tiền mặt. Và tập trung chính thường sẽ rơi vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
- Nhà quản lý hiểu dòng lưu chuyển tiền tệ thường được giao nhiều trọng trách hơn, và thường có khuynh hướng thăng tiến nhanh hơn những người chỉ thuần túy tập trung vào báo cáo kết quả kinh doanh.
Dòng lưu chuyển tiền tệ là chỉ báo chính cho sức khỏe tài chính, cùng với khả năng sinh lời và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Phần V – Tỷ lệ – Tìm hiểu ý nghĩa thật sự của các con số
- Sức mạnh của các con số tỷ lệ
Các con số tỷ lệ là cửa sổ để bước vào các báo cáo tìa chính của doanh nghiệp, đó là điều không thể sai lệch được. Chúng mở ra 1 lối tắt cho phép hiểu những điềm hàm ẩn trong các báo cáo tài chính.
Sức mạnh của các con số tỷ lệ nằm ở chỗ, bản thân các số liệu trong báo cáo tà chính không tiết lộ toàn bộ câu chuyện. Các tỷ lệ cũng cung cấp các mốc so sánh, chúng cho chúng ta biết nhiều hơn là số liệu thô. có 4 tỷ lệ mà các nhà quản lý và các bên hữu quan thường dùng để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
- Tỷ lệ lợi nhuận
- Tỷ lệ đòn bẩy
- Tỷ lệ thanh toán
- Tỷ lệ hiệu suất hoạt động
- Các tỷ lệ lợi nhuận – (hầu hết) cao hơn thì tốt hơn
Các tỷ lệ này giúp bạn đánh giá khả năng là ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nhiều tỷ lệ ở nhóm này nhưng có 5 tỷ lệ chính cần quan tâm và hầu hết các nhà quản lý cần hiểu và sử dụng.
- Tỷ lệ lợi nhuận gộp (Gross margin) = Lợi nhuận gộp/Doanh thu. Tỷ lệ đi xuống là 1 dấu hiệu khủng hoảng cho doanh nghiệp khi có thể giá bán bị giảm giá mạnh, và/hoặc chi phí giá vốn tăng mạnh.
- Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động (Operation margin) = Lợi nhuận gộp (EBIT)/Doanh thu, chỉ số này đi xuống là dấu hiểu cảnh báo mạnh mẽ cho việc giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động đang tăng nhanh hơn doanh thu.
- Tỷ lệ lợi nhuận thuần (Net margin) = Lợi nhuận thuần (Net Profit)/Doanh thu, chỉ báo này dùng so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với chính nó ở các giai đoạn trước, và so sánh với các doanh nghiệp khác và bình quân trong ngành.
- Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản, chỉ tiêu này cũng cần so sánh với bản thân doanh nghiệp và ngành. Chỉ số ROA quá cao có thể cho thấy doanh nghiệp không đầu tư tài sẩn cố định mới và gây tổn hại tới tương lai phát triển doanh nghiệp.
- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận thuần/Vốn chủ sở hữu, đây là 1 chỉ số chính yếu. Nhưng cần chú ý doanh nghiệp sử dụng quá nhiều đòn bẩy để có ROE cao.
Các con số này tử số là 1 loại lợi nhuận nào đó và nó luôn là 1 ước tính. Trong khi mẫu số dựa trên các giả định và ước tính. Các tỷ lệ rất hưu dụng, đặc biệt cho ta biết khi vẽ thành các đường xu hướng. Tuy nhiên, chúng ta không nên để mình bị ru ngủ bởi suy nghĩ rằng chúng miễn nhiễm với các nỗ lực thẩm mỹ.
- Các tỷ lệ đòn bẩy – Tiết mục giữ thăng bằng
Các tỷ lệ này cho phép bạn thấy rõ doanh nghiệp sử dụng nợ như thế nào và rộng khắp ra sao. Nợ là điều nặng nề trong suy nghĩ nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Nhưng nó luôn tồn tại ở mọi nơi, và ta phải chấp nhận nó, kiểm soát nó trong khả năng chi trả của chúng ta. Sử dụng đòng bẩy quá mức sẽ làm tăng rủi ro rất lớn, người cho vay sẽ tránh xa bạn khi bạn gặp các rắc rối với đòn bẩy quá lớn.
- Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (debt-to-equity ratio) = Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu, Các doanh nghiệp có tỷ lệ này <1 rất dễ bị các cú mua thâu tóm dùng đòn bẩy (leverage buyout), các ngân hàng thường sử dụng tỷ lệ này để xem xét cho vay hay không. Tỷ lệ cao sẽ rất khó để đi vay, huy động vốn.
- Tỷ lệ thanh toán lãi vay = Lợi nhuận hoạt động/Mức lãi hàng năm, tỷ lệ này là mức chịu lãi, nó cho thấy khả năng dễ dàng thanh toán lãi vay ra sao. 1 số công ty dùng thủ thuật thuê tài sản (hàng không, 1 số ngành khác) để cho tỷ lệ này trở nên đẹp hơn.
- Các hệ số thanh toán – Chúng ta có thể thanh toán hóa đơn không?
Nó cho ta biết khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp, nó từ nợ, lương, thanh toán nhà cung cấp, thuế,…nó đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp có nguy cơ bị cạn tiền khi hoạt động.
- Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn, hệ số thấp hơn 1 là điều rất nguy hiêm và thường sẽ bi từ chối cho vay tiếp.
- Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – tồn kho)/Nợ ngắn hạn, nó cho biết doanh nghiệp có thể dễ dàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình ra sao, mà không cần đợi bán đi hàng tồn kho, hay biến chúng thành thành phẩm.
- Các tỷ lệ thể hiện hiệu suất hoạt động – Tận dụng tối đa từ tài sản
Các tỷ lệ này giúp đánh giá hiệu quả quản lý tài sản và khoản nợ chính trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
- Ngày tồn kho và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (DII) = Tồn kho trung bình/(COGS/ngày), chỉ cố càng cao càng thể hiện bạn quản lý hàng tồn kho tốt, và tiền mặt cao hơn. Ngành bán lẻ, chỉ số này sẽ là chỉ số quan trọng trong ngành.
- Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu cuối kỳ/(doanh thu/ngày), hay thể hiện số ngày bình quân mà khách mua hàng trả tiền cho bạn.
- Kỳ thanh toán bình quân = Phải thu cuối kỳ/(COGS/ngày), số ngày mà nhà cung cấp nhận được tiền từ bạn.
- Tốc độ thay thế đất đai, nhà xưởng và thiết bị = Doanh thu/PPE(Đầu tư vào đất đai, nhà xưởng và thiết bị), chỉ số cao thể hiện hiệu quả khi thay thế tài sản thiết bị cao với các yếu tố khác không đổi.
- Tốc độ luân chuyển tổng tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản, nó đo lường hiệu quả sử dụng tất cả các loại tài sản trong doanh nghiệp.
- Phần VI – Hướng dẫn cách tính toán (và thật sự hiểu) tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
- Những khối đá làm nên tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
Doanh nghiệp phải chi tiêu số tiền mặt hiện có với hi vọng có thể thu về 1 khoản vào 1 ngày nào đó trong tương lai. Ta cần hiểu rõ về giá trị tương lai, giá trị hiện tại, và tỷ suất sinh lợi yêu cầu.
- Tính tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
Phân tích chi phí đầu tư cơ bản, thường là đầu tư hình thành tài sản cố định và sau đó khâu hao nhiều kỳ, khác với mua sắm các loại bé hạch toán vào chi phí ngay trong kỳ.
- Phần VII – Ứng dụng trí tuệ tài chính vào thực tế quản lý vốn lưu động
- Phép ảo thuật quản lý bảng cân đối kế toán
Nó cho phép doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động, mà không cần thúc đẩy doanh thu hay cắt giảm chi phí. nó giúp việc biến đầu vào thành đầu ra sản phẩm, rồi cuối cùng trở thành tiền mặt. Các doanh nghiệp tạo ra tiền mặt trong thời gian ngắn hơn sẽ chủ động hơn và không bị phụ thuộc vào các khoản vay hay vốn huy động từ nhà đầu tư nhiều nữa.
Điều này tựu chung là trong quản lý vốn lưu động (working capital), đây là đấu trường chính cho các hoạt động quản lý bảng cân đối kế toán. Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn. Tiền mặt khá cứng để áp dụng nghệ thuật, các khoản phải thu/phải trả cũng vậy. Chỉ có hàng tồn kho sẽ khá mềm dẻo và áp dụng được vào việc nghệ thuật quản lý vốn lưu động.
- Các đòn bẩy trân bảng cân đối kế toán
Hầu hết các doanh nghiệp sẽ phải dùng tiền mặt để hỗ trợ cho các giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Nó sẽ hình thành các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. Kỳ thu tiền bình quân (DSO) của doanh nghiệp càng dài, vốn lưu động cần thiết để vận hành doanh nghiệp sẽ càng lớn. Khi DSO có xu hướng đi lên là điều đáng quan ngại và các nhà quả lý cần đặt ra các câu hỏi đê trả lời cho nó.
Quản lý hàng tồn kho: đây là việc cố gắng cắt giảm hàng tồn kho ở bất kỳ đâu có thể. Thách thức của việc này là làm sao đưa tồn kho về mức tối thiểu.
- Tập trung chuyển đổi tiền mặt
Giảm chu kỳ phải thu xuống, tăng chu kỳ phải trả lên là mong muốn với mọi nhà quản lý tại doanh nghiệp của mình. Nhưng nó lại tác động ngược tới nhu cầu, mong muốn của các doanh nghiệp đối tác của họ. Cần có sự hài hòa trong mối quan hệ với các đối tác ở đây khi rút ngắn các chu kỳ thanh toán xuống thấp hơn.
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt = Chu kỳ phải thu + hàng tồn kho bình quân – Chu kỳ phải trả.
- Phần VIII – Xây dựng bộ phận (và tổ chức) có trí tuệ tài chính
- Xóa mù tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Giống như chơi trò chơi, bạn cần hiểu rõ luật chơi trước khi bắt đầu. Đi kinh doanh, quản lý cũng vậy cần hiểu được nó trước khi ta có thể bắt đầu, hay làm tốt được. Nhân viên tài chính có thể am hiểu điều này, nhưng họ lại chưa truyền tải cho phần còn lại. Ta cần giới thiệu và xóa mù cho moi nhân viên trong công ty về trí tuệ tài chính, những điều ở trên cho tất cả mọi người để tạo ra các doanh nghiệp tốt hơn.
- Các chiến lược xóa mù tài chính
Bạn cần đào tạo, phát tài liệu, sách và cùng tham gia vào việc triển khai nó ở mọi cấp độ, lặp đi lặp lại liên tục để mọi người thực hiện hàng ngày trí tuệ tài chính.
- Minh bạch tài chính – Mục tiêu tối thượng
Để đật được trí tuệ tài chính, văn hóa doanh nghiệp đích thực, ta cần thực hiện minh bạch tài chính, minh bạch với mọi nhân viên, với nhà đầu tư, và với mọi đối tượng liên quan.