Đầu tư chất lượng – Sở hữu những công ty tốt nhất trong dài hạn – Lawrence A. Cunningham, Torkell T.Eide & Patrick Hargreaves
Chất lượng là 1 từ tương đối trừu tượng và đầu tư chất lượng có rất nhiều định nghĩa khác nhau tới từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên có 3 yếu tố chính thể hiện chất lượng:
- Dòng tiền hoạt động lớn, có thể dự đoán được
- Lợi nhuận trên vốn cao bền vững
- Cơ hội tăng trưởng hấp dẫn
- Những nền móng cơ bản
- Phân bổ vốn: 1 công ty có thể phân bổ vốn theo 4 cách sau đây:
- Dùng vốn cho tăng trưởng
- Quảng cáo, khuyến mại hoặc nghiên cứu, phát triển
- Sáp nhập và mua lại: mặc dù đầy tiềm năng nhưng các vụ mua lại, sáp nhập quá lớn có thể làm công ty sa lầy, các dấu hiệu cảnh báo như đa dạng hóa, quy mô và sự nhanh chóng thường đi kèm với những thương vụ mua lại thất bại. Đặc biệt trong các thương vụ mới khi mà ban quản trị thiếu kiến thức chuyên môn của ngành mới và khả năng tương thích yếu kém trong kinh doanh thường tiêu tốn nhiều tiền của.
- Phân phối cho các cổ đông thông qua cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu: việc này do ban điều hành quyết định nhưng thường họ hay mua lại lớn khi thị trường thuận lợi và hạn chế mua lại khi thị trường gặp khủng hoảng và điều này là đi ngược lại với lợi ích của doanh nghiệp.
- Tỷ suất hoàn vốn: tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư đo lường mức hiệu quả của các quyết định phân bổ vốn của công ty, cũng được cho là cách nhanh nhất để nhận biết lợi thế cạnh tranh và vị thế trong ngành của công ty đó. Để tạo dược 1 tỉ suất lợi nhuận cao hơn bình quân, các công ty phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh trong ngnafh và duy trì được lợi thế này trong dài hạn. 1 công ty gọi là có lợi thế nếu duy trì được tỉ lệ lợi nhuận sau thuế >=15%/năm. Có 3 yếu tố thúc đẩy điều này là: Vòng quay tài sản; Tỉ suất lợi nhuận; Khả năng chuyển đổi tiền mặt.
- Lợi nhuận: Công cụ phổ biến nhất là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Mặc dù là chỉ số đơn giản nhưng nó hữu ích. Cũng có nhiều chỉ số khác nhưng cần quan tâm rằng nó là các con số hiệu tại. Trong khi kết quả hiện tại nhiều khi tới từ các hoạt động đầu tư từ các năm trước, và việc đầu tư hiện tại phải nhiều năm sau mới đem lại hiệu quả.
- Vòng quay tài sản: Đây là thước đo cường độ tài sản của công ty. Nó cho biết bao nhiêu vốn cần được duy trì trong công ty để tạo ra doanh số.
- Tỉ suất lợi nhuận: Các doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận cao thường sẽ tốt hơn các doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận thấp. Khả năng mở rộng biên lợi nhuận 1 cách ổn định cũng là dấu hiệu tốt. 1 công ty luôn đạt được cả biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận hoạt động cao cho thấy họ có 1 lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, bền vững tại mức chi phí chấp nhận được.
- Nguồn tăng trưởng đa dạng: Đây là khía cạnh thách thức nhất của phân tích kinh doanh. Họ thường dành nhiều các đánh giá tăng trưởng trong quý tới hoặc năm tới, nhưng để dự báo được dài hạn là rất khó khăn. Các nhà đầu tư tăng trưởng ưa thích các công ty tăng trưởng >=15%/năm, nhưng thường các công ty tốt nhất trong dài hạn sẽ có mức tăng trưởng khoảng 8-12%/năm sẽ duy trì được tăng trưởng trong dài hạn hơn các công ty có tăng trưởng >=15%/năm.
- Chiếm lĩnh thị phần: Việc chiếm lĩnh thị phần đem lại 2 lợi thế: nó không bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, nghĩa là nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái thì thị phần cũng có thể lên. Và thứ 2 là công ty có thể kiêm soát việc này ở 1 mức nhất định.
- Mở rộng phạm vi hoạt động: Khi họ gặp khó khăn trong việc mở rộng thị phần ở thị trường nội địa của mình, họ sẽ chú ý tới các thị trường khác để mở rộng pham vi hoạt động ra
- Định giá, phân loại sản phẩm và số lượng: việc tăng trưởng doanh thu cũng có thể đến từ giá, phân loại sản phẩm và số lượng. Sức mạnh định giá là sức mạnh rất hiếm có nhưng vẫn tồn tại. Hoặc ra mắt sản phẩm mới với giá cao hơn, hoặc tăn sản lượng đơn thuần.
- Sự tăng trưởng theo chu kỳ của thị trường: sự tăng trưởng này tại 1 số điểm không thể dự đoán, sự tăng vọt theo chu kỳ bị đảo ngược do cung tăng hoặc cầu giảm, khiến lợi nhuận và giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Tăng trưởng theo chu kỳ đòi hỏi chung ta tìm kiếm các doanh nghiệp có thể tạo ra tăng trưởng lợi nhuận thực tế trong suốt chu kỳ. Và, cần thấu hiểu các chu kì mà những công ty cụ thể phải đối mặt, với quan điểm tránh rủi ro cổ phiếu giảm giá trong khi đầu tư vào tăng trưởng.
- Tăng trưởng dựa vào cơ cấu của thị trường cuối cùng: Tăng trưởng theo cơ cấu sẽ hướng đến sự phát triển lâu dài hơn nhờ vào những xu hướng bền vững có khả năng kéo dài. Như xu hướng đô thị hóa, phòng chống dịch bệnh, sự già hóa dân số,…
- Tính bền vững của sự tăng trưởng: 1 lịch sử lợi nhuận cao, ổn định là cơ sở tốt để dự đoán tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn trong tương lai.
- Quản trị tốt: việc kết hợp giữa quản trị mạnh và 1 công ty có vị thế tốt có thể tạo nên sức mạnh. Các nhà quản lí giỏi là những quản gia có kỉ luật đối với vốn đầu tư của cổ đông.
- Những quản lí có kỉ luật: Là những nhà quản lí giỏi có đủ kiên nhẫn và kỉ luật để đầu tư vào tăng trưởng tự thân, có ý chí để chống lại sự cám dỗ của 1 cuộc đua tăng trưởng thông qua những thương vụ mua lại tồi tệ. Những đội ngũ quản lí quá tự mãn, ham thích vô số khoản mua lại thiếu kiểm soát hiếm khi tạo ra được giá trị cho các NĐT. Ngoài ra, 1 bảng cân đối kế toán thận trọng và đầu tư theo chu kì thận trọng cũng là dấu hiệu tốt. Họ sẽ hạn chế vay mượn và tham gia mạnh vào mở rộng khi có khủng hoảng nổ ra các công ty khác gặp khủng hoảng.
- Độc lập, dài hạn và kiên trì: nhà quarnlis giỏi là người có tư duy độc lập, hành động dựa trên niềm tin thận trọng có cơ sở, bất chấp những xu thế thịnh hành hay ý kiến chung.
- Bước ra khỏi ánh hào quang: các cổ đông nên cảnh giác với bất kỳ công ty nào có CEO được truyền thông miêu tả như 1 ngôi sao trong giới kinh doanh.
- Con người là vấn đề quan trọng: quản trị tốt là nhận ra rằng ưu tiên hàng đầu là phát triển và triển khai con người, những người sau đó sẽ giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức.
- Sự ngay thẳng: quản trị tốt thể hiện những công việc đang được thực hiện nội bộ với các thành phần bên ngoài. Điều đó nghĩa là truyền đạt cho các NĐT rằng điều gì là quan trọng và vì sao nó quan trọng. Nó cũng có nghĩa là thật thà và diễn đạt 1 cách thẳng thắn, chuyên nghiệp, thay vì đắm chìm trong vòng xoáy sự ưu ái của các chính trị gia.
- Cơ cấu ngành: Có kiến thức về cuộc cạnh tranh và nắm bắt được tình hình là rất quan trọng trong việc đánh giá độ bền vững của lợi thế cạnh tranh. Cũng đôi khi có 1 số ngành có sự độc quyền nhỏ giúp các doanh nghiệp trong ngành cũng phát triển dù vẫn cạnh tranh với nhau.
- Độc quyền nhỏ: độc quyền quy mô lớn ngày này còn rất ít và chịu nhiều rủi ro về pháp lý. Thay vì thế các độc quyền nhỏ là thuật ngữ chỉ các lựa chọn thực tế, 1 số doanh nghiệp tạo ra dc tầm ảnh hưởng lớn trong tâm trí người dùng và biến họ thành các công ty có lợi thế độc quyền nhỏ. Kinh doanh thuốc là là lĩnh vực rõ nhất của độc quyền nhỏ.
- Độc quyền 1 phần: đây là nơi 1 công ty tận hưởng sự thống trị ở 1 số khu vực nhất định, mà không phải là khu vực khác. Như 1 số công ty beer, công ty bán phần mềm và bán dịch vụ nâng cấp bảo trì đi kèm theo sau, bán máy cạo râu và bán lưỡi rao cạo đi kèm….
- Độc quyền nhóm: độc quyền nhóm thích hợp hơn với bối cảnh cạnh tranh rời rạc và không ổn định. Khi đầu tư, chúng ta tìm kiếm các nhóm độc quyền mà ở đó, cấu trúc ngành đã tương đối ổn định theo thời gian và logic cho thấy sự ổn định đó được duy trì. Chúng ta có xu hướng thích những người đứng đầu trong thị trường độc quyền nhóm – đặc biệt trong các ngành công nghiệp, nơi lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực như nghiên cứu và phát triển, quảng cáo và khuyến mại được tăng cường nhờ sự dẫn đầu thị trường. Như ngành nước giải khát, sản xuất máy bay.
- Những rào cản gia nhập và tính hợp lí: 1 ngành công nghiệp có rào cản thấp sẽ liên tục có doanh nghiệp mới tham gia và đại đa số dù chết đi vẫn sẽ có 1 số kẻ vượt trội thành công gây tổn hại cho lợi ích các doanh nghiệp cũ. 1 ngành có rào cản tốt khi ít doanh nghiệp mới tham gia, có nhiều doanh nghiệp tồn tại lâu nắm, 1 sô thuộc sở hữu các gia đình từ đầu,… là các dấu hiệu tốt. Như ngành bánh kẹo.
- Những cơ chế hợp lí: hiểu được hậu quả tiềm ẩn của sự đổi mới trong 1 ngành nhất định là 1 bước quan trọng trong quá trình đánh giá sự hấp dẫn của nó. Các cuộc chiến giá và thị phần quy mô nhỏ đôi khi nổ ra, nhưng cần đánh giá xem nó có thổi bùng thành 1 cuộc chiến toàn diệt và hủy hoại lợi nhuận của ngành hay sẽ giải quyết được trong hòa bình. Những ngành công nghiệp tốt nhất là những ngành mà tất cả các công ty có đủ khả năng để nghĩ về dài hạn.
- Lợi thế của những share donation: Đây là các doanh nghiệp đặc biệt yếu trong ngành, họ giúp các doanh nghiệp hang đầu chiếm thị phần của họ khi thị trường gặp khó khan. Họ có thể là những công ty cơ cấu sản phẩm không tối ưu, phân bổ vốn yếu kém, cấu trúc công ty yếu, hay cơ cấu chi phí bất hợp lý,…
- An toàn bằng cách để ít người biết đến: Trong kinh doanh cũng như trong tự nhiên, khả năng tránh xa những kẻ săn mồi tiềm năng là 1 lợi thế. Đó thường là các công ty kinh doanh các sản phẩm phụ trợ, các thị trường ngách đặc thù.
- Lợi ích khách hàng: Những sản phẩm của các công ty tốt mang lại lợi ích đáng kể cho khách hang của họ và thấu hiểu giá trị liên quan của những lợi ích này là 1 phần quan trọng trong phân tích kinh doanh.
- Lợi ích vô hình: nó phát sinh khi quyết định sản phẩm được đưa ra dựa trên những lợi ích không dễ dàng đo lường được. Ví dụ các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, sản phẩm làm đẹp rất khó đánh giá chính xác sản phẩm nào hơn kém, hay dùng hay không dùng có thật sự khác biệt mà thiên nhiều vào cảm giác của khách hàng sử dụng.
- Lợi ích bảo đảm: Người tiêu dung sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho 1 số sản phẩm như thiết bại an toàn cho trẻ em, áo phao, dù, mũ bảo hiê xe đạp, thiết bị báo cháy,… đối với khách hang, giá trị của việc biết hoặc tin tưởng rằng họ đang chọn sản phẩm chất lượng cao nhất hoặc đáng tin cậy nhất có thể chuyển thành sự sẵn lòng trả giá cao trong 1 thời gian dài.
- Lợi ích của sự tiện lợi: khiến 1 sản phẩm trở nên dễ tiếp cận là 1 cách dễ dàng để cung cấp lợi ích rõ rang cho khách hàng.
- Những kiểu khách hàng: cần phân biệt khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân có thể hay thay đổi, nhạy cảm về giá đối với 1 số mặt hàng và chi tiêu nhiều cho vài mặt hàng khác. Người tiêu dung cá nhân sẽ sẵn sàng vung tiền vào các mặt hang mang lại lợi ích vô hình, đặc biệt với các giao dịch có khối lượng nhỏ. Trong khi đó khách hàng doanh nghiệp lại có sự khác biệt với biên độ rộng hơn, đặc biệt là về quy mô. Các công ty nhỏ có thể giống cá nhan, thường đặt nặng chi phí trong suy nghĩ nhưng lại trả tiền cho các lợi ích vô hình hoặc tiện lợi. Các công ty càng lớn thì họ càng hướng đến mục tiêu nhiều hơn. Họ sẽ hướng tới việc tiết kiệm chi phí trực tiếp thay vì các lợi ích vô hình hoặc tiện lợi.
- Lợi thế cạnh tranh: đây là việc tạo ra các con hào kinh tế (economic moat) giống như sự độc quyền của quầy kem ở 1 bãi biển, nhưng có thêm lợi ích là khả năng mở rộng ra khu vực khác.
- Công nghệ: đây là khía cạnh quan trọng nhất của lợi thế cạnh tranh, vì nó thể hiện sự bền vững. 1 sản phẩm mang lại lợi ích vượt trội cho khách hàng sẽ có lợi thế cạnh tranh và mang lại lợi nhuận kinh tế trên mức trung bình, nhưng nếu chỉ có đúng 1 sản phẩm trong lĩnh vực này thì thường sẽ là không đủ để duy trì lợi thế cạnh tranh. Để duy trì lợi thế từ công nghệ là cực kỳ khó khan và phức tạp, đặc biệt duy trì được trong thời gian dài. Con đường duy trì lợi thế này chủ yếu đến từ việc nghiên cứu và phát triển. Chiến thắng thường đến với những người nghiên cứu phát triển chắc chắn nhất chứ không phải nhanh nhất.
- Hiệu ứng mạng lưới: nó xuất hiện khi giá trị của 1 hệ thống tăng lên trong thời điểm có nhiều người sử dụng nó. Trong hầu hết trường hợp, hiệu ứng mạng lưới đem đến 1 lợi ích hữu hình cho khách hang, như với các trang truyền thông xã hội, trang web đấu giá, trang web bán hang online,…
- Phân phối: nó là lợi thế cạnh rtanh khi nó là con đường dẫn công ty đến với người tiêu dung hiệu quả hơn so với đối thủ của họ, với điều kiện là sản phẩm tương đương.
- Những hình mẫu
Khi tìm kiếm công ty chất lượng kết quả mong muốn luôn rõ rang: dòng tiền hoạt động mạnh mẽ, có thể dự đoán được; tỉ suất hoàn vốn cao bền vững và cơ hội tăng trưởng hấp dẫn. Tuy nhiên, các nền tảng cho phép công ty đạt được những kết quả này rất khác nhau, bởi sự đa dạng trong các ngành công nghiệp, mô hình kinh doanh và điều kiện cạnh tranh.
- Doanh thu định kì: Doanh thu định kì phát sinh khi cơ sở khách hàng hiện tại mua thêm dịch vụ hoặc sản phẩm bổ sung từ 1 công ty. Ví dụ bán thang máy thêm dich vụ bảo trì thang máy, bán/cho thuê phần mềm thêm dịch vụ bảo trì phần mềm,…
- Sản phẩm trả trước: hầu hết các mô hình doanh thu định kì cần có doanh thu trả trước trước khi hoạt động. Các công ty như SAP, Microsoft có các lợi thế này
- Mô hình bản quyền: Đây là hình thức thuần túy nhất của doanh thu định kì, nó là phí cấp pháp định kì theo sau các giao dịch mua sản phẩm trả trước. Mô hình này nổi bật trong ngành công nghiệp phần mềm, nơi khách hàng đầu tiên trả tiền cài đặt phần mềm, sau đó là tiền bản quyền sử dụng phần mềm, để được bảo trì, hố trợ và nâng cấp.
- Mô hình dịch vụ: doanh thu sửa chữa, bảo trì và đại tu có thể được dự kiến trên các sản phẩm đã bán, nhưng thời gian và mức độ thì ít chắc chắn hơn. Như các nhà sản xuất động cơ phản lực.
- Dịch vụ thuê bao/đặt mua định kì/phí duy trì: là hình thức ít mang lại lợi nhuận nhất. Cơ sở của dịch vụ này là doanh thu định kì triển vọng của khách hàng hiện có, khi họ gia hạn đăng kí. Điều này yêu cầu ta phải chú ý đến sức mạnh của cơ chế khóa. Ví dụ như các gói cước điện thoại di động, đặt mua báo chí,…
- Mật độ và những lợi ích của mạng lưới: Ngoài tang trưởng trong doanh số và lợi nhuận dịch vụ. Tính kinh tế theo mật độ đóng góp giá trị cũng lớn: thiết bị càng được đặt nhiều trong 1 khu vực, dịch vụ bảo trì của nó càng hiệu quả, nhân viên dịch vụ cần ít thời gian di chuyển hơn,…
- Hiệu ứng kinh tế: trong hầu hết các mô hình doanh thu định kì, khách hang tài trợ cho công việc kinh doanh của nhà cung cấp: khách hàng thanh toán trước khi nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ. Các công ty hoạt động vốn rất ít vốn lưu động, tài sản thấp (light asset) và sẽ có hiệu quả cao hơn.
- Đơn vị trung gian thân thiện: Nhiều doanh nghiệp phải làm việc với những đơn vị trung gian để tiếp cận người tiêu dung cuối cùng. Vai trò của các đơn vị trung gian có thể là tích cực hoặc tiêu cực ảnh hưởng tới tăng trưởng, biên lợi nhuận và lợi nhuận của công ty.
- Cánh tay giúp đỡ: các đơn vị trung giai có giá trị hơn đối với 1 công ty khi họ phân phôi sản phẩm của công ty cùng với dịch vụ chuyên môn của riêng họ. Như bác sỹ kê thuốc của đơn vị thuốc, nha sỹ kê implant, kính,…hay như các nhà thầu sử udngj dây diện, ống nước…
- Cơ chế khóa: công ty phân biệt sản phẩm của mình về mặt giá trị cho đơn vị trung gian hoặc người dùng cuối. Các chuyên gia đánh giá về sản phẩm tốt, vượt trội. Các chuyên gia có xu hướng bảo vệ danh tiếng của họ nên sẽ chọn các sản phẩm/dịch vụ xuất sắc là đủ.
- Những con đường thu phí: nhiều ngành công nghiệp lớn được phục vụ bởi các nhà cung cấp thị trường ngách, mà dịch vụ hoặc sản phẩm của họ cung cấp có thể chiếm tỉ lệ khiêm tốn trong cơ sở chi phí của ngành đó, nhưng lại rất quan trọng đối với sự thành công của ngành. Các lĩnh vực này như: kiểm toán, cơ quan xếp hạng, giám định sản phẩm, cung cấp linh kiện đặc thù,…
- Những tiêu chuẩn vàng: luôn có cách công ty mà khách hàng coi họ như tiêu chuẩn vàng trong một ngành. Như trong ngành xếp hạng nợ với Moody Standard&Poor. Các công ty này thu phí khá cao từ các công ty sử dụng dịch vụ. Các dịch vụ kiểm tra hoặc xác minh độc lập như vậy hoạt động ở nhiều linh xuvực như kiểm toán (big 4), hay các hãng kiểm định SGS, intertek, Bureau Vetitas,…Thường các ngành đòi hỏi đào tạo chuyên môn sâu sẽ duy trì được lợi thế và ít đối thủ cạnh tranh tham gia vào.
- Những thành phần kì diệu: chúng là những đầu vào có chi phí thấp nhưng mang lại giá trị cao trong quy trình sản xuất. Như các enzyme trong thực phẩm, hương liệu, chất tạo mùi,… hay khí oxy cho ngành thép.
- Cấu trúc ngành và nền kinh tế: các công ty đường thu phí thường là các công ty độc quyền nhóm thay vì độc quyền hoàn toàn 1 công ty. Như kiểm toán có 4 công ty lớn, xếp hạng tín nhiệm có 3 công ty lớn, cung cấp khí công nghiệp có 4 công ty, 3 công ty kiểm định chính,… Điều này dẫn tới việc họ sẽ cạnh tranh với nhau trong 1 nhóm độc quyền thay vì những thủ đoạn phá hoại lẫn nhau.
- Ưu thế giá thấp: Chiến lược này hiếm khi được coi là chiến lược cạnh tranh bền vững vì có thể kịch hoạt cuộc chiến giá. Nhưng có 1 số công ty cũng thành công lâu dài nhờ chiến lược này như Ikea, Costco. Như thông thường chiến lược giá cần đi kèm với những công cụ bảo vệ điểm yếu trong cạn tranh mà chính nó tạo ra.
- Giá thấp và thương hiệu: Để thành công cần duy trì được giá thấp và thương hiệu tác động tới người tiêu dùng. Quy mô là điều cần thiết để duy trì giá thấp. 1 hệ thống logicstíc toàn cầu để tối ưu hóa chi phí là điều cần thiết, biết sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. Hệ thống đòi hỏi các nhà thiết kế giỏi, chuyên gia vận hành và công nghệ thông tin được đồng bộ.
- Chi phí thấp bình phương: là việc tối thiểu hóa chi phí từng hoạt động riêng lẻ để đem lại việc chi phí vận hành thấp nhất cho tổng thể hoạt động công ty. Như mô hình tối ưu hóa chi phí mọi nơi của Costco là điển hình.
- Ngân hàng: hiếm người chiến thắng với chi phí ẩn thấp: Lĩnh vực này ít có công ty chất lượng, nhưng sẽ vẫn có người chiến thắng với chi phí ẩn thấp. Ngân hàng là ngành nhiều yếu tố không tạo ra công ty chất lượng như: sản phẩm hàng hóa, đòn bẩy cao, quy chế và hỗ trợ của chính phủ, tính chu kì. Tỉ suất hoạt động thấp, biến động theo điều kiện kinh tế không thể kiểm soát được. Tổn thất cho vay đôi khi phải nihều năm mới lộ ra tạo ra chi phí ẩn lớn. Biên lợi nhuận cao trong 1 năm nào đó có thể không phải vì họ tốt mà là do họ thiếu thận trọng mà có. Đánh giá ngân hàng tốt cần quan sát văn hóa doanh nghiệp của họ, đây là yếu tố quan trọng quyết định.
- Sức mạnh định giá: 1 công ty có thể thường xuyên tăng giá trên mức lạm phát do chi phí đẩy thì tăng trưởng sẽ được đảm bảo, cả về doanh thu và lợi nhuận.
- Sắc thái của mầu xám: việc tăng giá là việc các doanh nghiệp đều khao khát nhưng rất ít ai có thể làm được, họ chỉ làm được khi có độc quyền nhóm hoặc độc quyền tương đối. Họ sẽ hạn chế việc thảo luận về định giá với khách hàng, nhà chức trách,… như các nhãn hiệu đồ xa xỉ (hermes, rolex, PP,…)
- Sức mạnh định giá có điều kiện: 1 công ty được hưởng 1 số quyền lực từ bối cảnh bán hàng lựa chọn nhưng mang tính định kì. Ví dụ như nhà sản xuất động cơ máy bay.
- Định giá dựa trên giá trị: là khi họ định giá trị cao lên và việc giá bán ra cao lên theo. Mặc dù điều này khá đáng ngờ những vẫn có 1 số công ty thực hiện được như các công ty phần mềm máy tính, khi họ thêm 1 số tính năng vào và tăng giá sản phẩm lên.
- Nhược điểm: giá giảm phát: Điều này thường xảy ra trong các ngành công nghiệp có tăng trưởng sản lượng lớn và đổi mới đáng kể, như ngành phần cứng máy tính, phần cứng di động.
- Sức mạnh thương hiệu: có thương hiệu mạnh không đảm bảo thành công lâu dàia cho doanh nghiệp nếu họ hoạt động yếu kém trong kết quả kinh doanh, tài chính. Các thương hiệu thật sự thành công cần cung cấp 1 điều gì đó khác biệt, dù là sản phẩm, thiết kế hay hình ảnh. Các thương hiệu chiến thắng tạo ra 1 mối quan hệ, 1 sự gắn ó với khách hàng cả về mặt cảm xúc hoặc logic. Họ được khách hàng yêu mến.
- Di sản: thương hiệu phát triển theo tuổi đời: 1 số thương hiệu trở nên tốt hơn theo tuổi đời của nó. Như Catier gắn liền với hoàng gia châu Âu, Ray-Ban là sản phẩm ưa thích của các ngôi sao và phi công, hay rượu Cognac là sản phẩm đặc biệt ở Pháp, hay đồ da ở Ý, Pháp thì có vẻ tốt hơn nước khác, hoặc socola Thụy Sỹ có vẻ ngon hơn nước khác,…
- Niềm tin và tính nhất quán: thương hiệu là 1 lời hứa, 1 đảm bảo ngầm về phẩm chất hay đặc điểm. Như BMW – cỗ máy tối thượng, Mcdonal’s món ăn giá rẻ với chất lượng nhất quán, được phục vụ nhanh chóng trong 1 môi trường sạch sẽ.
- Mối nguy hiểm từ sự mới mẻ: trong 1 số ngành thì tính lịch sử ít quan trọng. Như ngành game khi Nintendo với lịch sử hơn 100 năm bị Microsoft xbox và Sony Pláytation vượt qua dễ dàng trong cạn tranh.
- Lợi thế quy mô: đây có thể là 1 khía cạnh quan trọng trong thành công của thương hiệu, nó tạo ra lợi thế trong marketing và phân phối. Như hãng Este’e Laudẻ và L’Ore’anl chiếm thị phần lớn. hay như Nike, Coca-Cola,…
- Sử dụng 1 thương hiệu mạnh để thúc đẩy tăng trưởng: sức mạnh thương hiệu có thể được tăng cường thông qua đổi mới và mở rộng. Với sự sáng tạo và hoạt động quảng cáo, các thương hiệu mạnh hiện hữu có thể mở rộng các sản phẩm và nhóm sản phẩm mới. Như các hãng hàng xa xỉ mở rộng dải sản phẩm từ đồ da sang các sản phẩm kính mắt, phụ kiện du lịch,…
- Công ty có nhiều thương hiệu: 2 công ty nổi tiếng nhất trong sức mạnh này là Procter & Gamble và Unilever với dải sản phẩm rất dài và rộng.
- Tuổi thọ: 1 cách đơn giản để đánh giá thương hiệu là độ bèn vững của chúng. Để tồn tại được lâu dài qua thời gian, thương hiệu phải có những phẩm chất đặc biệt. Đặc biệt các thương hiệu được ưa thích qua nhiều thập kỉ sẽ đảm bảo họ có thể tồn tại dễ dàng hơn trong tương lai.
- Thống trị sự đổi mới: các công ty có biên lợi nhuận gộp cao có thể đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu & phát triển, quảng cáo & khuyến mại hoặc phân phối. Từ đó tạo ra vòng lặp tích cực hơn so với các đối thủ của mình.
- Văn hóa đổi mới: vai trò thống lĩnh đổi mới có thể tạo điều kiện cho cả tăng trưởng sản lượng và sức mạnh định giá. 1 nền văn hóa thống lĩnh đổi mới rất hấp dẫn, đặc biệt là 1 nền văn hóa thường xuyên cho ra đời các sản phẩm mới.
- Nghiên cứu và phát triển dẫn đầu đổi mới: Ngành dược phẩm, công nghệ sinh học, AI, khoa học vật liệu, phần cứng,… là những ngành có chi phí R&D vô cùng lớn và tạo ra nhiều công ty có năng lực cạnh tranh siêu việt ở 1 nhóm nhỏ công ty ngành họ thống lĩnh.
- Những doanh nghiệp hội nhập về phía trước: trong những điều kiện phù hợp, hội nhập về phía trước có thể rất giá trị. Nó bao gồm quyền sở hữu cửa hàng, nhượng quyền thương mại, cấp phép và bán hàng qua internet. Ví dụ như các cửa hàng của LVMH, bán hàng trực tuyến của Nike, nhượng quyền của Marriott hay Holiday Inn.
- Giá trị mang tính chiến lược: Hội nhập về phía trước giúp các công ty tác động nhiều hơn đến trải nghiệm của khách hàng. Người tiêu dùng không chỉ phản ứng trước sản phẩm, mà còn trước hình ảnh thương hiệu và thậm chí là hoạt động tư vấn và hướng dẫn.
- Phòng thủ và tấn công: hội nhập về phía trước có thể củng cố vị thế của 1 côn ty so với các đối thủ cạnh tranh.
- Nhượng quyền thương mại: khả năng sinh lời của 1 mô hình nhượng quyền thương mại mạnh mẽ thường rất hấp dẫn. Ví dụ Holiday Inn nhận 5% doanh thu là phí nhượng quyền. Các mô hình này cần có mô hình kinh doanh đủ sinh lời cho bên thứ 3 tham gia, và công ty phải có 1 yêu cầu quy mô tối thiểu. Họ cần có cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hệ thống nhượng quyền thương mại và sức mạnh tài chính để hỗ trợ hoạt động quảng cáo và khuyến mại cho thương hiệu.
- Sự hiện diện truyền thống và trực tuyến: các doanh nghiệp thương mại truyền thống ngày nay đều tham gia bán hàng trực tuyến, nhưng mức độ đảm bảo thành công là thấp. 1 số đơn vị thành công kinh doanh online như Nike, Zara.
- Những doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần: 1 thước đo cơ bản về chất lượng công ty là năng lực chiếm lĩnh thị phần. 1 công ty có sản phẩm tôt shơn (về chất lượng và/hoặc giá cả) và nghiệp vụ bán hàng vượt trội thường thu hút được khách hàng mới từ các đối thủ cạnh tranh và mở rộng phạm vi tiếp cận với những người tiêu dùng hiện hữu.
- Sức mạnh của thị phần: tăng thị phần thúc đẩy tăng trưởng. Bằng cách thu hút khách hàng từ các đối thủ, sự tăng trưởng như vậy có thể tách biệt khỏi tăng trưởng chung của thị trường và do đó ít phụ thuộc vào các biến số kinh tế vĩ mô.
- 1 quy tắc với những ngoại lệ: 1 công ty phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng về chi phí có thể khôn ngoan lựa chọn tăng giá trước các đối thủ cạnh tranh, với các giá phải trả là thị phần. Trong những lúc như vậy, để mất thị phần có thể là 1 quyết định hợp lí.
- Năng lực và khả năng lãnh đạo toàn cầu: Chúng ta tìm kiếm các công ty có thể chứng minh được năng lực phát triển sức mạnh ra bên ngoài, thâm nhập và chính phục thị trường nước ngoài. Điều này thường đến từ năng lực lãnh đạo ngành của họ. Điều này đòi hỏi họ cần có kinh nghiệm, sự khác biệt hóa sản phẩm và khả năng thích ứng. Ví dụ như động cơ RollS-Royce cạnh tranh với bất kỳ công ty nào trên thế giới.
- Văn hóa doanh nghiệp: Các công ty chất lượng có xu hướng ý thức mạnh mẽ về văn hóa, dựa trên 1 tập hợp cốt lõi các giá trị chung nhằm thúc đẩy thành công. Cần phỏng vấn doanh nghiệp, đối tác, nhân viên, nhân viên cũ,… để đánh giá được văn hóa đặc thù này.
- Tính đáng tin cậy: đây là điều phổ biến ở các công ty chất lượng. Bản chất của nó dựa trên niềm tin. Và niềm tin được khẳng định dựa trên sự trung thực và liêm chính.
- Dài hạn: điều hành doanh nghiệp là việc dài hạn. Sản phẩm phải mất nhiều năm để phát triển, và việc chiếm được lòng tin của khách hàng cũng như xây dựng quy mô ở cấc thị trường mới có thể còn lâu hơn nữa.
- Thực hiện: năng lực hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian và theo kế hoạch là rất có giá trị. Và việc thực hiện kịp thời thường được dung nhập vào văn hóa doanh nghiệp.
- Tự tồn tại: các ngành công nghiệp và công ty có xu hướng tuyển những người có tính cách phù hợp với văn hóa của tổ chức.
- Gia đình sở hữu: Nhiều công ty chất lượng có gia đình sở hữu qua nhiều thế hệ. Điều này phản ánh sự tương đồng giữa những gì chúng ta tìm kiếm và những gì các doanh nghiệp gia đình như vậy sở hữu, đó là tập trung vào việc tạo ra giá trị lâu dài.
- Chi phí để mô phỏng: 1 cách để đnahs giá tính bền vững của lợi thế cạn tranh là đảo ngược phân tích. Thay vì nhìn vào những gì hỗ trợ lợi thế cạnh tranh, chúng ta sẽ phân tích những gì 1 doanh nghiệp mới cần để mô phỏng việc kinh doanh và loại trừ lợi thế đó. Phân tích như vậy thường tim ra các điểm yếu để khắc phục nó.
- Những cạm bẫy
Các công ty thịnh vượng ngày nay có thể phục thuộc vào các nguồn lực không thể đoán trước, đồng thời lại dễ dàng thay đổi nhanh chóng. Nhiều yếu tố có vẻ mạnh mẽ hơn bản chất do yếu tố chu kì, lợi ích nhất thời tới từ xu hướng tiêu dùng hay thay đổi hoặc sự dẫn đầu công nghệ vốn dễ gặp cản trở.
- Tính chu kỳ: Tính chu kì xảy ra ở mọi nơi nhưng 1 số thì ảnh hưởng nhỏ tới mức không cảm nhận được rõ ràng, 1 số thì lên xuống như các con sóng lớn có thể khuếch đại mọi thứ lên quá cao hoặc xuống quá thấp.
- Tính chu kỳ cung – cầu: hình thức ít hấp dẫn nhất của hiệu ứng chu kì xuất hiện trong các ngành công nghiệp có cung cầu thuần túy, như sản xuất thép, hoặc giàn khoan ngoài khơi. Trong các ngành công nghiệp này, các sản phẩm có xu hướng đồng đều và chi phí vốn lớn là cần thiết cho sản xuất. Trong chu kỳ mở rộng, nhu cầu cao kích thích việc tăng công suất, 1 ngành công nghiệp mạnh mẽ và sinh lời tới mức mọi người nghĩ chu kỳ trong ngành đã biến mất. Và khi nền kinh tế thay đổi, nhu cầu giảm và chi phí sản xuất thừa mừa xuất hiện. Khi nhu cầu giảm, giá giảm và lợi nhuận sụt giảm theo và có thể kéo theo thua lỗ lớn kéo dài. Trong ngành công nghiệp cung – cầu, 1 số nhà sản xuất sẽ trở thành nhà sản xuất chi phí thấp và có lợi thế cạnh tranh mạnh. Nhưng rất khó dự đoán lợi nhuận của công ty có lợi thế đó khi giá sản phẩm duy trì ở mức thấp kéo dài.
- Tính hấp dẫn thầm lặng của các sản phẩm luồng: là công ty phụ thuộc vào chi phí vốn của khách hàng hay chi phí hoạt động. Họ thường là các công ty bán sản phẩm cho các công ty sản xuất công nghiệp (B2B). Các công ty có sản phẩm gắn liền với chi phí hoạt động của khách hàng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ hơn các công ty phụ thuộc vào việc đầu tư mở rộng của khách hàng.
- Sát thủ lặng tiếng: tính chu kì của khách hàng: chu kì có thể thay đổi hành vi khách hàng theo những cách không thể đoán trước được.
- Những đợt sóng dài hạn: nền tảng của tính chu kì có thể khá khó nhận biết, đặc biệt là khi những giai đoạn mở rộng (các đợt sóng) duy trì trong thời gian dài đáng kinh ngạc. Mọi người bắt đầu tin rằng tính chu kì đã được chinh phục và tăng trưởng bắt đầu có vẻ bền vững ngay cả khi nó không phải vậy. Rất khó khăn để biết rằng doanh nghiệp tăng trưởng do chu kì chứ không phải là bền vững đặc biệt khi chu kì kéo dài.
- Những vấn đề về phân tích: tại đỉnh các chu kì, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thường cao, nhưng rất khó để xác định rõ là bao nhiêu. Nhìn chung bản thân các công ty cũng khó có thể dự báo chính xác được điều này. Đặc biệt như các công ty ngành dầu khí bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào giá dầu càng khó để dự báo. Đầu tư các công ty theo chu kì sẽ đối mặt với các thăng trầm của nó và hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào thời điểm mua/bán các vị thế.
- Trong cái rủi có cái may: kẻ mạnh trở nên mạnh hơn: Tính chu kì có 1 ưu điểm. Công ty tốt hơn thường chiếm lĩnh được thị phần hơn từ tay các công ty yếu kém khi chu kì đi xuống.
- Đổi mới công nghệ: đổi mới là những cải tiến lớn đem về số tiền khổng lồ thậm chí là tạo ra các ngành công nghiệp mới, những cũng thường hủy hoại những thứ khác. Thường đầu tư chất lượng sẽ tránh các ngành công nghiệp có nguy cơ cao trước những đổi mới công nghệ to lớn. Câu hỏi quan trọng nhất là: liệu 10 năm sau sản phẩm của công ty có còn tồn tại trong 1 hình thức tương tự hoặc liên quan hay không?
- Rủi ro của đổi mới theo quy mô: đổi mới quy mô nhỏ như cải tiến bao bì hoặc tăng độ an toàn của sản phẩm thường làm tăng giá trị và ít rủi ro. Chính sự đổi mới quy mô lớn có thể gây nguy hiểm. Đổi mới như vậy có nghĩa là gián đoạn các mô hình kinh tế hiện có. Các nhóm lợi nhuận có thể chuyển từ các công ty hiện tại sang các công ty mới. Thường ta dễ dàng nhận ra kẻ thua cuộc nhưng không dễ dàng tìm ra kẻ chiến thắng trong dài hạn.
- Đổi mới với tốc độ nhanh: những ngành công nghiệp có tỉ lệ đổi mới cao đặc biệt khó lường. Trong 1 môi trường hoạt động thay đổi nhanh chóng, ngay cả công ty có vị trí tốt nhất cũng có thể bị lật đổ. Như lĩnh vực thiết bị di động vô cùng khốc liệt.
- Tính phụ thuộc: Bất cứ khi nào 1 công ty phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của nó, rủi ro sẽ tăng lên. Những yếu tố này trở nên quan trọng khi chúng có thể thay đổi đáng kể lợi thế cạnh tranh hoặc khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Chính phủ: chúng ta cần cảnh giác với các doanh nghiệp nơi chính phủ đóng vai trò lớn trong việc xác định lời lãi của công ty. Như các công ty viễn thông, sản xuất dầu mỏ, công ty dịch vụ tiện ích và khai thác mỏ. Như ngành năng lượng tái tọa EU nhận trợ cấp lớn phát triẻn như vũ bão, sau đó bị cắt trợ cấp thì sụp đổ vào năm 2008.
- Sự tập trung vào bên liên quan: những mối quan hệ khách hàng là tuyệt vời, nhưng phụ htuộc vào 1 số ít những mối quan hệ quý giá lại tạo ra rủi ro tập trung.
- Những kẻ mới gia nhập: các kẻ mới có thể dễ dàng xâm nhập, qua mạng internet hoặc trên thực tế, như các doanh nghiệp giảm giá sâu trong thị trường tạp hóa.
- Chuyển đổi những sở thích của khách hàng: Sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng có thể gây ra những thiệt hại kinh tế rất nghiêm trọng. Khi sở thích của khách hàng thay đổi, những lợi ích khách hàng từng mang lại lợi thế cạnh tranh có thể nhanh chóng biến mất, đe dọa ngya cả những công ty mạnh nhất.
- Chuyển đổi lợi ích: các công ty cố gắng kiểm soát càng nhiều biến số ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách hàng càng tốt, thường là thông qua thương hiệu và bao bì. Tuy nhiên, thường các biến số mà họ không thể kiểm soát được lại là cái thay đổi.
- Rủi ro xu hướng đương thời: đánh giá của khách hàng về lợi ích đôi khi thay đổi vì những lí do khó hiểu, đặc biệt đối với các sản phẩm mang lại lợi ích vô hình.
- Những hàng hóa đủ tốt: giá cao là nguồn lực tạo ra giá trị đáng kể cho nhiều công ty chất lượng. Nhờ lợi thế cạnh tranh dựa trên các yếu tố như sức mạnh thương hiệu, họ định giá sản phẩm cao hơn các lựa chọn thay thế tương tự. Thành công của chiến lược này phụ thuộc vào việc cung cấp lợi ích lớn hơn nhiều so với các sản phẩm của đối thủ. Đó là những sản phẩm đủ tốt.
- Thực hiện
1 chiến lược đầu tư dài hạn sẽ phải đối mặt với nhiều cám dỗ như các động lực ngắn hạn và đứng vững trước những đánh giá địn tính được thể hiện qua các chỉ số định giá, thứ có thể cao hơn bình thường.
- Những thách thức: có 4 thách thức quan trọng nhất:
- Chiến đấu với tư duy ngắn hạn: các doanh nghiệp, nhà đầu tư đều đi theo kết quả ngắn hạn và thật khó để duy trì đầu tư dài hạn được.
- Chinh phục sự ưa thích phổ biến đối với dữ liệu số cứng thay vì những đánh giá chủ quan về chất lượng: chung sống với việc kém hiệu quả trong ngắn hạn.
- Chấp nhận rằng các công ty chất lượng không phải lúc nào cũng là những khoản đầu tư hấp dẫn nhất: các con số định lượng sẽ gây áp lực lên các đánh giá định tính về doanh nghiệp chất lượng trong dài hạn với nhà đầu tư.
- Chấp nhận rằng các cổ phiếu chất lượng thường sẽ đắt: các công ty chất lượng thường khá nhàm chán, không sở hữu các sản phẩm hứa hẹn làm thay đổi thế giới.
- Những sai lầm khi mua vào: điều tốt nhất nên làm sau khi mắc lỗi hoặc quan sát 1 lỗi lầm là thừa nhận nó, và tiếp thu các bài học liên quan để tránh lặp lại nó.
- Xâm nhập từ trên xuống: đầu tư chất lượng luôn được coi là từ dưới lên (Bottom up). Sai làm có thể đến khi chú trọng vào quan điểm từ trên xuống (top-down). Điều này thường xảy ra khi nền kinh tế gặp khó khăn và giá cổ phiếu bị suy giảm mạnh ảnh hưởng tơi việc nắm giữ lâu dài cổ phiếu.
- Sự lạc quan vào ngày thứ 2 tiếp theo: đó là việc tin vào các sự hứa hẹn, lạc quan có thể sắp tới mà thực ra nó không hề có.
- Quá tự tin: quá tự tin là nguyên nhân gốc rễ của nhiều sai lầm.
- Nợ: nhiều sai lầm đàu tư tới từ các rủi ro không mong muốn do nợ đem lại hoặc các nhân tố tạo ra nó. Cẩn cảnh giác với việc sử dụng nợ quá lớn để tọa ra lợi nhuận. Nó thường xảy ra khi kinh tế phát triển và doanh nghiệp vay quá lớn để gặp khó khăn khi nền kinh tế rơi vào trì trệ.
- Sai lầm của việc duy trì: sai lầm có thể xảy ra do sự tự mãn và không thể đánh giá khi nào 1 công ty vĩ đại trượt khỏi vị thế của mình. Không có công ty nào là bất khả chiến bại. Và chúng ta cần theo dõi, nhận biết các dấu hiệu của tình trạng xấu đi nhằm cho phép bản thân nhảy ra khỏi nó.
- Những chú ếch bị đun sôi: các công ty hiếm khi suy giảm trong 1 thời gian ngắn mà cần nhiều thời gian trong vài năm hoặc lâu hơn. Việc này làm cho việc ra quyết định bị chậm chễ đi rất nhiều. Như các công ty đưa ra cảnh báo lợi nhuận (giảm lợi nhuận) thường có hiệu suất kém hơn hẳn sau đó.
- Bỏ qua những thay đổi trên thị trường: vì đầu tư chất lượng là đầu tư vào các công ty lớn trên thị trường và sở hữu lâu dài, sự tự mãn trong nghịch cảnh chính là mảnh đất mầu mỡ cho những sai lầm của việc bỏ sót. Nghĩa là thường không bán tước khi suy giảm diễn ra.
- Luận điểm dần thay đổi và những sai lầm của phải, nhưng mà: những sai lầm thường bắt nguồn từ cách các nhà đầu tư bảo vệ cho quyết định giữ cổ phiếu mà không bán ra.
- Những cảnh báo nguy hiểm trong kế toán: báo cáo kế toán cũng thỉnh thoảng tiết lộ thủ đoạn lừa gạt, giúp loại bỏ 1 công ty khỏi sự tranh cãi coi nó là 1 khoản đầu tư chất lượng hay không.
- Hiệu ứng sở hữu: khi ta đánh giá quá cao những thứ mình đang sở hữu so với các cơ hội khác. Nghĩa là khi ta đang nắm giữu nó thì ta có xu hướng định giá nó cao hơn khi ta không nắm giữ nó. Giống như ta bị yêu cổ phiếu.
- Đánh giá và định giá thị trường:
- Những hạn chế của phương pháp định giá truyền thống: có 1 số doanh nghiệp có định giá P/E luôn duy trì mức cao, nhưng nắm giữ nó vẫn đem lại lợi nhuận vượt trội hàng thập kỷ. Mô hình DCF bị vấn đề mỏ neo với giá hiện tại. Nếu đinh giá ra cao/thấp hơn 300% thì họ sẽ rất hay điều chỉnh lại để cho về gần với giá hiện tại.
- Phân định giá cao hơn không đủ cho chất lượng: rủi ro trả giá quá cao là luôn tồn tại, nhưng nó ít hơn nhiều so với người ta có thể nghĩ. Các công ty chất lượng thường hay có kết quả tốt hơn so với dự tính của người phân tích.
- Quá trình đầu tư và giảm thiểu sai lầm: 1 nhà đầu tư càng hiểu rõ về 1 doanh nghiệp, các quyết định đầu tư tiếp hteo càng có xu hướng tốt hơn. Điều khởi đầu phải là phân tích cơ bản thật chi tiết. Quá trình này gồm 1 số bước như: đánh giá tỉ mỉ tất cả các thông tin công khai; báo cáo tài chính; nguồn tin độc lập; đối thủ cạnh tranh; khách hàng; nhà cung cấp; nhân viên cũ.
Giảm thiểu sai lầm: sai lầm là không thể tránh khỏi trong đầu tư, nhưng có thể được giảm bớt bằng các công cụ được thiết kế 1 cách có chủ đích để chống lại cấc nguyên nhân, đồng thời là sự phản ánh tinh tế về nhứng sai lầm trong quá khứ và những thành kiến hiện tại.