Sai làm chết người trong đầu tư (Big Mistakes) – Michael Batnick
Tác giả là giám đốc Nghiên cứu của 1 công ty quản lý tài sản. Ông phát triển và tiến hành ác chiến lược quản trị rủi ro và dẫn dắt các nỗ lực nghiên cứu nội bộ. Cuốn sách nghiên cứu các sai lầm tai hại của các nhà đầu tư thành công nhất thế giới. Hầu như họ đều trải qua các giai đoạn thất bại cay đắng nhưng không gục ngã bỏ cuộc như phần lớn nhà đầu tư theo phong trào.
- Benjamin Graham – không có quy luật vĩnh hằng
Graham là bậc thầy về đầu tư giá trị ở Mỹ cũng như toàn thế giới, ông đã khởi xướng ra khái niệm đầu tư giá trị và trở thành trào lưu hàng trăm năm qua trên thị trường chứng khoán và là thầy của rất nhiều tỷ phú, nhà đầu tư thành công trên thế giới.
Mặc dù là bậc thầy, nhưng ông cũng gặp phải các thất bại thảm hại trong đầu tư theo trường phái của mình. Grabham thành công trong giai đoạn thị trường bùng nổ với các khái niệm mua điếu xì gà còn 1 hơi cuối, đầu tư giá trị với biên an toàn, mua với giá thấp hơn giá trị tiền mặt/cổ phần. Ban đầu ông rất thành công với Công ty Benjamin Graham Join Account khi nó được lập ra vào năm 1926. Năm đầu tiên lãi 32% và thu được 600k$ về cá nhân. Năm tiếp theo thị trường tiếp tục bùng nổ và số tiền của ông tăng lên 2,5 triệu$. Vào năm 1929, trong năm lợi nhuận của ông đã lên tới +60% nhưng cuối cùng kết thúc năm với khoản thua lỗ -20% tài khoản. Mặc dù rút ra đã ở vị thế an toàn, nhưng ông lại tham gia lại quá sớm khi bắt đáy sớm và dùng đòn bẩy để bắt và daanx tới mức thua lỗ -50% vào cuối năm 1932. Cuối cùng ông cạn kiệt tiền mặt và gánh chịu khoản thua lỗ -70% tài khoản ngay ở gần đáy chu kỳ khủng hoảng tài chính tại Mỹ.
Mặc dù nhận định của Graham là đúng nhưng nó đúng trong dài hạn và những thứ rẻ có thể vẫn tiếp tục rẻ hơn nhiều và những thứ đắt có thể tiếp tục đắt ngoài sức tưởng tượng của con người trước khi nó quay về đúng giá trị. Đầu tư giá trị vẫn hiệu quả nếu nó được thực hành 1 cách bài bản, tỉ mỉ và cần rất nhiều thời gian để nó hoạt động đúng như lý thuyết nó đưa ra. Công ty sau đó của Graham là Graham-Newman Corp tiếp tục đầu tư giá trị và đã thành công trong thời gian rất dài sau đó với thành tích cao hơn DJ 3% mỗi năm trong 20 năm.
- Jesse Livermore – Quản trị rủi ro của bạn
Livermore đã là nhà đầu cơ cực kỳ thành công và được coi là nhà đầu cơ giá xuống vĩ đại nhất lịch sử. Nhưng chính sự kiểm soát rủi ro yếu kém của ông đã dẫn tới 4 lần ông phá sản và trong lần cuối cùng ông đã không thể trở lại như 3 lần trước đó. Thất bại trong việc lặp đi lặp lại sai lầm của Livermore là bài học lớn cho các thế hệ nhà đầu tư theo sau.
Gia tộc sai lầm quá đông không thể nào mà tránh hết được là cách miêu tả của Livermore cho các sai lầm của mình. Dù ta có tránh như nào chăng nữa thì thua lỗ trong đầu tư vẫn là điều không thể tránh khỏi. Quản trị rủi ro là 1 phần trong việc đầu tư. Lặp lại những sai lầ là 1 phần trong việc đầu tư. Tất cả những điều đó đều là 1 phần trong việc đầu tư.
Nếu bạn tập trung vào các lỗi tự mình phạm phải, bạn sẽ không cần dựa vào những cụm từ khôn ngoan về thị trường nghe thì hay ho nhưng chỉ mang tới 1 cảm nhận an toàn giả tạo.
- Mark Twain – Đừng quá gắn bó
Khi chúng ta đi đầu tư, kỳ vọng là chúng sẽ có giá trị hơn trong tương lai. Nhưng khi các kết quả gây thất vọng, chúng ta ghét phải thừa nhận mình đã sai. Xu hướng tự nhiên của chúng ta là bám chặt lấy những khoản thua lỗ lâu hơn lẽ ra chúng ta nên từ bỏ, vì khi làm thế, chúng ta trì hoãn được thất bại và giữ nguyên được cái tôi của mình.
Vấn đề với những khoản thua lỗ nhỏ là chúng ta dễ bám lấy chúng biến thành những khoản thua lỗ lớn. 1 tỷ lệ lỗ 5% rất dễ dàng thành 10% hay 20% nhanh chóng. Và khi tỷ lệ lỗ lên tới 80% thì cần lãi tới 400% để hoàn lại vốn ban đầu, đây là việc cực kỳ khó khăn.
Mark Twain là 1 nhà văn cực kỳ thành công, nhưng trong vai trò doanh nhân và nhà đầu tư thì ông lại cực kỳ thất bại. Ông đầu cơ 1 cách mù quáng và niềm tin bám vào các cổ phiếu, các công ty thua lỗ mà không thể thoát ra được và tiêu cạn kiệt số tiền mình có tới mức phải tuyên bố phá sản dù ông đã từng là người rất giầu có trước đó. Ông từng có nhiều thông tin, hiểu biết nhiều lĩnh vực nhưng các bài học thua lỗ ông có lại quá nhiều và mãi không rút ra được bài học thật sự cho bản thân. Ông liên tục gặp các thất bại này tới thất bại khác và cứ lặp đi lặp lại chủ yếu do sự bám chặt vào các khoản thua lỗ mà không chịu cắt lỗ kịp thời. Phải về cuối đời sau khi đã trả được các khoản nợ khi phá sản ở tuổi 59 ông mới có quyết định sáng suốt về đầu tư hơn.
- John Meriwether – Những giới hạn của thiên tài
Cho dù các bộ não thông minh nhất lịch sử nhân loại cũng khó thoát khỏi cảnh làm nạn nhân cho những bản năng cơ bản nhất của con người, tức là sự tham làm và đố kỵ khi tham gia đầu cơ.
Jhn Meriwether, cực phó chủ tịch Solomon Brother đã tập hợp các bộ não thông minh nhất nước Mỹ để lập ra LTCM và nó đã là nơi cực kỳ thành công vang dội ngay từ đầu khi thành lập năm 1995, và tiếp tục duy trì trong 2 năm tiếp theo với thành tích vô cùng ấn tượng. Mô hình định lượng của họ đã thật sự thành công trong môi trường ổn định các năm đó. Nhưng năm 1998 khi biến động xảy ra thì mô hình của họ sụp đổ khi đòn bẩy của họ quá lớn dựa trên 1 giả định xác suất xảy ra sụp đổ là gần như bằng không.
Các tính toán xác suất của họ đã tính toán và định lượng mọi thứ nhưng họ lại không hiểu xác suất của sự sụp đổ. Trí thông minh kết hợp với sự tự tin quá mức là 1 công thức nguy hiểm khi bước ra thị trường.
- Jack Bogle – Tìm xem điều gì hiệu quả với bạn
Vanguard 500 Index là quỹ mở lớn nhất thế giới với thành tích vượt trội hầu hết các quỹ khác trong thơi gian dài. Dòng vốn từ quỹ mở chủ động chuyển sang các quỹ ETF cũng bùng nổ ở Mỹ trong các năm vừa qua. Tuy nhiên, Vanguard khởi đầu rất nhỏ vào năm 1976 và không thật sự thu hút được nhà đầu tư. Họ cần thời gian rất rất dài để nhà đầu tư chấp nhận sản phẩm của họ. Đầu tư là 1 hành trình dài, thường kéo dài cả 1 đời người. Nó đầy thành công, thất bại, hy vọng, những giấc mơ và mọi thứ ở giữa.
Tuy nhiên, trước khi Bogle thành công với Vanguard, ông đã gặp 1 thất bại nặng nề khi điều hành Wellington Fund. Ông gia nhập Wellington vào năm 1951, quỹ đã tăng quy mô từ 140M$ khi đó lên 2 tỷ$ vào năm 1964. Nhưng từ khi Bogle là người quản lý, quỹ đã gánh chịu 1 khoản thua lỗ lên tới -40%, và AUM của quỹ giảm -75% do cả thua lỗ và rút vốn. Họ phải mất 11 năm sau mới quay lại mức tài sản họ đã quản lý năm 1964. Sự thất bại này tới từ các chiến lược đầu tư mù quáng mà Ivest đã thực hiện khi Bogle sáp nhập Ivest vào Wellington.
Thất bại thảm hại của Bogle tại Welling đã giúp ông suy nghĩ lại và sáng tạo ra mô hình quỹ hoàn toàn mới làm thay đổi lịch sử ngành tài chính thế giới là mô hình quỹ mở dạng chỉ số (index fund – ETF). Và thật sự quỹ chỉ số S&P500 của ông đã đánh bại hoàn toàn các quỹ mở chủ động khác sau thời gian hơn 40 năm nó tồn tại.
- Michael Steinhardt – Ở trong lĩnh vực của bạn
1 trong những chìa khóa để quản lý thành công tiền bạc của bạn là chấp nhận, chấp nhận rwangf sẽ có những lúc phong cách của bạn không gặp thời và những lúc danh mục đầu tư của bạn trải qua 1 thời kỳ khó khăn.
Steinhardt là người tiên phong trong lĩnh vực quỹ đầu cơ và đã tham gia đầu cơ chứng khoán từ rất sớm khi mới 13 tuổi. Quỹ đầu cơ của ông thành lập vào 10/7/1967 cùng thời với Soros và Robertson với 7,7 triệu USD ban đầu. Từ khi quỹ thành lập tới khi ông nghỉ hưu vào năm 1995 quỹ đã có lợi nhuận bình quân 25,4%/năm sau khi đã trừ 20% lợi nhuận thưởng cho quỹ.
Steinhardt đã là quỹ đầu cơ lớn nhất tại Mỹ những năm 1970s, và tiếp tục duy trì được vị thế tốt về sau. Tới giữa những năm 1990s thì quỹ đầu cơ bùng nổ và phổ biến trở thành thời thượng với rất nhiều nhà đầu tư xin gia nhập vào quỹ. Steinhardt đã khởi động quỹ thứ 4 của công ty vào năm 1993 với sô vốn huy động lên tới 5 tỷ usd và là quỹ chuyên đầu tư ra nước ngoài. Steinhardt đã quen với cách giao dịch nhanh tại Mỹ và quy mô vừa phải và duy trì được thành tích vô cùng tốt. Nhưng quy mô quỹ mới khổng lồ và đầu tư trải rộng nhiều lĩnh vực đã đưa ông vào nhiều cuộc phưu lưu mới với các lĩnh vực mà không thật sự am hiểu. Quỹ đã thực hiện các chiến lược đầu tư phức tạp ở các thị trường như châu Âu, Úc, Nhật,. với rất nhiều loại hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, trái phiếu phức tạp nằm ngoài sự am hiểu của Steinhardt trước đây.
Tới 4/2/1994, FED tăng lãi suất thêm +0.25% làm trái phiếu Mỹ giảm giá 1 phần nhưng trái phiếu châu Âu giảm mạnh làm ông thua lỗ 1 ngày lên tới 800tr USD (-29%) và là ông kiệt quệ về tinh thần sau đó. Thật may mắn cho ông vào năm 1995 họ đã lấy lại được tất cả với mức lãi +25%, nhưng sau đó Steinhardt quyết định đóng quỹ và nghỉ hữu ở tuổi 54.
Cám dỗ bẻ lái ra khỏi con đường của bạn không bao giờ biến mất vì luôn có thứ gì đó tăng giá mà bạn ước gì bạn sở hữu, và luôn có thứ gì đó giảm giá mà bạn ước chi bạn không sở hữu. Hành xử sai lầm là 1 trong những rủi ro lớn nhất mà nhà đầu tư phải đối mặt, và ra khỏi phạm vi năng lực của bạn là 1 trong những cách hành xử sai lầm tồi tệ nhất thường gặp ở nhà đầu tư. Phạm vi năng lực của bạn rộng bao nhiêu không quan trọng, điều tối quan trọng là bạn phải ở lại trong đó. Biết những gì bạn không biết và có chút kỷ luật có thể tạo ra tất cả sự khác biệt trên thế giới này.
Bạn vẫn có thể và nên ra khỏi vùng an toàn, nhưng trước khi làm hãy chuẩn bị thật tốt, bắt đầu thử nghiệm với quy mô nhỏ vừa phải, giới hạn những khoản thua lỗ của bạn để chiến đấu vào 1 lúc khác.
- Jerry Tsai – Bạn không thông minh như bạn tưởng
Tsai là những người hiếm hoi tham gia ngành quản lý tài sản ở giai đoạn thị trường vô cùng trầm lắng những năm sau khủng hoảng 1929 – 1960. DJ đất mất tới 25 năm để có thể vượt qua được điểm số cao nhất của năm 1929 và có rất ít người tham gia vào Wall Street trong giai đoạn này. Năm 1952, Tsai 24 tuổi bắt đầu tham gia Fedilety Funds, năm 1957 ông bắt đầu điều hành quỹ Fidelity Capital Fund. Ông là thế hệ ngôi sao quản lý tiền bạc đầu tiên tại Mỹ bắt đầu nổi lên khi đó.
Tsai giai dịch với vòng quay rất lớn và trái ngược với thực hành quỹ đầu tư khi đó. Nhưng thành tích của ông rất đáng ngạc nhiên với hiệu suất từ 1958-1965 là 296% so với các quỹ bảo thủ tăng 166%. Số tiền đổ vào quỹ cũng tăng liên tục và số lượng nhà đầu tư cũng tăng 12 lần trong 1 năm từ 1960-1961. Nhưng bất kể thành công ra sao ông thấy Fidelity là công ty gia đình nên đã bán cổ phần và cầm 2,2 triệu USD vào năm 1965 ra lập quỹ riêng Manhattan Fund.
Nhờ thành tích đáng kinh ngạc trước đó, Tsai đã huy động được số vốn gấp 10 lần dự kiến ở mức 247 triệu usd trong lần kêu gọi vốn đầu tiên. Thành công sớm đến khi năm 1967 quỹ lãi +40% gấp 2 lần mức tăng của DJ. Nhưng tới năm 1968 nó đã thua lỗ -7% và thấp gần nhất các quỹ được theo dõi. Tới năm 1970, thị trường sụp đổ và chuỗi thua lỗ kéo dài dẫn tới Mahattan mất -90% giá trị cho tới năm 1974. Và thật sự bản thân Tsai và nhà đầu tư của ông cũng đã nhầm, “Đừng nhầm lẫn trí khôn với một thị trường tăng trưởng”.
- Warren Buffett – Cảnh giác với sự tin thái quá
Buffett là nhà đầu tư giá trị vĩ đại nhất trong lịch sử đầu tư thế giới cho tới hiện tại. Mặc dù vô cùng cẩn trọng, nhất quán với các quan điểm đầu tư giá trị trong suốt cuộc đời nhưng ông cũng gặp phải 1 số sai lầm như các nhà đầu tư khác khi tỏ ra quá tự tin về nhận định của mình với 1 vài doanh nghiệp ông đã đầu tư vào.
Thương vụ thất bại nhất đến từ việ cmua lại công ty chuyên sản xuất giầy Dexter với giá 433 triệu USD vào năm 1993 để rồi sau đó giá trị của nó gần như về 0, trong khi cổ phần Buffett bỏ ra hoán đổi lại tăng giá lên tới 6 tỷ usd tại thời điểm giá cổ phần Dexter về 0. Nhưng ông có 1 đặc điểm luôn luôn nhắc nhở các nhà đầu tư của mình rằng ông sẽ có lúc thất bại, rằng hiệu suất đầu tư sẽ suy giảm và sẵn sàng nhận thất bại nếu điều đó xảy ra.
Cách tốt nhất để phòng ngừa sự tự tin thái quá khi thực hiện các khoản đầu tư mang tính đầu cơ là lập trước 1 kế hoạch. Hãy biết khi nào bạn sai, hãy sử dụng các mức giá, cấc mức trị tuyệt đối thua lỗ, hay các mức tỷ lệ thua lỗ. Ra quyết định trước, nhất là các quyết định liên quan tới chấp nhận thất bại, có thể giúp chinh phục 1 trong những rào cả lớn nhất mà giới đầu tư phải đối mặt, hãy soi gương và nhìn ra năng lực nào mà mình không hề có.
- Bill Ackman – Đừng rao giảng
Năm 1993, cùng với bạn học ở Harvard của mình là Berkowitz Ackman đã khởi đọng quỹ Gotham Partners và đã huy động được 3 triệu USD thực hiện các cú mua lại dạng đầu tư giá trị cổ điển và nhanh chóng tạo ra tài sản lên tới 568 triệu USD vào đỉnh năm 2000. Sau đó quỹ của ông gặp rắc rối khi rơi vào các cổ phiếu thiếu thanh khoản và kém hiệu quả dẫn tới các nhà đầu tư rút vốn và giải tán quỹ.
Năm 2004, Ackman khởi động 1 quỹ mới là Pershing Square Capital Management với số vốn 10 triệu USD và máu ăn thua của ông thuộc dạng số 1 ở phố Wall. Quỹ đã nhanh chóng tăng mạnh AUM lên 220 triệu USD vào năm 2005. Ackman ở quỹ mới không còn là nhà đầu tư giá trị thụ động mà trở thành NĐT chủ động mạnh mẽ và hung hăng nhất thời đại của ông. Ông thường mua các quyền chọn, cổ phiếu và ảnh hưởng gây sức ép lên ban quản trị của doanh nghiệp để tìm cách tăng giá cổ phiếu công ty mục tiêu lên bằng mọi cách và cũng thường chịu sự chống chả mạnh mẽ của ban quản trị các công ty ông tấn công vào.
Thất bại thê thảm nhất của Ackman là trong vụ tấn công Herbalife khi cuộc chiến kéo dài và dai dẳng rất nhiều năm. Trước cuộc chiến Herbalife, Ackman có cuộc chiến dai dẳng 7 năm với MBIA Insurace và sau đó ông chiến thắng với khoảng lãi 1,4 tỷ USD. Ackman đã có các buổi trình chiếu với 334 trang trong 3h đồng hồ để nêu bật mô hình đa cấp của Herbalife và sự kém hiệu quả của nó. Sau bài thuyết trình 3 ngày, giá cổ phiếu giảm -35% nhưng lại có 1 quỹ đầu cơ khác tranh thủ nhẩy vào mua được 8,25% cổ phần và thành cổ đông lớn thứ 2 tại công ty này. Sau đó là xuất hiện cổ đông mới tỉ phú Carl Icahn với 12,98% cổ phần. Cuộc đụng độ các quỹ đầu cơ nổ ra tại Herbalife.
Ackman đã sai lầ khi công khai vị thế bán khống lớn của mình và cho người ta thấy ông sẽ theo đuổi đến cùng. Điều này đã là mục tiêu cho các tay săn mồi khác ép ông phải mua lại với giá cao hơn rất nhiều giá ông đã bán khống trước đó. Việc quá to tiếng này đã làm Ackman tự làm khó mình rất nhiều.
- Stanley Druckenmiller – Cần những bài học xương máu
Những người chuyên nghiệp sẽ cố gắng duy trì và giành điểm. Trong khi những kẻ nghiệp dư sẽ thất bị vì liên tục sai lầm. Chuyện tồi tệ trong đầu tư thường xảy ra khi chúng ta so sánh danh mục đầu tư của mình với người khác, nhất là nếu họ có IQ thấp hơn và có lợi nhuận cao hơn.
Druckenmiller là nhà đầu cơ vĩ mô giỏi bậc nhất trong nhiều thập kỷ và có thể nói giỏi nhất mọi thời khi trong 30 năm liền không có năm nào thua lỗ và đã biến 1k$ Mỹ sau 30 năm thành 2,6 triệu$. Ông khởi đầu ở 1 ngân hàng nhờ sức trẻ và sự không sợ gì cả mà nhanh chóng thăng tiến. RỒi năm 1981 ông thành lập Duquesne với lời đề nghị được trả 10k$/tháng từ 1 vị khách và 1 triệu USD tài sản quản lý. Ông đã may măn kiếm được tiền trong đợt tăng giá của cổ phiếu vốn hóa nhỏ nhưng rồi thất bại vào quý 3 với mức lỗ -12%. Nhưng ông đã liên tục tiến hóa để thích nghi với cuộc chơi của kẻ chiến thắng.
Mặc dù có trạng thái mua ròng vào ngày sụp đổ tồi tệ nhất lịch sử chứng khoán Mỹ vào tháng 10/1987 nhưng kết thúc ông vẫn có lãi, 1 thành tích rất đáng ngạc nhiên mà rất ít người có. Dreyfus đã chiêu mộ ông quản lý các quỹ cho họ và tới năm 1988 thì ông quyết định ra đi để theo đuổi người mà ông ngưỡng mộ từ lâu Soros. Thành tích của ông vô cùng ấn tượng tại Soros với việc đánh bại ngân hàng TW Anh với mức lãi 1 tỷ usd, các mức lãi hàng năm khổng lồ liên tục trong 5 năm sau đó.
Khó khăn đầu tiên ông gặp ở Quantum Fund là năm 1994 với khoản lỗ lớn với đồng Yen nhật khi nó tăng giá 7% à nhiều tay chơi cũng thất bại trong năm đó. Quỹ chỉ có mức lãi 4% trong năm. Năm 1998, Quantum lỗ 2 tỷ USD tại Nga nhưng nhờ có các khoản lãi khác nên vẫn có lợi nhuận 12,4% và tránh bị thảm sát như LTCM.
Thất bại thảm hại nhất với ông là vào năm 1999, mặc dù ông đánh giá các cổ phiếu internet đang bị định giá quá cao, nhưng vẫn đặt cược mua 200 triệu USD vào nó và bị thua lỗ tới 600tr USD vào tháng 5/1999 và bị tê liệt với thị trường sau đó và thua lỗ -18%. Ông tuyển 2 nhân viên giao dịch mới về và thay ông quản lý các khoản đặt cược cổ phần và họ đã đầu cơ mạnh mẽ các cổ phiếu internet giúp quỹ vẫn lãi 35% trong năm đó.
Ông sau đó lại thu gom lại tiền và tập trung bản thân vào các giao dịch macro truyền thống của mình, lĩnh vực mà ông am hiểu nhất. Nhưng khi chứng kiến 2 nhân viên mới đầu cơ các cổ phiếu internet vô cùng thành công ông đã không chịu được và quay lại đầu cơ với các cổ phiếu công nghệ mà ông không hề thật sự am hiểu. Khi bong bóng vỡ, ông lại tiếp tục trung bình giá các cổ phiếu mà đang thua lỗ trong danh mục, 1 sai lầm ngớ ngẩn mà thường những kẻ nghiệp dư mới mắc phải. Kết thúc năm Soros Fund lỗ -21% trong năm đó và tài sản giảm -7,6 tỷ usd so với mức đỉnh 22 tỷ USD họ đã quản lý vào tháng 8/1998.
- Sequoia – Rủi ro của đầu tư tập trung
Tập trung để làm giầu, đa dạng hóa để giữ được sự giầu có. Đây là cách mà các nhà đầu tư thường làm. Với số vốn nhỏ ban đầu họ thường đầu tư rất tập trung và nếu có kỹ năng + may mắn họ sẽ nhanh chóng giầu có hơn rất nhiều vì đa dạng hóa sẽ đưa bạn về mức lợi nhuận bình quân và việc giầu có sẽ đến rất chậm chạp.
Quỹ Seqouia Fund là quỹ đầu tư rất dài hạn và họ bỏ ra cả chục năm để nghiên cứu 1 công ty cực kỳ sâu sắc, họ tham gia các buổi gặp phân tích, gặp gỡ ban lãnh đạo, thăm site visite, phỏng vấn nhân viên… cực kỳ kỹ càng trước khi họ thực sự đầu tư. Và quỹ cũng là 1 trong những quỹ đầu tư thực sự vô cùng thành công trong suốt từ khi thành lập những năm 1970 tới nay. Tiền thân của quỹ Seqouia Fund là các nhà đầu tư được tách ra khỏi Buffett Partnership mà Buffett đóng cửa vào năm 1969 và ông đã chọn 1 siêu sao trong đầu tư giá trị là Bill Ruane làm quản lý để tiếp tục đầu tư theo phong cách đầu tư giá trị truyền thống.
Quỹ đã khởi đầu thật sự chật vật, sau 3 năm đầu đã lỗ -15%, và họ đã muốn đóng cửa vào năm 1974 nhưng được sự giúp đỡ của bạn bè mà tiếp tục sống sót. Sau giai đoạn đó, quỹ bắt đầu thành công với thành tích cao hơn S&P500 +2,6%/năm trong 47 năm liên tục và đã biến 10k$ ban đầu thành ~4 triệu USD ngày nay.
Năm 1999, trong bong bóng công nghệ, Seqouia Fund lỗ -16,5% trong khi S&P500 tăng +21% và Nasdaq tăng +86%. Danh mục quỹ rất tập trung chỉ với 12 khoản đầu tư trong đó 37% là đầu tư vào Berkshire Hathaway. Sau đó quỹ đã lấy lại thành quả khi từ 2000 – 2002 tăng +29% trong khi S&P500 giảm -38%.
Nhưng sai lâm của họ không phải do thị trường mà do chính họ tự gây ra cho mình. Họ đã từ bỏ việc đầu tư danh mục tập trung cao độ mà chuyển sang đa dạng hóa hơn với danh mục 34 cổ phiếu vào năm 2010. Họ vô cùng thành công với khoản đầu tư lớn vào Valeant và cổ phiếu lient ục bứt phá trở thành khoản đầu tư lớn nhất tại quỹ.
Năm 2015, Valeant bị cáo buộc lừa đảo và cổ phiếu giảm -40% trong 1 phiên làm thiệt hại nặng nề cho quỹ trong năm. Nhưng Seqouia vẫn đặt niềm tin vào nó và họ đã làm điều những NĐT giá trị thực sự làm, họ mua thêm cổ phiếu đó sau khi nó giảm mạnh và tỷ trọng Valeant tăng lên 32% NAV quỹ. Sau các biện minh không thành, 8 tháng sau Seqouia bán toàn bộ cổ phiếu và mất 90% giá trị tại Valeant, quỹ mất -50% tài sản vào năm này. AUM quỹ từ 9 tỷ USD rơi về 5 tỷ USD và họ dừng nộp/rút để giữ lại quỹ sau khủng hoảng chỉ bởi 1 cổ phiếu đơn lẻ.
Bạn cần viết ra điều gì làm bạn mua cổ phiếu nó và bạn chấp nhận đánh cuộc bao nhiêu % NAV vào nó nếu cổ phiếu đó thất bại để biết đâu là điều dừng và rút lui để bảo toàn danh mục đầu tư của mình.
- John Maynard Keynes – Trò chơi gây nghiện nhất
Mỗi phút mỗi ngày, các thị trường tuôn ra những đầu mối, những mảnh vụn thông tin nho nhỏ cho những ai muốn trở thành thám tử thị trường. Đây là trò chơi gây nghiện nhất trên hành tinh vì nó là 1 trò chơi không bao giờ kết thúc. Những mảnh ghép luôn đung đưng trước mặt và tới lúc bạn nghĩ rằng mình đã hiểu ra mọi chuyện, lại xuất hiện những luật chơi mới. Vì vậy, rất nhiều tỷ phú tiêu nhiều đời không hết, nhưng họ vẫn miệt mài đầu tư hàng ngày để chinh phục thị trường này.
Keynes đã thực sự có các lý thuyết rất đúng đắn về logic và nó đúng trong thực tế. Với việc gánh nắng chiến phí mà đồng minh áp đặt sau thế chiến I sẽ làm đồng Mark Đức sụt giảm. Ông đã bán khống nó và thu được khoảng lợi nhuận 30K$ nhanh chóng. Sau đó ông tập hợp thêm tiền lập ra 1 nghiệp đoàn với 80k$ và tiếp tục bán khống nhưng nhanh chóng thất bại bởi 1 đợt thị trường lạc quan ngắn ngủ quét sạch các khoản đầu cơ giá xuống của ông mặc dù ông vẫn nhận định đúng sau đó.
Năm 1922, ông được cha cứu và xây dựng lại cơ sở vốn 120k$ để tiếp tục đầu cơ tiền tệ. Lúc này ông thực hiện đầu cơ vào hàng hóa để tránh sự biến động mạnh của các đồng tiền và vẫn dựa trên các phân tích macro trước đó. Khi đại suy thoái xảy ra vào năm 1929, ông đã mất 80% tài sản. Quỹ đại học King’s College ông cũng thuyết phục để tách 1 phần quỹ sang đầu cơ chứng hoán thay vì bất động sản và cũng gặp thua lỗ lớn khi đại khủng hoảng xảy ra.
Bất chấp thất bại, Keynes đã thay đổi từ phong cách dự đoán thị trường trước đó (top-down) sang phong cách tổng hợp quy nạp (bottom-up) và đã thực sự thành công và giúp ông cũng như King’s College lấy lại được cả gia tài lớn khi thị trường tăng trở lại sau đại khủng hoảng. Nhưng rồi giá trị cũng có tính thời điểm. Khi khủng hoảng kép nổ ra trong giai đoạn 1936-1938 đã cuốn bay 2/3 tài sản của ông cũng như các quỹ ông quản lý. Mặc dù bị chỉ trích và yêu cầu giải thích nhưng Keynes đã đúng khi cố gắng duy trì danh mục tránh bán tháo ở đúng đáy chu kỳ giảm.
Những nhà đầu tư thành công cần có cấu trúc danh mục cho phép họ bắt được đủ lợi ích trong 1 thị trường tăng giá và sống sót được trong thị trường giảm giá khi mọi người xung quanh đang hoảng loạn. Nhưng để thực hiện được đây là 1 kỳ tích và rất khó thực hiện được trong thực tế. Để đạt được gần như vậy, NĐT phải có sự kỷ luật trong đầu tư rất mạnh mẽ, họ cần nắm giữ danh mục đầu tư phù hợp với tính cách của mình, mọi việc là tương đối và không thể nào thật sự hoàn hảo được.
- John Paulson – Bạn chỉ cần thắng 1 lần
Khía cạnh tiêu cực của may mắn trong đầu tư là khi ta may mắn thắng lớn, ta lại nhầm lẫn đó là kỹ năng hơn là sự ngẫu nhiên. Sau đó chúng ta chuyển sự tự tin này vào khoản đầu tư tiếp theo của chúng ta.
Paulson khởi nghiệp với quỹ đầu cơ Paulson & Co với 2 triệu USD sau khi rời Bear Sterns, ông chuyên gia dịch chênh lệch giá sáp nhập khi làm tại đó. Ông thành công với cú đầu cơ bong bóng nhà đất nổ và tài sản nhẩy vọt lên 38 tỷ USD. Cú đầu cơ thành công nhất trong lịch sử thế giới. Nhưng sau thành công đó 10 năm trôi qua ông đã mất 75% tài sản và chỉ còn chưa tới 10 tỷ USD.
Với nhận định bong bóng BĐS đã thực sự hình thành vào 2005 và chỉ chờ nổ, Paulson đã bắt đầu xây dựng các vị thế mua bán rủi ro tín dụng với các công ty chuyên cho vay BĐS lớn. Mặc dù vậy, các vị thế này của ông bắt đầu thua lỗ từ năm 2005 cho tới tận năm 2007. Ông tiếp tục mua và nắm giữ các vị thế hoán vị rủi ro tín dụng trong 1 thời gian dài bấp chấp thua lỗ và các nhận định lạc quan khác ở bên ngoài.
Khi New Century Financial bắt đầu gặp khó khăn, giá cổ phiếu giảm là lúc Paulson bắt đầu có lãi, khoảng lãi 1,25 tỷ USD bắt đầu có vào tháng 2/2007. Sau đó ông mất 50% lợi nhuận trong đợt phục hồi nhẹ rồi tiếp tục gia tăng lãi chóng mặt khi 2 quỹ của ông có mức lãi 590% và 350% vào cuối năm 2007. Ông kiếm được 15 tỷ USD và riêng cá nhân ông được 4 tỷ USD trong năm này.
Sau thành công vĩ đại này, Paulson đi tìm kiếm vị thế mới và ông dự báo lạm phát tới và đầu tư mạnh vào vàng với 5 tỷ USD vị thế. Nhưng năm 2011 sau khi đạt đỉnh vàng giảm 30% giá trị và quỹ ông thua lỗ mất hơn 1/3 giá trị, và tiếp tục lỗ thêm 14% vào năm tiếp theo. 1 sự thành công đi kèm may mắn không có nghĩa bạn sẽ tiếp tục may mắn ở lần tiếp theo.
- Charlie Munger – Xử lý những khoản thua lỗ lớn
Các công ty lớn có thành tích hiệu suất đầu tư hàng đầu với mức tăng 38.600% từ khi IPO năm 1997 tới nay với mức tăng 35,5%/năm bình quân cũng từng có rất nhiều lền tăng giảm với mức độ >50%, và có biệt có năm 2000-2002 có mức giảm tới 91% kể từ đỉnh giá. Liệu bạn có thể nắm giữu nó trong các giai đoạn đó không?
Châm ngôn của Munger, phó chủ tịch Berkshine Hathaway là thích lật ngược vấn đề, nghiền ngẫm kiểu đảo diển, và suy nghĩ ngược lại. Ông thường nói người ta tính toán quá nhiều và suy nghĩ quá ít. Ông khác với phần lớn những người khác là ông không bao giờ bị phân tâm bởi những cơ hội ở bên ngoài phạm vi năng lực của ông.
Munger sau thời gian đầu thành công với nghề luật sư và đầu tư bất động sản, ông đã thành lập quỹ đầu cơ Wheeler, Munger & Company và đã thành công vang dội trong suốt giai đoạn 1962-1969, mức lợi nhuận hàng năm trước phí choáng ngợp ở mức 37,1%/năm. Trong 14 năm tồn tại của quỹ ông cũng có mức lợi nhuận bình quân 24%/năm trước phí. Dù rất thành công nhưng không dễ dàng khi quỹ có những giai đoạn thua lỗ nặng nề.
Đỉnh điểm là trong thương vụ quỹ của ông mua cổ phiếu Blue Chip Stamps và tới 1973 61% tài sản ròng của quỹ ở cổ phiếu này và nó bị nghiền nát trong giai đoạn này với doanh số sụt giảm từ 120 triệu USD/năm còn chưa tới 100k$/năm. Quỹ của Munger lỗ -31,9% trong năm 1973, rồi tiếp tục -31,5% vào năm 1974. Cùng giai đoạn này cổ phiếu Berkshine Hathaway của Bufett cũng giảm 50%. Mặc dù ông đã đặt cược đúng khi trở lại vào năm 1975 với mức lãi +73,2%, nhưng 2 năm thua lỗ lớn đã gây sốc và ông quyết định thanh lý quỹ sau đó.
Cơ bản chúng ta sẽ gần như không thể miễn nhiễm với thua lỗ, và thua lỗ gần như luôn là 1 phần trong cuộc chơi đầu tư cho dù bạn theo bất kỳ phong cách nào đi chăng nữa. Bạn phải phản ứng trầm tĩnh trước thua lỗ. Thời điểm bán 1 khoản đầu tư không phải là sau khi nó đã giảm giá. Thay vì thế, bạn hãy đặt mình vào vị thế không phải người buộc phải bán.
- Chris Sacca – Đối phó nỗi hối tiếc
Đầu tư thành công nhất quán là điều không hề đơn giản. Rất nhiều nhà đầu tư đã từng nắm giữ các vị thế mà có thể đem lại giá trị hàng tỷ usd nếu tiếp tục nắm giữ lâu dài, nhưng thật chớ trêu họ đã bỏ lỡ cơ hội như vậy. Bạn không thể tránh được sự nuối tiếc trong cuộc chơi này. Bạn sẽ mua vài thứ mà ước gì bạn đã không mua, và bán vài thứ mà ước gì bạn đã không bán.
Sacca là nhà đầu tư vô cùng thành công với quỹ Lowercase Capital chuyên đầu tư về venture và đã thành tỷ phú USD trước 40 tuổi với hàng loạt thương vụ lãi hàng trăm lần. Ông có 4 quy tắc đầu tư chính:
- Ông phải biết rằng ông có thể tác động trực tiếp và đích thân lên kết quả
- Vụ đầu tư phải là tuyệt vời trước khi ông tham gia. Sacca tìm cách làm mọi chuyện tốt hơn. Ông không cố sửa 1 thứ từ đầu đã không tốt
- Ông biết chờ đợi 1 thương vụ để làm ông giàu có
- Ông lựa chọn những thương vụ mà ông sẽ thấy tự hào và gắn bó
Sự tiếc nuối là không thể tránh khỏi và luôn tồn tại. Cách tốt nhất để tối thiểu hóa sự nuối tiếc trong tương lai khi bạn có khỏa lợi nhuận hay thua lỗ lớn là bán đi 1 ít. Ví dụ bạn bán 20% cổ phiếu tăng gấp đôi đi, và ít ra bạn vẫn còn lại 80%. Nếu cổ phiếu giảm ½ sau đó thì ít ra bạn cũng đã bán 1 ít đi rồi.
Tối thiểu hóa nuối tiếc của bạn và bạn sẽ tối đa hóa cơ hội của mình để trở thành NĐT thành công trong dài hạn.
- Michael Batnick – Soi gương
Đây là bài học của chính tác giả. Tác giả đã học chênh mảnh khi còn nhỏ và không thành công tại trường đại học và bị buộc phải thôi học. Tác giả rất chật vật trong giai đoạn đầu của sự nghiệp của mình. Các sai lầm về đầu tư ông cũng gặp gần như hết mọi thứ mà hầu hết mọi người từng gặp phải.
Sau thất bại lên xuống trong sự nghiệp và thất nghiệp triền miên. Năm 2012, tác giả đã may mắn nhận được công việc với Josh khi ông ông này tuyển dụng nhân viên khi đang quản lý 1 quỹ đầu cơ 50M$, và tới giờ tác giả đã thành công khi đã có sở hữu 1 phần doanh nghiệp này với quy mô công ty đã quản lý lên 700M$.
Mặc dù đã thành công, Batnick vẫn gặp vô vàn cái sai lầm như ông có kế hoạch tài chính và đầu tư mọi cách để có tiền khi đó. Thị trường không hề quan tâm tới kế hoạch của bạn. Hầu như sẽ không có ai không phạm phải sai lâm trong đầu tư hay cuộc đời của họ.
Lần tới, khi bạn phải hứng chịu 1 đợt thua lỗ lớn hay bán ra quá sớm hay cố gắng trở lại điểm hòa vốn, hãy nhớ, tất cả chúng ta đều từng rơi vào tình cảnh đó. Khác biệt giữa người bình thường và NĐT giỏi nhất là người vĩ đại học hỏi và trưởng thành từ sai lâm của họ, trong khi người bình thường nản chí vì những sai lâm đó.