KHác biệt để bứt phá (Rework) – Jason Fried & David Heinemeier Hansson
Rework là cuốn sách yêu thích nhất của Jeff Bezos.
Hai tác giả là đồng sáng lập 37signals, một công ty phần mềm tiên phong chuyên sản xuất các phần mềm ứng dụng được hàng triệu người trên thế giới tiêu dùng.
- Khởi đầu
Cuốn sách thể hiện phong cách khác biệt, dành cho những doanh nhân kỳ cực, những người dám nghĩ dám làm của giới kinh doanh, những người biết mình sinh ra để đi tiên phong, lãnh đạo và chính phục. Đây là cuốn sách kinh doanh khác biệt, dành cho những người khác biệt. Dù là doanh nghiệp nhỏ, hay người chuẩn bị khởi nghiệp chúng ta đều có thể sử dụng nó để tiến hành mọi việc 1 cách thuận lợi hơn rất nhiều so với trước kia.
- Hạ bệ
Phớt lờ thế giới thực đi, vì khi bạn hào hứng kể 1 ý tưởng nào đó, đại đa số mọi người sẽ nói chẳng làm được đâu. Chỉ những gì người ta đã biết, đang làm, đã làm mới được chào đón. Những ý tưởng mới sẽ tỏ ra kỳ quặc, lập dị và khó được chấp nhận.
Muốn thành công không nhất thiết phải trải qua thất bại. Mọi người thường nói thất bại là sự cần thiết cho việc sẽ thành công về sau. Nhưng rất nhiều người thất bại đi thất bại lại cũng không thành công. 1 số sau thất bại sẽ thành công, nhưng cũng có rất nhiều người ngay lần khởi nghiệp đầu tiên đã thành công. Nên việc thất bại để có thành công là điều không phải bắt buộc phải như vậy.
Thất bại là điều tốt nếu ta thật sự nhận ra sau thất bại ta cần làm gì vào lần sau để không lăp lại nó nữa. Nhưng thất bại sẽ là điều vô ích nếu ta không biết nên làm gì vào lần sau. Bạn hãy làm ngược lại, hãy học hỏi từ thành công của mình. Đúc rút ra được điều gì giúp ta thành công và tiếp tục phát huy nó sau đó.
Lên kế hoạch là phán đoán: việc lên kế hoạch kinh doanh dài hạn chỉ là 1 hoạt động tưởng tượng. Các phán đoán bạn lại cho đó là kế hoạch và tuẩn thủ nghiêm ngặt nó sẽ phá vỡ sự ứng biến của bạn với điều kiện thực tế, khi thực tế đi không như kế hoạch mà bạn đã tạo ra trước đó. Các kế hoạch 1 năm có thể sẽ không hiệu quả, nhưng bạn nên xác định tuần này ta cần làm những gì sẽ tốt hơn. Làm việc không có kế hoạch nhiều khi còn tốt hơn so với mù quáng làm theo 1 kế hoạch cứng nhắc.
Tại sao phải bành trướng quy mô? Các nhà quản trị, nhà đầu tư luôn bị ám ảnh bởi việc liên tục mở rộng quy mô, vì khi đó trông họ có vẻ như có quyền lực hơn, chuyên nghiệp hơn, ấn tượng hơn. Quy mô phù hợp với công ty bạn phụ thuộc riêng vào từng công ty chứ không phải nhất thiết phải càng to càng tốt. Giống như danh tiếng và giá trị của Harvard không phải đến từ việc họ mở rộng quy mô trường ra toàn cầu hay tuyển sinh ồ ạt số lượng lớn sinh viên.
Chúng ta có khuynh hướng tán dương những người tham công tiếc việc, tram trồ than phục những người làm việc thâu đêm và ngủ lại văn phòng. Tuy nhiên, chứng nghiện việc này thật ra là sự không cần thiết. Làm việc nhiều hơn không có nghĩa là bạn quan tâm và hoàn tất được nhiều công việc hơn. Mà chỉ đơn giản là bạn là bạn làm việc nhiều hơn mà thôi. Những người làm việc theo hướng nghiện việc rốt cục sẽ tạo ra nhiều vấn đè hơn là những việc họ thực sự giải quyết được bởi sẽ đến lúc họ kiệt sức và hậu quả họ phải gánh chịu sẽ rất lớn. Ngoài ra, những người tham công tiếc việc có thể còn giải quyết vấn đề 1 cách rắc rối hơn, họ có thể là những người về đúng giờ thấy mình không xứng đáng, tội lỗi với công việc, với công ty hơn. Thêm nữa, những người tham công tiếc việc làm thời gian quá dài sẽ làm quá tải bộ não và khó có thể ra các quyết định đúng đắn được.
- Tiến lên
Tạo dấu ấn: Để làm việc lớn, bạn cần phải thấy mình đang tạo ra sự khác biệt, tạo ra dấu ấn có ý nghĩa và thuộc về 1 điều gì đó rất quan trọng. Bạn chỉ cần cảm thấy nỗ lực của mình có giá trị là được, không nhất thiết bạn phải nghĩ rằng phát minh ra thuốc trị ung thư mới là tạo dấn ấn. Bạn muốn tạo ra thứ khác biệt hay thứ hệt như đang có ở hiện tại, bạn đừng chỉ ngồi yên 1 chỗ chờ đợi ngườ khác tạo ra sự thay đổi mà bạn muốn. Và cũng đừng nghĩ cần 1 lượng nhân sự khổng lồ đề tạo ra sự thay đổi này.
Gãi đúng chỗ ngứa: cách để dễ dàng nhất và nhanh chóng nhất để có được 1 sản phẩm hay dịch vụ tuyệt vời là làm ra những thứ mà bản than bạn cũng muốn sử dụng. Điều đó sẽ giúp bạn thiết kế những gì bạn muốn và bạn sẽ ngay lập tức biết được liệu những gì bạn đang làm có ích hay không. Quan trọng hơn cả, giải quyết vấn đề của chính bạn, còn làm bạn yêu thích những gì mình tạo ra. Bạn biết rõ vấn đề là gì và hiểu giá trị của những giải pháp cho vấn đề đó 1 cách tường tận.
Rất nhiều người có các ý tưởng tương tự các sản phẩm thật sự thành công, nhưng ý tưởng thôi chẳng có ý nghĩa gì cả. Những gì bạn làm mới thực sự quan trọng, chứ không phải những gì bạn nghĩ, nói, hoặc lên kế hoạch. Thiếu thời gian thường là lý do giải thích cho sự trì hoãn thực hiện của mọi người. Nhưng chỉ cần bạn đam mê với nó, việc sắp xếp thời gian để thực hiện ý tưởng là điều rất dễ dàng.
Khi đang tiến hành công việc, hãy luôn ghi nhớ tại sao bạn lại làm những việc đó. Cá doanh nghiệp thành công luôn có quan điểm riêng, bạ phải có cái để mà tin tưởng. Lập trường vững vàng chính là cách bạn thu hút những người hâm mộ cuồng nhiệt.
Thực thi hoặc vứt đi: Có sự khác biệt rất lớn giữa việc tuyên bố sứ mệnh và thực thi sứ mệnh. Ủng họ 1 điều gì đó không phải chỉ là viết ón ra, mà bạn phải thực sự tin tưởng và thực thi nó.
Phương án cuối cùng: huy động vốn từ nguồn lực bên ngoài là phương án cuối cùng. Các công ty cần cơ sở hạ tầng lớn thì phương án huy động vốn bên ngoài là yêu cầu thường xuyên. Nhưng hiện nay nhiều loại hình kinh doanh không cần nhiều vốn đến vậy và không cần thiết phải huy động từ bên ngoài. Nhưng nhìn chung, bạn nên hạn chế huy động vốn từ bên ngoài ở mức tối đa. Tiêu tiền của người khác nghe có vẻ hay, nhưng nó là 1 chiếc thòng lọng kèm theo. Lý do đó là:
- Bạn mất kiểm soát: ban đầu việc giải trình thường không vấn đề gì, về sau sẽ thành việc bạn mở công ty để phục tùng người khác và nhiều mâu thuẫn xảy ra;
- Sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài bóp chết việc gây dựng 1 doanh nghiệp chất lượng: do các nhà đầu tư có xu hướng muốn thu hồi vốn đầu tư trong 3-5 năm nên thường bỏ qua việc phát triển lâu dài để thu lợi ngắn hạn;
- Tiêu tiền của người khác sẽ gây nghiện: tiêu tiền của người khác sẽ dễ gây nghiện, khi tiêu hết bạn sẽ tiếp tục huy động thêm và sau đó tỷ lệ của bạn ngày càng ít đi;
- Thỏa thuận bất lợi: ban đầu bạn không có lợi thế gì và rất dễ bị điều khoản bất lợi;
- Khách hàng mới là quan trọng: có thể bạn thành người xây dựng cái các nhà đầu tư muốn thay vì khách hàng muốn;
- Việc huy động vốn cực kỳ rắc rối: việc tìm kiếm nguồn tài trợ rất khó khăn và làm bạn kiệt sức.
Có thực sự cần? bạn có thật sự cần nhiều người không, hay chỉ cần 2-3 người là đủ? Bạn có thật sự cần vốn lớn không hay chỉ cần vài 1 chút tiền là đủ? Bạn có cần thời gian dài không hay chỉ cần 2-3 tháng la đủ? Bạn có cần văn phòng không hay tại nhà là đủ? Bạn có cần quảng cáo không hay tự làm vẫn được?… rất nhiều câu hỏi tương tự như thế khi bạn khởi nghiệp cần trả lời nó. Công ty mới thành lập không có nghĩa là được tiêu tiền thoải mái cho tới lúc kiếm ra lợi nhuận. Ngay từ khi lập công ty ta đã phải biết chúng ta có thể kiếm tiền từ đâu và nghiêm túc thực hiện nó.
Bạn cần 1 chiến lược cam kết chứ không phải 1 chiến lược thoát thân: bạn nên nghĩ về cách làm cho dự án của mình phát triển và thành công, chứ không phải cách trốn chạy. Nếu toàn bộ chiến lược của bạn là về việc thoát thân, thì có nhiều khả năng là bạn sẽ không thể tiến xa ngay từ đầu.
Nhiều công ty ngay từ khi lập ra đã là mục tiêu để bán lại, nhưng khả năng thực hiện điều này là rất nhỏ. Khi bạn lập công ty với mục đích để bản, bạn đã nhâm đường ngay từ đầu. Thay vì chú tâm vào việc làm thế sao để khách hang yêu mến mình, bạn lo lắng ai sẽ mua lại công ty của bạn. Ngay cả khi thành công, nhiều nhà sáng lập sau khi bán công ty, đi nghỉ hữu ở 1 hòn đảo nhưng sau đó vài tháng họ lại thường quay trở lại công việc và tìm kiếm ý tưởng mới trở lại. Thay vì vậy, hãy cam kết với công ty bạn lập ra và làm cho nó thành công vượt trội.
- Tiến triển
Ít hơn là tốt: khi nguồn lực hạn chế bắt buộc bạn phải tiến hành công việc với những gì bạn có. Không có chỗ cho sự lãng phí. Điều đó bắt buộc bạn phải trở nên sáng tạo.
Thà một ít mà tốt còn hơn đủ mà tồi: nếu cố gắng thực hiện tất cả mọi vệc cùng lúc, bạn có thể nhanh chóng biến bao ý tưởng tuyệt vời mà bạn ấp ủ thành công cốc. Bạn không thể làm tất cả mọi thứ mà bạn muốn và làm cho thật hoàn hảo được. Thời gian, nguồn lực, khả năng và sự tập trung của bạn là có hạn. Làm hoàn hảo 1 việc là đã khó khan lắm rồi, cố gắng làm hoàn hảo cả 10 việc 1 lúc là điều gần như không thể.
Vì vậy, hãy giảm tham vọng xuống, ưu tiên cho chất lượng thay vì số lượng. Hãy tạo ra những điều xuất sắc bằng cách cắt bớt những phần chỉ ở mức vừa hay. Khi bạ chần chừ chưa ra quyết định, các vấn đề sẽ chồng chất lên nhau. Từ đó sẽ dễ quẳng nó sang 1 bên hoặc giải quyết 1 cách hấp tấp. Thay vì hãy nghĩ về việc này, ta hãy lựa chọn là hãy quyết định việc này. Đừng chờ đợi giải pháp hoàn hảo, hãy ra quyết định và tiến về phía trước.
Tập trung vào những thứ bất biến: Vì giá trị cốt lõi không bao giờ thay đổi. Nhiều công ty dốc toàn tâm toàn lực vào những sự kiện lớn sắp xảy ra, những thứ mới mẻ, hợp xu hướng công nghệ tân tiến nhất. Đó là cách của kẻ ngốc. Phần cốt lõi trong việc kinh doanh của bạn nên được xây dựng dựa trên những thứ không đổi, những thứ mà mọi người muốn có hôm nay và trong vào mười năm sau họ vẫn muốn có. Đó là những thứ bạn nên đầu tư vào.
Khi sản phẩm của bạn đã đầy đủ tính năng, hãy tung ngay ra thị trường. Khi bạn còn 1 danh sách các việc còn phải là nữa không có nghĩa là sản phẩm của bạn chưa hoàn thiện. Ta hoàn toàn có thể tiếp tục thực hiện nó sau khi đã tung ra thị trường.
- Năng suất
Quá nhiều loại giấy tờ, biểu đồ vô dụng trong thế giới kinh doanh. Nếu bạn cần phải giải thích 1 điều gì đó, hãy cố gắng hiệnt hực hóa nó. Thay vì mô tả vẻ bề ngoài, hãy vẽ nó ra. Thay vì giải thích âm thanh như thế nào, hãy ngâm nga nó. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để loại bỏ các vỏ bọc trừu tượng.
Các cuộc họp không cần thiết, tán ngẫu nơi công sở trong giờ, ăn uống,… là những thứ ăn mòn năng suất lao động của bạn. Bạn hãy dành thời gian để ở riêng 1 mình, không cho các sự quấy nhiễu làm phiền và bạn sẽ tập trung được để xử lý hang núi công việc.
Khi gặp công việc khó khăn, bạn có thể lựa chọn giải pháp judo – giải pháp chấp nhận được thay vì 1 giải pháp yêu cầu quá nhiều nguồn lực không thể đáp ứng được. Hãy hoàn thành các công việc lần lượt hết công việc này chuyển sang công việc khác. Nếu để 1 việc kéo dài, bạn sẽ càng khó lòng hoàn tất nó.
Các quyết định, dự án lớn rất khó khăn để ra quyết định và ước lượng thời gian, chi phí đúng. Hãy chia nhỏ nó ra thành các dự án nhỏ, việc ước lượng và ra quyết định sẽ trở nên dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều.
- Đối thủ cạnh tranh
Sự sao chép trong kinh doanh thường là công thức dẫn đến thất bại. Khi sao chép, bạn sẽ không có sự thấu hiểu, mà sự thấu hiểu chính là cách bạn tiến triển. Bạn cần phải hiểu tại sao việc này hiệu quả, việc kia lại diễn ra như thế. Khi sao chép, bạn chỉ cắt dán và làm theo các lớp bề mặt thay vì thấu hiểu tất cả những lớp nằm bên dưới. Khi sao chép, bạn sẽ không bao giờ tiến bộ được. Bạn sẽ luôn ở thế bị động, không bao giờ dẫn đầu và luôn phải đi theo người khác. Nếu người khác đang nắm phần chính yếu của công việc, tức là bạn đang sao chép. Hãy chịu ảnh hưởng, nhưng đừng đánh cắp.
Nếu bạn thành công, người ta sẽ bắt chước những gì bạn làm. Để chống lại nó, hãy đưa vào sản phẩm của bạn những chi tiết độc đáo. Hãy khác biệt hóa sản phẩm của bạn. Hãy biến nó thành sản phẩm mà không ai khác có thể làm theo.
Dù sao đi nữa, các đối thủ cũng chẳng đáng cho bạn bận tâm. Thay vì quan tâm quá mức đối thủ đang làm gì, hãy đặt trọng tâm vào bản thân mình. Chúng ta cần liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm để nó trở thành sản phẩm xuất sắc nhất.
- Sự tiến triển
Chấp nhận các ý tưởng, đề nghị dễ dãi sẽ biến bạn trở thành kẻ tầm thường. Hãy học cách nói không với hầu hết mọi thứ, có thể thứ mà bạn cho là tuyệt vời. Hãy sử dụng sức mạnh của từ không để thể hiện rõ thứ tự ưu tiên của mình.
Đảm bảo giữ cho sản phẩm thật đơn giản và luôn có khách hàng mới tiếp cận và sử dụng sản phẩm của bạn 1 cách dễ dàng. Đừng thay đổi nó chỉ vì 1 số khách hàng đòi hỏi phải thay đổi nó để đáp ứng nhu cầu của 1 số lượng nhỏ khách hàng. Sẵn sàng chấp nhận để họ ra đi nếu sản phẩm của ta không còn phù hợp với họ nữa.
1 ý tưởng mới bao giờ cũng tạo cho bạn cảm giác thôi thúc. Bạn bắt đầu tưởng tượng ra những khả năng và lợi ích từ ý tưởng đó. Và bạn muốn thực hiện nó ngay. Nhưng đại đa số nó sẽ là ý tưởng tồi vì nó sẽ phá hỏng kế hoạch đã được bạn sắp xếp kỹ thứ tự ưu tiên thực hiện trước đó. Nếu có ý tưởng mới, hãy cứ để từ từ qua đợt hưng phấn và đánh giá cẩn thận nó rồi sắp xếp lại thứ tự ưu tiên. Hãy ưu tiên những gì khách hàng liên tục nhắc đi nhắc lại với bạn.
- Chiêu thị
Khi bạn còn chưa tung sản phẩm ra, ít khách hàng thì mọi sự thay đổi đều rất thoải mái. Nhưng khi càng ngày càng có nhiều khách hàng thì bạn sẽ ngày càng lo lắng tránh rủi ro hơn rất nhiều. Mỗi thay đổi của sản phẩm có thể ảnh hưởng tới hàng triệu người là viễn cảnh rất đáng sợ nếu có sai sót xảy ra.
Bạn hãy xây dựng lực lượng khán thính giả cho mình bằng bất cứ các nào có thể, từ blog, trang web, video, postcast,… để họ thành khán giả trung thành của bạn và khi cần truyền tải thông điệp gì đến họ thì họ sẽ rất dễ chấp nhận điều đó. Đừng cố gắng chi tiền quảng cáo, hãy chia sẻ kiến thức cho mọi người. Hãy mạnh dạn chia sẻ những gì bạn làm, những gì người khác không muốn nói. Đừng e ngại người khác từ đó làm được như bạn. Điều đó rất khó có thể xảy ra.
- Thuê mướn
Đừng bao giờ thuê người làm bất cứ việc gì mà bạn chưa thử tự làm trước. Chi khi tự làm bạn mới hiểu được bản chất của công việc. Bạn sẽ nắm rõ quá trình hoàn thành tốt 1 việc ra sao. Bạn sẽ biết cách viết bản mô tả công việc thiết thực và nên hỏi gì trong buổi phỏng vấn. Việc thuê người nên được coi là cẩn trọng và tránh dư thừa. Bạn chỉ thuê khi thật sự bạn không thể làm được việc đó nữa. Chúng ta phải tránh thuê những kẻ đùn đẩy, những kẻ thích sai bảo người khác. Những kẻ đó chinh là gánh nặng cho nhóm.
Hãy thuê những nhà quản lý giỏi. Họ là những người có mục tiêu riêng và biết cách thực hiện những mục tiêu đó. Họ không cần ai hướng dẫn, Họ không cần phải ngày ngày đến công ty trình diện. HỌ là những gì 1 viên quản lý sẽ làm: kiểm soát tình hình, phân công công việc, quyết định những việc cần làm…. Nhưng họ thực hiện tất cả mọi việc với tinh thần trách nhiệm cao.
Ngoài ra, hãy chọn những ngườ có khiếu viết lách, thuê những người văn hay chữ tốt. Vì nó sẽ hữu hiệu ở rất nhiều chỗ khác nhau từ khả năng trình bầy, tư duy logic, soạn thảo văn bản…
- Kiểm soát thiệt hại
Làm chủ tình huống xấu: tốt hơn bạn nên trình bầy ngay nếu mọi việc diễn ra theo chiều hướng xấu. Nếu không, những tin đồn và các thông tin sai lệch sẽ làn truyền nhanh chóng. Khi tiếp nhận thông tin khách hàng hãy phục vụ họ nhanh chóng nhất có thể, càng chờ đợi lâu khách hàng càng thiếu thiện cảm với công ty bạn. Tất cả mọi bộ phận ở công ty đều phải có kỹ năng chăm sóc khách hàng và sẵn sàng xử lý khủng hoảng khi nó xảy ra.
- Văn hóa
Văn hóa là hành vi phụ phẩm của hành vi nhất quán. Bạn không tạo ra văn hóa, mà văn hóa tự hình thành. Đầu tiên hãy bỏ các chính sách ngớ ngẩn làm giảm hiệu quả của bản thân công ty, làm thay đổi môi trường làm việc chiện tại theo hướng tốt hơn thay vì cố gắng tuyển dụng các ngôi sao trên thị trường về trước.
Đề cao sự chủ động của nhân viên, họ có thể tự quyết những việc trong phạm vi của mình rồi thông báo lại cho quản lý nắm được. Họ cũng được cho về nhà đúng giờ quy định thay vì phải làm them giờ triền miên.
- Kết thúc
Tất cả chúng ta đều có ý tưởng. Các ý tưởng là bất tử. các ý tưởng luôn trường tồn. Nhưng thứ không tồn tại mãi chính là nguồn cảm hứng. Khi muốn làm 1 việc nào đó, bạn cần thực hiện ngay, vì trì hoãn sẽ làm bại suy giảm và mất cảm hứng thự hiện nó.