Nghệ thuật kinh doanh của người giầu nhất Trung Quốc – Cao Lập Bình
Cuốn sách này nói về Sái Vạn Lâm (Tsai Wan-lin), người Hoa giầu nhất thế giới vào cuối những năm 80s đầu những năm 90s. Ông là ông chủ của tập đoàn Lâm Viên với tên tuổi chính gắn liền với công ty bảo hiểm nhân thọ Quốc Thái (Cathay Life).
Cách kinh doanh của họ nhà Sái, của Sái Vạn lâm, của Cathay mang nặng nét tính cách Trung Quốc truyền thống và các chiêu trò, cách gian lận trong kinh doanh không khác biệt nhiều so với các doanh nghiệp ở Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc, Việt Nam và các nước có người Hoa đông đúc trong hoạt động kinh doanh như ở khu vực Đông Nam Á.
Mô hình kinh doanh cốt lõi của ông là huy động vốn giá rẻ dài hạn của các khách hàng bảo hiểm nhân thọ và dùng nó đi thâu tóm các vị trí đất đai đẹp ở các ngã 3, ngã 4 ở các thành phố ở Đài Loan. Tới năm 2004, Cathay Life sở hữu tới 203 tòa nhà ở các tp Đài Loan và là đại địa chủ số 1 ở ĐL về giá trị BĐS.
- Rời khỏi quê hương đến Đài Bắc kiếm sống
Ông sinh ra năm 1924 tại Miêu Lộc, phía tây đảo ĐL. Gia đình nông làm ruộng nên việc sinh ra nhiều con cái là điều gia đình rất hân hoan. Sái Vạn Lâm là con thứ 3 trong gia đình, anh thứ 2 là Vạn Xuân, người em thứ 3 là Vạn Tài. Ngoài ra họ còn 1 anh cả và 1 em trai út. Cuộc sống gia đình rất khó khăn. Anh em ông chỉ được đi học hết cấp 1 là 2 anh em ông phải bỏ học đi là kiếm thêm cho gia đình. Anh cả ông không đi học, anh thứ 2 Vạn Xuân học rất giỏi, Vạn Lâm là con thứ 3 cũng hiếu học và thường đi theo Vạn Xuân đi học và đi làm.
Nhật chiếm ĐL từ lâu và áp đặt chế độ cai trị hà khắc để khai thác than đá, lúa và nhiều sản vật khác ở ĐL để cung cấp cho chính quốc. 2 anh em Vạn Xuân, Vạn Lâm thường gánh rau từ nhà đi ra chợ cách rất xa bán. Vạn Xuân sau đó thấy quá mệt nên thay vì mang rau đi ông lại đi ra chợ mua chỗ này bán chỗ kia thu được lợi nhuận tốt hơn là mang rau đi bán. Nhưng bố ông lại nghiêm khắc không đồng ý cách làm này của ông khi bỏ phí rau nhà làm ra.
Sau 1 năm bán rau, năm 1932, Vạn Xuân (16 tuổi) và Vạn Lâm (mới 8 tuổi) cùng nhau đi Đài Bắc lập nghiệp để thay đổi cuộc sống. 2 anh em ở nhờ ở nhà cô ở Đài Bắc, 2 anh em mượn xe đẩy và tiếp tục đi buôn bán rau ở chợ Đài Bắc. họ dậy từ 4h sáng đi mua rau ở chợ bán buôn rồi mang đi bán lẻ ở các khu vực xa hơn. Sau đó họ bán rau cho người Nhật và thu được lợi nhuận tốt hơn. Sau đó họ mang cả bố mẹ và các em lên Đài Bắc ở.
- Thiếu niên từng trải từ thời niên thiếu nhiều vất vả
Mặc dù cuộc sống có khá hơn chút nhưng vẫn không tốt hơn là bao. Người anh cả trong gia đình bị bệnh lâu năm nên mất dần sức lao động, mẹ ông cũng yếu do sinh nở nhiều nên cũng dần mất sức lao động. Sau đó 2 anh em Vạn Xuân, Vạn Lâm nghiên cứu và bắt đầu chuyển từ bán rau sang bán gạo. Họ vào các khu vực vùng sâu trong núi mua gạo và mang ra tiêu thụ ở thành phố. Việc này vừa giúp các nông dân tiêu thụ được tốt hơn và khách hàng cũng ưa thích loại lúa người miền núi trồng này.
Việc kinh doanh gạo này đã bắt đầu sinh lợi tốt và bắt đầu tiết kiệm được 1 khoản tiền. Sau đó, họ bắt đầu nghĩ việc mở rộng kinh doanh, họ mua thêm các loại mặt hàng từ thành phố bán cho nông thôn và mua 1 số sản phẩm ở nông thôn bán cho dân thành phố.
Tháng 12/1933, Vạn Xuân chuyển qua làm nhân viên kinh doanh của hàng thuốc Tư Sinh Đường, sau đó chuyển qua Đài Trung phụ trách kinh doanh tại đây sau 2 năm làm việc. Vạn Lâm thì quay lại tiếp tục đi học và làm thêm ở nhà máy để kiếm thêm. Sau khi tốt nghiệp cấp 2 thì Vạn Lâm cũng bỏ học. Trong thời gian đi làm, Vạn Lâm đều làm hơn nhiều người và sẵn sàng làm thêm để học hỏi từ giám đốc Công ty trong việc kinh doanh. Sau trận chiến Trân Trâu Cảng, Vạn Xuân nghỉ việc ở Đài Trung quay về Đài Bắc cho gần gia đình. Chiến tranh dẫn tới mọi công việc rất khó khăn.
- Buôn bán ở chợ Tây Môn, anh em nhà họ Sái bắt đầu lập nghiệp
2 anh em mở xưởng gia công thực phẩm gần nhà là xì dầu, giấm. Họ thuê cửa hang gần chợ Tây Môn và làm ngày làm đêm. Sản phẩm của họ làm chất lượng cao, giá thành rẻ và đem lại lợi nhuận tốt. Họ sử dụng nước nấu cá làm nguyên liệu sản xuất xì dầu. Đậu và nguyên liệu họ mua từ quân đội do đây là sản phẩm bị quân đội kiểm soát. Họ sản xuất suốt ngày đêm nên sản lượng cao. Sau đó họ mở rộng ra kinh doanh tạp hóa ở cửa hàng gần chợ Tây Môn. Việc làm chủ cửa hàng này là hoạt động kinh doanh đầu tiên của họ. Trong giai đoạn này họ tiết kiệm được hơn 60k đồng để có vốn cho mở rộng kinh doanh sau này. Đang kinh doanh thuận lợi, mẹ và anh cả Vạn Sinh của họ mất.
Năm 1945, ĐL khôi phục chủ quyền và nằm dưới sự quản lý của Quốc Dân Đảng. Nhưng việc quản lý này áp đặt cũng rất kiểm soát dân không khác chế độ Nhật Bản là bao. Họ thống trị kiểm soát độc quyền nhiều hoạt động kinh tế. Sau khi ĐL được giải phóng, 2 anh em bỏ ra 14 vạn mua lại 4 ngôi nhà để kinh doanh ở trung tâm thành phố Đài Bắc. Họ lập ra Đại Vạn để kinh doanh bách hóa tại đây. Sau đó họ mua lại cả khách sạn để, nhà thuốc. Sự nghiệp họ nhanh chóng nổi lên trở thành nhà doanh nghiệp trẻ.
Vợ Vạn Xuân thì làm kế toán, còn em trai ông Vạn Lâm phụ trách ngoại giao. Sau đó họ tiếp tục mở rộng bách hóa Đại Vạn, khách sạn Đại Vạn, công nghiệp Đại Vạn,… ngoài ra còn kinh doanh dầu gọi đầu, xà phòng, gạch, kem đánh răng,…họ đã ngày càng tích lũy được nhiều vốn trong giai đoạn này. Sau đó họ tiếp tục mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác với các chiến dịch lớn hơn.
Giai đoạn này xã hội ĐL cũng rất phức tạp khi Quốc Dân Đảng kiểm soát nhưng Mỹ là nhẩy vào can thiệp với các căn cứ quân sự tạ Đài Trung và Cao Hùng nhằm kiềm chế sự đi lên của chủ nghĩa Cộng sản ở khu vực châu Á. Năm 1947 ĐL đã nổ ra quộc khởi nghĩa chống lại sự áp bức của nhà cầm quyền khi đó.
Sau bạo động, nhà họ Sái bắt đầu khôi phục lại kinh doanh và ngày càng nổi tiếng ở Đài Bắc cũng như cả ĐL. Gia đình họ Sái bắt đầu có mối quan hệ với mọi mối quan hệ từ chính quyền, kinh doanh, xã hội và đặt nền móng cho các hoạt động kinh doanh sau này nhà họ Sái.
- Trong loạn không sợ, giữ thế chờ đợi cơ hội tốt
Năm 1950, Tưởng Giới Thạch thất bại tại Đại Lục đã rút quân ra chiếm đóng ĐL và gây ra cuộc khủng hoảng lớn tại ĐL và sự hoang mang lớn. Trước đó ông cử Trần Thành ra tiếp quản ĐL trước để chuẩn bị đường lui. Họ cũng chuyển ra rất nhiều của cải, vật chất mang ra ĐL. Nhưng dân số tăng đột ngột, những người ra ĐL là những kẻ bại trận nên tâm trạng nặng nề và u ám.
Để lung lạc người dân ĐL, Tưởng Giới Thạch bắt đầu chính sách giảm thuế dẫn tới mất cán cân tài chính và lạm phát tăng vọt, tiền mất giá, lạm phát cao vọt. Sau đó chính phủ bán ra nhiều vàng để hạ nhiệt nền kinh tế. Thêm vào đó năm 1950, chiến tranh bùng nổ ở Hàn Quốc nên ĐL được hưởng lợi lớn. Năm 1952, hiệp ước Mỹ – ĐL được ký kết và Mỹ bắt đầu viện trợ cho ĐL, và mở rộng hoạt động kinh doanh của Mỹ ở ĐL.
Giai đoạn đầu chính quyền Quốc Dân Đảng dùng kinh tế nhà nước kiểm soát hầu hết hoạt động kinh tế. Từ năm 1952, chính quyền Quốc Dân Đảng bắt đầu mở rộng sự tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp dân doanh. Các doanh nghiệp tư nhân bắt đầu bùng nổ phát triển. Các tập đoàn lớn ngày nay ở ĐL đều bắt đầu phát triển công ty trong giai đoạn này.
- 1 đồng mở tài khoản, bắt đầu phong trào gửi tiền hạnh phúc
Năm 1957, Sái Vạn Xuân trúng cử chủ tịch hợp tác xã Thập Tín – Đài Bắc và bắt đầu tham gia vào lĩnh vực tài chính. Họ bắt đầu với tài khoản tiền gửi hạnh phúc với số tiền gửi ban đầu chỉ 1 đồng thấp nhất trong các tổ chức tín dụng huy động tiền lúc đó. Tổ chức hợp tác xã kiểu này hoạt động theo khu vực, góp vốn theo cổ phần và nếu hợp tác xã không trả được thì các ủy viên và chủ tịch hợp tác xã bị liên đới phải thanh toán.
Hoạt đông kinh doanh của Thâp Tín bắt đầu cải thiện dưới sự lãnh đạo của 2 anh em Vạn Xuân, Vạn Lâm và từ thứ tự 67 lên thứ 3 ở Đài Loan nhanh chóng sau đó với kết quả kinh doanh nổi bật và tăng trưởng mạnh mẽ. Thập Tín mở gửi tiền tới tận tối, mở cả cuối tuần để phục vụ mọi nhu cầu của mọi người dân. Người bên ngoài nói gửi 1 đồng thì chi phí tăng vọt nhưng thực tế hầu như không có ai gửi 1 đồng mà họ đều thường gom lại mới gửi 1 lần nên thực tế chi phí vận hành không tăng nhiều. Chiêu bài gửi tối thiểu 1 đồng đã thu hút được nhu cầu tiết kiệm nhỏ nhất của người dân.
Những năm 1960s, ngành ngân hàng Đài Loan là ngành gọi là bát cơm vàng và được trọng vọng, khách hang chiêu đãi và mời liên tục để nhân viên ngân hang duyệt cho vay. Thập Tín đã cấm nhân viên đi ăn uống với khách hang, cấm biếu quà cấp trên. Sau đó Thập Tín nhanh chóng lên vị trí số 1 ở Đài Loan trong hoạt động hợp tác xã tín dụng. Với nguồn vốn to lớn của Thập Tín đã giúp anh em nhà họ Sái có vốn lớn để mở rộng ra các lĩnh vực khác. Tập Tín là đơn vị hạt nhân đầu tiên của tập đoàn Quốc Thái.
- Cơ hội đổi đời, họ Sái thỏa mãn giấc mộng bảo hiểm
Đầu năm 1960, Đài Loan mở cửa chính sách cho mở mới các công ty bảo hiểm tư nhân thay vì bị khống chế trước đây với 1 số công ty bảo hiểm của Anh, Nhật. Sau khi Đài Loan giải phóng (1945) đã quốc hữu hóa các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ này thành sở hữu nhà nước. Họ cũng thiết lập chính sách hạn chế và dừng không cho lập mới từ đó tới tận năm 1960.
Bên cạnh đó, Đài Loan cũng có tham vọng trở thành 1 trung tâm tài chính khu vực và anh em nhà họ Sái đã chớp thời cơ. Trước đó, họ đã nhiều lần đi Nhật Bản khảo sát và thấy các tòa nhà lớn nhất, vị trí đẹp nhất hầu đều thuộc sở hữu của các công ty bảo hiểm, ngân hàng. Họ trù tính rất lâu muốn tham gia nhưng không có cơ hội tham gia ngành này. Họ cũng dự định tự mở công ty bảo hiểm nhưng đăng ký mãi không thành lập được do không được cấp phép dù chính sách để cho phép.
Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Quốc Thái (Cathay) tiền thân do ông Lâm Đỉnh Lập, 1 cựu quan chức nhà nước lập ra nhưng thiếu vốn và mời anh em nhà họ Sái tham gia và sau đó an hem nhà họ Sái kiểm soát công ty bảo hiểm phi nhân thọ Cathay. Cái tên Cathay này cũng do ông Lâm Đỉnh Lập đặt và anh em nhà họ Sái được hưởng lợi khi biết chớp thời cơ nhờ nguồn vốn hung hậu. Sái Vạn Xuân làm CEO, Sái Vạn Lâm làm phó TGĐ, Lâm Đỉnh Lập làm chủ tịch là đơn vị hạt nhân thứ 2 trong tập đoàn Quốc Thái được thành lập.
Kết quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Quốc Thái rất tốt với lợi nhuận 30% trên vốn. Sau đó năm 1962, Quốc Thái thành lập bảo hiểm nhân thọ Quốc Thái và mở rộng công ty hạt nhân thứ 3 trong hệ thống Quốc Thái.
- Kinh doanh có bài bản, tập đoàn Quốc Thái thành người khổng lồ
Anh em nhà họ Sái có chí to lớn trở thành người khổng lồ trong ngành bảo hiểm Đài Loan. Mở đầu họ mở bán bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm nhân thọ tại Đài Loan. Trước Quốc Thái có 2 công ty bảo hiểm tư nhân được thành lập ở giai đoạn mở cửa kinh doanh này và sau đó có thêm 1 số công ty bảo hiểm khác. Ban đầu họ cũng không có kinh nghiệm gì làm bảo hiểm nhân thọ mà dựa vào 1 người từng la phó TGĐ 1 công ty bảo hiểm ở Nhật Bẩn về làm và xây dựng nghiệp vụ kinh doanh. Cuộc chiến cạnh tranh nổ ra rất quyết liệu bên cạnh đó thị trường mới nên phát triển theo cách hoang dã với đủ các chiêu trò trong việc bán hàng.
Nhân thọ Quốc Thái cũng học theo cách Thập Tín mở kinh doanh 24/24 mọi ngày, mở nhiều văn phòng các nơi để người dân dễ tiếp cận. Ông học theo cách Nhật Bản xây dựng uy tín niềm tin trong dân bằng cách xây hàng loạt các cao ốc ở các thành phố lớn để gia tăng độ nhận diện và tạo ra niềm tin trong dân chúng mua bảo hiểm và an tâm để tiền ở Quốc Thái. Sau đó họ kinh doanh theo hướng dải thảm khi tuyển dụng hàng loạt nhân sự từ quân nhân xuất ngũ, người mới tốt nghiệp, người về hưu,… hàng loạt người được nhận vào và đào tạo rồi tỏa ra khắp nơi để bán hàng tới người dân.
Sái Vạn Xuân kinh doanh tài ba, tính cách phóng khoáng và luôn luôn tri ân cho mọi người đã từng giúp đỡ ông. Ông cũng có tài ăn nói rất tốt truyền cảm hứng cho nhân viên và mọi người xung quanh. Tới năm 1970, Quốc Thái đã chiếm thị phần lên tới hơn 40% toàn thị trường bảo hiể nhân thọ Đài Loan. Và phí bảo hiểm mới lên tới hơn 50% toàn thị trường và đánh bại hết các đối thủ trên thị trường. Nhưng do mở rộng quá mức từ 1971-1974 Quốc Thái rơi vào khủng hoảng khi thị phần hợp đồng bảo hiểm mới từ 54% rơi dần về 47%, trong khi công ty bảo hiểm đứng thứ 2 tăng lên mạnh lên 34%. Vị thế số 1 bi đe dọa lớn đã làm nhân thọ Quốc Thái tiến hành cải cách khẩn cấp vào năm 1975 để lấy lại thị phân công ty. Sau cơ cấu, tới 1976, hợp đồng mới của Quốc Thái lên tới 20 tỷ tân Đài tệ và duy trì vị trí số 1 suốt sau đó mà không bị ai thật sự đe dọa được.
- Gió nổi mây cồn, ý đồ thôn tính mới
Năm 1964, Quốc Thái cũng lập thêm công ty nhựa Đài Loan với ban đầu định cạnh tranh với Formosa của Vương Vĩnh Khánh, được coi người giầu nhất Đài Loan lúc đó. Ngoài ra công ty xây dựng – bđs của Quốc Thái cũng bắt đầu tích cực mở rộng đi xây dựng các dự án dựa trên đất Quốc Thái liên tục thâu tóm trong nhiều năm qua và dần dần trở thành ông vua sở hữu bất động sản số 1 Đài Loan sau này. Và đây là cách chính giúp Vạn Lâm thành siêu tỷ phú sau này khi tiền bảo hiểm nhân thọ liên tục được đem đi thâu tóm đất và giao công ty xây dựng xây cấc tòa nhà và cho thuê chứ không bán liên tục mấy chục năm liền. Nhưng sau 1 thời gian làm việc, Sái Vạn Xuân ưa thích công việc trong ngành tài chính, bảo hiểm hơn là sản xuất nhựa nên dần bỏ bê công ty này và sau này Nhựa Đài Loan trở thành công cụ cho việc huy động tiền và dùng nó thôn tính công ty khác cũng như dể kinh doanh cổ phiếu của con trai Sái Vạn Xuân. Năm 1964, anh em họ Sái tiếp tục lập công ty vận tải biển quốc tế với người em thứ 4 Sái Vạn Tài làm TGĐ.
Tới đây hệ thống doanh nghiệp nhà họ Sái đã rất lớn gồm 5 công ty cốt lõi chính là: bảo hiểm phi nhân thọ Quốc Thái, bảo hiể nhân thọ Quốc Thái, xây dựng Quốc Thái, nhựa Đài Loan và Nhựa Đài Loan Thái với 4 anh em nhà họ Sái cùng nhau quản lý sở hữu chéo lẫn nhau với sự chỉ huy của Sái Vạn Xuân.
Năm 1971, Công ty ủy thác Quốc Thái được thành lập và tiến hành đi thâu tóm rất mạnh mẽ và làm các công ty khác rất sợ hãi Quốc Thái. Công ty ủy thác ở đây tương tự các trust bên Mỹ và lại hơi giống các công ty tài chính. Họ huy động vốn và dùng vốn đo đi thâu tóm công ty và đầu tư trên thị trường chứng khoán. Công ty này măc dù danh nghĩa do Sái Vạn Xuân quản lý nhưng ông giao cho con trai của mình là Sái Hình Nam quản lý công ty này. Nguồn vốn cấp cho công ty này rất nhiều lấy từ nhân thọ Quốc Thái và HTX tín dụng Quốc Tín. Khi ủy thác Quốc Thái trở lên tham lam thâu tóm mạnh mẽ thì việc rút ruột tiền từ Quốc Tín giao cho Quốc Thái đi thâu tóm công ty, mua đất đai để lại hậu quả nặng nề cho việc sụp đổ của Quốc Tín sau này.
Tới giai đoạn này Quốc Thái đã có hơn 32 công ty thành viên trong đủ các lĩnh vực kinh doanh khác nhau từ tài chính, dệt may, cơ điện, điện tử, kim loại, hàng tiêu dùng,…. Trong đó mua lại 14 công ty và tự lập ra 18 công ty.
Việc thâu tóm quá lớn này gây hoang mang trong giới kinh doanh và dư luận rất phản cảm với nhà họ Sái. Để tránh vấn đề xảy ra, họ đã rất tích cực thông hôn với các quan chức cấp cao bậc nhất Đài Loan, họ cũng tài trợ cho Quốc Dân Đảng rất nhiều tài vật ủng hộ chính quyền, cũng như mời các nguyên lão chính quyền, con cháu họ vào làm các vị trí quan trọng trong các công ty nhà họ Sái. Ngoài ra, họ còn đưa Sái Vạn Tài làm ủy viên lập pháp trong chính quyền Đài Loan trong 3 khóa liên tục, sau đó chuyển cho Sái Hình Nam, Sái Hình Châu tham gia chính quyền thay cho chú.
- Ân oán nhà giầu, chú cháu nhà họ Sái chia gia sản
Nhà họ Sái kinh doanh làm càn huy động vốn xong mang đi đầu cơ, thâu tóm bừa bãi phạm quy lớn trong kinh doanh nhưng nhờ mối quan hệ chính trị tốt nên được bưng bít và bao che trong thời gian dài nên họ càng lũng đoạn thị trường hơn nữa.
Hoạt động đầu tư, kinh doanh của nhà họ Sái hoạt động như vũ bão với 4 anh em nhà họ Sái. Nhưng sau đó Sái Vạn Xuân, anh cả người lãnh đạo 4 anh em đột quỵ vào không thể làm việc trực tiếp được nữa là chuyển giao quyền kinh doanh cho 2 con trai là Sái Hình Nam và Sái Hình Châu. 2 con trai của Vạn Xuân tỏ ra coi thường các chú và rắc rối bùng phát ở gia tộc. Họ bắt đầu bồi dưỡng người, cài người vào các công ty và đều thấy nguy cơ sắp phân chia.
Năm 1978, Sái Vạn Tài (người em thứ 4) trong nhà bắt đầu phân chia tài sản và Bảo hiểm phi nhân thọ Quốc Thái, xây dựng Phú Bang, cho thuê Phú Bang là tiền đề hình thành tập đoàn Fubon (Phú Bang) ngày nay.
Người cháu của cả của ông Sái Hình Nam, Sái Hình Châu tỏ ra cường thế và chiếm Tín dụng Thập Tín, ủy thác Quốc Thái, cho thuê Quốc Thái,… và nhiều công ty các ngành khác liên quan do ủy thác Quốc Thái thâu tóm gọi là tập đoàn Quốc Tín do Sái Hình Nam quản lý với hơn 20 công ty với giá trị gần 100 tỷ tân Đài tệ. Sái Hình Châu cầm 7 công cty với công ty cốt lõi là nhựa Quốc Thái, và 1 số người con nắm 1 số công ty khác.
Sái Vạn Lâm thì chiếm Bảo hiểm nhân thọ Quốc Thái, công ty xây dựng Quốc Thái và Công ty công trình Tam Tỉnh thành nhóm Lâm Viên.
Việc chia gia sản xong từng nhanh cũng tạo ra các nhóm công ty riêng và các hội quản lý riêng. Họ tự cho rằng đã chi tách xong và phân biệt nhau nhưng bên ngoài vẫn coi đó là 1 gia đình và có liên quan mật thiết với nhau.
Năm 1985, vụ án Thập Tín xảy ra là rung chuyển Đài Loan. Thập Tín huy động tiền từ dân nhưng dùng tiền đó qua việc đứng tên những người liên quan rút hết tiền từ Thập Tín qua các khoản vay tín dụng và dùng nó đi thâu tóm đất đai, doanh nghiệp làm Thập Tín sụp đổ và nhánh nhà Sái Vạn Xuân sụp đổ hoàn toàn cho tới khi ông mất nhánh nhà ông nợ hơn 20 tỷ tân Đài Tệ, 2 người con của ông trong vụ án thì 1 người đã chết trong tù và 1 người vẫn đang thụ án 16 năm tù vì gian lận tài chính trong vụ Thập Tín. Bản thân Sái Vạn Xuân là nhà kinh doanh thành công nhưng tính cách kinh doanh bất chấp mọi thứ kiếm tiền, coi thường pháp luật của cha con họ dẫn tới các con của ông cũng chạy theo phong cách đó và sụp đổ trong nhánh nhà ông sau đó.
Trong khi đó 2 người em của ông thì xây dựng lên 2 tập đoàn tài chính số 1 số 2 Đài Loan hiện nay là Cathay (Sái Vạn Lâm) và Fubon (Sái Vạn Tài).
- Biết rõ trước thời cơ, khéo dùng kế nắm nhân thọ Quốc Thái
Từ khi mâu thuẫn gia đình nổ ra, Sái Vạn Lâm đã khéo léo thương lượng với 2 người cháu Sái Hình Nam và Sái Hình Châu qua việc trao đổi cổ phần các công ty liên quan để độc chiếm Bảo hiểm nhân thọ Quốc Thái và từ bỏ các phần vốn ở Tập Tín và các công ty khác. Ngoài ra Sái Vạn Lâm cũng chiếm được xây dựng Quốc Thái và Công trình Tam Tỉnh là 2 công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và BĐS.
- Có cách làm riêng, 4 khái niệm lớn là pháp bảo
Sái Vạn Lâm đã được kế thừa hoạt động kinh doanh từ thời Sái Vạn Xuân điều hành bảo hiểm nhân thọ Quốc Thái. Sái Vạn lâm lúc đó được coi là người theo đuôi Sái Vạn Xuân nên các cháu của ông cũng khá coi thường ông. Từ nền tảng đó, sau khi kiểm soát được nhân thọ Quốc Thái, Sái Vạn Lâm đã chứng minh mình không phải chỉ là người theo sau mà thực hiện quá tốt vai trò lãnh đạo của mình với 4 triết lý kinh doanh, 6 phương châm kinh doanh lớn là nguyên nhân giúp tập đoàn Lâm Viên lên cao trở thành công ty lớn nhất Đài Loan sau này.
Sau khi tiếp quản nhân thọ, ông đã siết chặt kinh doanh, không kinh doanh bất chấp mọi thứ miễn có tăng trưởng như trước đây. Tốc độ tăng trưởng thay vì kế hoạch 50%/năm đã giảm về mức 30%/năm cho phù hợp với thực tế và đảm bảo sự an toàn kinh doanh ổn định, nâng cao chất lượng dịch vụ, chế độ hậu mãi. Ông cũng đề cao vai trò quy trình, quy chế và nhân viên phải tuân thủ nó khi làm việc.
Từ năm 1986, Sái Vạn Lâm trở thành người giầu có bậc nhất thế giới khi trở thành người Hoa giầu nhất thế giới và là tỷ phú giầu từ 6 trên thế giới theo Forbes. Mặc dù có tài sản khổng lồ nhưng ông cũng không quá quan tâm tới nó. Ông sống cô độc khén kín và hầu như không tiếp xúc với báo chí để tuyên truyền cho cá nhân. Ông cũng tạo chế độ phúc lợi rất tốt cho nhân viên trong tập đoàn Lâm Viên như phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên nội bộ, chế độ phúc lợi rất cao so với các công ty khác trong ngành ở Đài Loan.
6 phương châm kinh doanh lớn:
- Đẩy mạnh hiệu suất hóa kinh doanh, các doanh nghiệp đi vào cụ thể hóa, xử lý sự vụ nhanh chóng
- Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cán bộ các cấp, đạt hiệu quả phân tầng các cấp theo quyền hạn và trách nhiệm từng cấp, vị trí
- Giáo dục là kế hoạch lớn và liên tục huấn luyện, đào tạo, nâng cao phẩm chất nhân viên, đặc biệt nhân viên ngành bảo hiểm nhân thọ
- Hợp lý hóa đãi ngộ và công tác
- Lấy hành động và hiệu quả để chứng minh mọi kế hoạch, và sự quyết tâm của các nhân viên, bộ phận
- Luôn luôn giữ vững tinh thần công tác 5 tự cường, khắc phục mọi khó khăn, tự lập, tự cường cùng lỗ lực vươn lên
- Giỏi dung nhân tài, đồng tâm hiệp lực xây dựng đại nghiệp
Việc kinh doanh, thịnh suy của doanh nghiệp gắn liền rất mật thiết với việc sử dụng nhân tài tại công ty. Lâm Viên có sự gắn kết với nhân viên rất mạnh, tạo ra môi trường cho nhân viên phát triển sự nghiệp. Nhân viên cần nỗ lực học tập, liên tục học hỏi cái mới để áp dụng vào công ty, luôn luôn đi đầu vào áp dụng cải tiến nghiệp vụ trong kinh doanh.
Sái Vạn Lâm cũng như nhân viên công ty đi làm việc rất chăm chỉ từ sáng tới tối muộn mới ra về. Nhân viên công ty cũng rất kỷ luật làm việc, tinh lực ông rất nhiều nên làm việc rất nhiều việc liên tục. Hệ thống Quốc Thái mà Sái Vạn Lâm kiểm soát cũng chiếm hơn 70% cổ phần công ty và các công ty này niêm yết đều trở thành các công ty hàng đầu trên thị trường và quy mô hoạt động cũng đều số 1 trong ngành và giúp đưa Lâm Viên lên vị trí tập đoàn lớn số 1 Đài Loan ngang ngửa tập đoàn Nhựa Đài Loan (Formosa).
- Vụ án Thập Tín, trổ phép lạ biến nguy hiểm thành bình yên
Vụ việc Thập Tín nổ ra, dân chúng cảm giác bị lừa đối đã biểu tình khắp nơi đòi Thập Tín trả tiền, đòi nhà họ Sái phải trả lại tiền cho người gửi tiền. Lúc đó Tưởng Kinh Quốc là tổng thống định đánh mạnh nhà họ Sái để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh nhưng không ngờ người dân biểu tình quá dữ dỗi đã trút giận lên cả Quốc Dân Đảng cho Sái Hình Châu từng được Quốc Dân Đảng tô vẽ là hình mẫu doanh nhân Đài Loan, được coi là địa biểu tiêu biểu của Quốc Dân Đảng và ủy viên ủy ban tư pháp của Đài Loan.
Sái Hình Châu và Sái Hình Nam đã biến Thập Tín từ mô hình hợp tác xã tín dụng cho các xã viên thành công ty cung cấp tài chính cho chính bản thân mình và họ đã duy trì điều này hơn 20 năm. Họ dùng hàng nghìn cá nhân vay hết tiền người dân gửi vào và dùng nó vào việc mua đất đai, thâu tóm công ty liên tục. Nhà họ Sái cũng vi phạm nghiêm trọng quy định cho vay ở Đài Loan và tỏ ra coi thường pháp luật. Họ ỷ vào việc có hậu thuận chính trị mạnh, từng tài trợ rất lớn cho Quốc Dân Đảng và mỗi lần các cuộc điều tra ở Thập Tín cứ lên tới bộ tài chính là bị ỉm đi liên tục 3 lần trong 5 năm mãi cho tới khi Tưởng Kinh Quốc quyết định xử lý quyết liệt thì quy mô đã quá lớn. Tổng dư nợ cho vay tại Thập Tín lên tới 77 tỷ TWD, nhưng tổng giá trị tài sản thế chấp sau này được thống kê lại chỉ có giá trị 12 tỷ TWD. Rất giống vụ án SCB gần đây ở VN =)). Vụ việc này làm hơn 100 quan chức bị mất chức và đi tù, nền tài chính Đài Loan hầu hết các ngân hàng, công ty tài chính (công ty ủy thác), công ty bảo hiểm, hợp tác xã tín dụng… đều đang hoạt động theo mô hình tương tự Thập Tín này. Sái Hình Châu chết trong tù sau đó, Sái Hình Nam lĩnh án 30 năm tù, người bố của họ Sái Vạn Xuân thì mất tại gia năm 1992 với khoản nợ 20 tỷ TWD chưa trả hết vào cuối đời. Nhánh anh cả trong nhà họ Sái thất bại thảm hại trong kinh doanh.
Sái Hình Châu cho vay rất lớn vào Nhựa Quốc Thái, tài trợ các công ty yếu kém khác và sau đó kết nạp luôn các công ty này vào nhóm công ty anh ta quản lý và ngày càng thất thoát tiền nhiều hơn ở các công ty yếu kém này.
Từ năm 1979, nhà họ Sái đã chia gia sản và mặc dù có cùng tên Cathay là tên thương hiệu nhưng nhóm các công ty không còn có liên quan tới sở hữu và hoạt động độc lập với nhau. Khi vụ án nổ ra người dân biểu tình đòi Sái Vạn Lâm phải đứng ra chịu trách nhiệm trả lại tiền cho người gửi. Vụ án nổ ra dẫn tới việc rút tiền đột ngột (bank Run ngày này), các đơn vị tín dụng là Thập Tín và công ty ủy thác Quốc Thái bị rút tiền ồ ạt và sụp đổ ngay lập tức. Trong khi công ty bảo hiểm phi nhân thọ Quốc Thái của Vạn Lâm người mua bảo hiểm lại rất ít rút tiền vì trong 2 năm đầu mà rút thì cơ bản không được đồng nào nên những ai mới mua cũng không có động lực rút, còn ai đã mua bảo hiểm lâu năm thì cũng rất hoang mang không biết bảo hiểm nhân thọ Quốc Thái có sụp đổ theo hệ thống Thập Tín hay không. Sái Vạn Lâm đã phải tuyên bố đã chuẩn bị sẵn sàng tiền cho người mua bảo hiểm muốn rút, đưa nhân viên tới giải thích tới người mua bảo hiểm về việc hủy bảo hiểm sẽ thiệt hại ra sao, them vào đó hoạt động của công ty bảo hiểm Quốc Thái hoàn toàn không liên quan tới nhóm Thập Tín và ủy thác Quốc Thái của nhà người anh Sái Vạn Xuân. Sái Vạn Lâm cũng phải lên truyền thông giải thích nhiều lần việc họ đã chia gia sản và không còn liên quan về mặt sở hữu hay điều hành kinh doanh nữa nên không thể chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của Thập Tín. Nhưng sau vụ việc giới kinh doanh và người rất tỏ ra rất ghét Sái Vạn Lâm và các công ty trong tập đoàn Lâm Viên vì sự rũ bỏ vô tình của họ khỏi Thập Tín.
- Chỉ cho thuê, không bán, ôm đất nghĩ xa trông rộng
Cathay dưới thời Sái Vạn Lâm trở thành đế chế bán bảo hiểm số 1 Đài Loan với hơn 40% thị phần bảo hiểm và giá trị hợp đồng mới mỗi năm đều quanh mức 50% thị trường. Với thời hạn hợp đồng bảo hiể rất lâu thường từ 15-20 năm nên ông đã sử dụng tiền dài hạn này đi thu gom đất đai ở các vị trí đắc địa nhất ở các thành phố lớn ở Đài Loan và xây dựng các tòa nhà cho thuê ở các vị trí đó. Ông kiên trì nguyên tắc chỉ cho thuê không bán. Cathay life đi thu gom đất, sau đó giao cho Công trình Tam Tỉnh và xây dựng Quốc Thái phát triển các tòa nhà cao ốc văn phòng, khách sạn tại các vụ trí này.
Tới 1988, Cathay Life đầu tư hơn 42, 7 tỷ TWD chiếm 72% vốn đầu tư vào BĐS tại Đài Loan năm đó, chưa kể hơn 4,7 tỷ TWD tài sản sử dụng thực tế. Nhưng đây chỉ là giá trị tài sản theo sổ sách giá gốc mà không phải theo giá trị thị trường. Trong vòng 5 năm tới 1992, Cathay Life đã đầu tư hơn 90 tỷ TWD BĐS đầu tư và hơn 10 tỷ TWD đất tự sử dụng. Giai đoạn này Đài Loan cũng bắt đầu hạn chế việc công ty bảo hiêm chỉ được đầu tư không quá 19% giá trị đầu tư vào BĐS. Giới chuyên gia đánh giá giá trị BĐS của Cathay life ít nhất phải vào 300 – 400 tỷ TWD theo giá thị trường. Ngoài ra tại 2 công ty khác trong nhóm Lâm Viên cũng sở hữu rất nhiều bất động sản. Về cơ bản nhóm công ty Lâm Viên của Sái Vạn Lâm lưu ưu tiên có tiền nhàn dỗi là mua bất động sản liên tục, liên tục xây cao ốc cho thuê mỗi khi có cơ hội, vị trí tốt.
Việc xây dựng hàng loạt cao ốc hào nhoáng nhất, ở các vị trí đẹp nhất đã nâng tầm thương hiệu của Cathay life và hỗ trợ cho uy tín thương hiệu. Bên cạnh đó tiền thuê đất hàng năm rất lớn và chi phí bỏ ra mua đất từ rất lâu đã tạo ra giá trị rất lớn nếu đánh giá lại tài sản địa ốc này khi họ đã tích lũy đất và xây dựng liên tục mấy chục năm qua. Cathay Life trở thành đại địa chủ số 1 ở Đài Loan về giá trị đất đai họ quản lý.
Cách kinh doanh bảo hiểm này của ông tương tự cách kinh doanh bảo hiêm của ông Buffett, bên Mỹ ông Buffett dung tiền bảo hiể phi nhân thọ mua chứng khoán, còn Cathay Life ở Đài Loan sử dụng tiền bảo hiểm nhân thọ để mua bất động sản và cho thuê bất động sản lấy dòng tiền hàng năm. 2 cách đầu tư này đều tương tự nhau khi tận dụng được tiền rất dài hạn và lãi suất trả cho người mua bảo hiểm rất thấp so với tiền vay từ ngân hàng. Từ đó tạo ra lợi thế cho các công ty bảo hiểm với nguồn vốn cực kỳ dài hạn với chi phí lãi suất rất thấp trong dài hạn.
Tại Đài Loan, thực hiện chính sách hạn chế đất với cá nhân nhưng không hạn chế đất với doanh nghiệp dẫn tới các quan chức và tập đoàn tài chính câu kết nhau chiếm hết các đất mới khai thác. Đất đai ĐL khai thác BĐS được chỉ chiếm khoảng 30% diện tích nên diện tích khai thác thực tế không lớn và bị lũng đoạn mạnh bởi quan chức và tập đoàn tài chính khi họ liên tục thu gom đất, sang tay cho nhau, rồi xây dựng nên bán và cho thuê. Hầu hết các tập đoàn ở ĐL lúc đều tham gia vào lĩnh vực kinh doanh BĐS dù là công ty về máy tính hay các lĩnh vực khác tạo ra phong trào đầu cơ BĐS rất mạnh và đẩy giá BĐS lên liên tục.
- Cưỡi trâu vào phòng sinh viên, đầu tư chứng khoán
Thị trường cổ phiếu là 1 bộ phận lớn cấu thành trong thị trường tài chính Đài Loan. Đặc biệt từ sau năm 1980 thị trường cổ phiếu ĐL bùng nổ và hầu hết người dân ĐL đều quan tâm tới nó và tham gia đầu tư vào nó với mong muốn có thể nhanh chóng giầu có hơn là gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng và các vụ bê bối trong ngân hàng khi các ông chủ ngân hàng rút tiền ra đầu cơ mua đất, chứng khoán. Người dân gửi tiết kiệm với mong muốn mua được nhà sau 1 thời gian, nhưng các ông chủ ngân hàng lại rút tiền ra thu gom đẩy giá đất lên làm người tiết kiệm mãi mãi không mua nổi nhà do giá nhà tăng nhanh hơn rất nhiều so với lãi suất tiết kiệm mà họ gửi.
Thị trường cổ phiếu Đài Loan có từ lâu nhưng chưa có thị trường tâp trung. Năm 1962, Đài Loan mới bắt đầu xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán tập trung theo mô hình của Mỹ với sự giúp đỡ của chuyên gia Mỹ. Sau đó luật chứng khoán ra đời sau đó 1968 và nền móng pháp luật đầy đủ. Sau đó vào những năm 80s bắt đầu cho thành lập các công ty quản lý quỹ, công ty tư vấn đầu tư chứng khoán và thực sự đã làm thị trường chứng khoán Đài Loan bùng nổ mạnh mẽ từ những năm này.
Thị trường Đài Loan tốc độ tăng trưởng công ty niêm yết cũng từ 16 công ty năm 1962 lên hơn 180 công ty vào năm 1992, giá trị giao dịch cũng tăng 60 lần, vốn hóa tăng hơn 900 lần sau 30 năm. Chỉ số chứng khoán ĐL cũng tăng mạnh mẽ năm 1986 lên 1k điểm rồi tăng vọt lên 4k điểm vào 1987, rồi tiếp tục lên 8k7 điểm vào 1988, rồi năm 1989 tiếp tục nhẩy vọt lên 10k điểm. Trong thời gian chưa tới 3 năm chỉ số chứng khoán tăng 10 lần gây sốc toàn cầu. Tới năm 1992 chỉ số lên tới hơn 12k điểm. Sau đó thị trường giảm sốc và biến động thất thường sau đó. Số người mở tài khoản chứng khoán hơn 5 triệu người chiếm 25% dân số ở Đài Loan. Mọi tầng lớp xã hội đều tham gia mua cổ phiếu, toàn dân mua cổ phiếu.
Sái Vạn Lâm đã nhanh chóng tận dụng được khi đưa các công ty trong nhóm công ty Lâm Viên lên niêm yết trên sàn chứng khoán ĐL và tận dụng được vốn từ thị trường bên cạnh vốn tự có. Ông dùng các chương trình ESOP cho nhân viên để tạo ra 1 chế độ phúc lợi tốt với nhân viên thuộc loại hàng đầu trong các công ty ở ĐL lúc đó. Cathay Life cũng tích cực tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán khi bị giới hạn trong việc đầu tư BĐS họ đã phải chuyển danh mục đầu tư của mình sang các loại sản phẩm chứng khoán và họ ngày càng tham gia tỷ trọng đầu tư các sản phẩm chứng khoán nhiều hơn so với trước đây.
Lâm Viên cũng bắt đầu nghiên cứu thành lập hoạt động kinh doanh chứng khoán như mở công ty chứng khoán, công ty quản lý đầu tư chứng khoán. Nhưng cách thức kinh doanh của Cathay giai đoạn này chưa thực sự đột phá. Trong khi người em của ông Sái Vạn Tài với tập đoàn Fubon lại tham gia rất tích cực trong mảng chứng khoán này và bắt đầu vươn lên mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán ĐL.
- Giầu nhất trong cộng đồng người Hoa, thần tụ tài nổi tiếng khắp mọi nơi
Năm 1988, tạp chí Forture ở US công bố Sái Vạn Lâm là người giầu nhất Đài Loan và cũng là người hoa giầu nhất thế giới. Ông là tỷ phú giầu thứ 8 thế giới với giá trị 5,6 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên ông vượt qua ông chủ Formosa Vương Vĩnh Khánh luôn được coi là người Hoa giầu nhất thế giới giai đoạn đó. Sau đó hàng loạt các bảng xếp hàng của Forbes và các bảng xếp hạng khác đều xếp Sái Vạn Lâm là người giầu nhất ĐL. Tới năm 1995-1996, Sái Vạn Lâm sếp thứ 5 thế giới với giá trị tài sản 12,2 tỷ USD. Tại ĐL ông được gọi là thần tụ tài.
Tới năm 1992, tập đoàn Lâm Viên là tập đoàn lớn nhất ĐL lúc bấy giờ. Riêng Cathay Life là tập đoàn đơn lẻ lớn nhất ĐL với tổng tài sản hơn 300 tỷ TWD. ĐL cũng có sự bảo hộ trong ngành bảo hiểm lớn, chính sách kiểm soát đất đai bất hợp lý tạo ưu thế lớn cho nhà họ Sái tận dụng thời cơ kinh doanh đất đai, củng cố vương quốc đại địa chủ số 1 ĐL của Lâm Viên. Ước tính trong 30 năm, giá trị BĐS của Lâm Viên tăng hơn 100 lần và tạo ra đại tỷ phú thế giới của Sái Vạn Lâm. Mặc dù ông không thích danh tiếng này nhưng cũng không tránh được các bảng xếp hạng này có ảnh hưởng tới danh tiếng của ông và những người làm giầu từ đầu cơ đất đai như ông thường sẽ bị xã hội ghét không như người làm giầu từ ngành sản xuất như Vưỡng Vĩnh Khánh (Formosa) lại được xã hội rất ưa thích.
- Biến tặng xã hội, muốn làm nhà từ thiện hàng đầu
Sái Vạn Lâm âm thầm làm từ thiện và luôn luôn âm thầm làm từ thiện, phục vụ xã hội và cống hiến cho xã hội dù bên ngoài mọi người luôn coi nhà họ Sái là những người không trả lãi xã hội những gì họ đã có được từ xã hội. Sái Vạn Lâm ủng hộ rất nhiều cho các hoạt động biến tặng xã hội từ văn hóa, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao cho Đài Loan.
- Cần cù tiết kiệm, sống đơn giản, thích cô độc
Sái Vạn Lâm có cuộc sống cá nhân rất đơn giản, không xa xỉ. Ông sống không quá phô trường vẫn ở ngôi nhà cũ từ những năm 70 mà không chuyển đi những nơi xa hoa như những ông chủ khác ở ĐL. Ông sống cuộc sống rất cô độc, hầu như không chủ động mời khách, cũng rất hiếm khi mời khách về nhà, ông đi chơi gofl cũng 1 mình, rất tiết kiệm căn ke. Ông chủ thích kiếm tiền mà không thích tiêu tiền. Ông ăn uống theo chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe lâu dài. Cô Trấn Phủ – chủ tịch CTBC cổ đông Cathay Life phát biểu Sai Vạn Lâm là người thích cô độc và rất tiết kiệm. Phong cách này trái ngược với nhà họ Cô khi nhà họ Cô rất biết hưởng thụ cuộc sống khi họ kiếm được tiền.
Từ khi vào danh sách những người giầu nhất, Sái Vạn Lâm càng ít lộ diện với giới truyền thông, các bữa tiệc và hạn chế điều này tới cả các con cháu ông. Ông là người kín tiếng nhất trong các đại tỷ phú ở Đài Loan.
- Rũ bỏ hàng rào, 4 bề ca hát yên vui
ĐL bắt đàu mở cửa ngành bảo hiểm từ năm 1987 cho Mỹ và bắt đầu từ 1992 là rõ bỏ hoàn toàn rào cản gia nhập ngành bảo hiểm ở ĐL. Nhưng nhờ quá trình bảo hộ lâu dài gần 30 năm đã giúp Cathay Life trở thành kẻ thống trị thị trường và duy trì vị thế số 1 ngành bảo hiểm nhân thọ số 1 ĐL từ đó tới nay.Thị trường bảo hiểm ĐL những năm 87 mới chiếm 37% dân số trong khi ở Mỹ là 166%, nên các công ty bảo hiểm ở Mỹ ồ ạt xin thành lập chi nhánh ở ĐL khi tỷ lệ bảo hiểm còn rất thấp ở ĐL khi đó. Các công ty bảo hiêm Mỹ tham gia đã tạo ra các loại sản phẩm mới hiện đại và đem lại lợi ích hơn hẳn so với các loại hình bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm ĐL đưa ra trước đây.
Tranh thủ giai đoạn mở cửa này, Lâm Viên cũng mở mới bảo hiể phi nhân thọ để hoàn thiện cơ cấu bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ của Lâm Viên. Đế chế Lâm Viên chỉ còn ngân hàng là chưa thực sự sở hữu trong giai đoạn này.
- Nhờ gió của cha, Sái Hùng Đồ thực hiện chí lớn
Tới cuối những năm 80, Sái Vạn Lâm đã chuyển qua làm chủ tịch danh dự và chuyển việc kinh doanh hàng ngày cho con trai thứ Sái Hùng Đồ đảm nhiệm. Ông gặp vấn đề về tăng trưởng nhân thọ, việc tăng tỷ lệ hợp đồng tái tụng, sử dụng tiền bảo hiểm đầu tư tốt hơn thay vì gửi tiết kiệm ở ngân hàng, cũng như các vấn đề đào tạo nhân viên theo hướng chuyên nghiệp như các công ty bảo hiểm Mỹ.
Tới năm 1992, khi các quy định hạn chế đầu tư cổ phiếu, hạn chế đầu tư chứng khoán áp đặt lên ngành thì các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận cho công ty cũng trở lên khó khăn hơn, Bên cạnh đó thị trường BĐS khó khăn, áp lực duy trì lợi nhuận của cổ đông đã làm Sái Hùng Đồ bắt đầu áp dụng chính sách mua bán BĐS để hạch toán lợi nhuận theo áp lực lợi nhuận của cổ đông.
- Làm chủ ủy thác Đệ Nhất, Lâm Viên chuyển sang ngành ngân hàng
Sau khi lựa chọn lấy Cathay Life, Sái Vạn Lâm phải từ bỏ ủy thác Quốc Thái và Thập Tín nhưng ông vẫn nuôi mộng quay lại ngành ngân hàng mà ông đã làm 20 năm trước đó. Ông dự định mua ngân hàng Hoa Kiều nhưng thất bại. Khi Đài Loan mở cửa cho việc thành lập mới ngân hàng mới vào năm 91, Lâm Viên rất tự tin sẽ được cấp phép thành lập ngân hàng vì lúc đó tập đoàn Lâm Viên là tập đoàn tài chính lớn hàng đầu ĐL. Nhưng cuối cùng Lâm Viên lại bị từ chối vì ngân hàng lập ra mang mầu sắc Lâm Viên quá rõ ràng và Lâm Viêm kiểm soát tuyệt đối 1 mình. Trong khi 15 ngân hàng được chấp thuận mở mới thì hầu như đều do nhiều tập đoàn khác nhau liên kết lập ra. Giai đoạn này, Fubon công ty tài chính của Sái Vạn Tài lại được cấp phép thành lập ngân hàng Fubon càng làm Sái Vạn Lâm rất ấm ức. Vào năm 92, Sái Vạn Tài cũng chính thức từ bỏ tên Cathay đổi toàn bộ các công ty liên quan của mình sang tên Fubon (Phú Bang).
Cơ may quay lại với Sái Vạn Lâm khi chính phủ ĐL thay đổi chính sách bắt ngân hàng Hoa Kỳ phải thoái vốn khỏi ủy thác Đệ Nhất và chỉ được nắm tối đa 15% công ty này. Rất nhiều nhà tư bản ĐL lớn nhảy vào thương vụ nhưng cuối cùng chỉ có tập đoàn Lâm Viên thông qua các công ty thành viên và 11 cá nhân có liên quan mua quyền kiểm soát ủy thác Đệ Nhất với mức giá rất cao vượt trội so với các nhà tư bản khác và nắm quyền kiểm soát ủy thác Đệ Nhất. Công ty ủy thác Đệ Nhất hoạt động tương tự công ty tài chính ngày nay. Sau khi vượt qua đợt kiểm tra về tính hợp lệ của việc mua Đệ Nhất thì Sái Vạn Lâm khởi động hoạt động chuyển đổi từ ủy thác Đệ Nhất sang thành ngân hàng Đệ Nhất. Ngày nay ủy thác đệ nhất chính là ngân hàng Cathay Commercial Bank – là ngân hàng lớn thứ 5 ở ĐL hiện nay, là thành viên chủ chốt của Cathay Financial Holdings của nhà họ Sái Vạn Lâm.
- Tài ba trong giới thương gia, Sái Chấn Vũ vai nặng trọng trách
Sái Chấn Vũ là con thứ 3 của Sái Vạn Lâm, tính tình khá nóng nảy khác so với anh cả Sái Hùng Đồ của mình. Sái Chấn Vũ phụ trách Công trình Tam Tỉnh và xây dựng Quốc Thái với thành tích tốt. Nhưng cũng có xảy ra cải cách quyết liệt khi giảm 1/3 nhân sự ở 2 công ty này và gây ra nhiều vụ biểu tình, bãi công phản đối chính sách này từ phía công nhân mà Sái Vạn Lâm phải trực tiếp tham gia vào 2 công ty này. Sái Chấn Vũ sau đó được điều sang phụ trách ủy thác Đệ Nhất và vận hành công ty này sau khi Lâm Viên thâu tóm và khởi động việc chuyển đổi thành ngân hàng thương mại.
Đầu những năm 90, Sái Vạn Lâm cũng bắt đầu chuyển giao quyền lực cho các con của mình. 1 phần do hoạt động kinh doanh ở ĐL sa sút trong những năm 90s, chứng khoán sụt giảm, bất động sản suy thoái, những kênh kiếm tiền chính của Cathay gặp rất nhiều khó khăn nên ông cũng rút lui để tránh làm đầu mũi nhọn bị chỉ trích khi giá cổ phiếu đi xuống và nhiều người thua lỗ khi đầu cơ chứng khoán đang là cao trào vào những năm đầu 90 ở ĐL. Hoạt động kinh doanh chủ yếu do Sái Hùng Đồ và Sái Chấn Vũ quản lý. 2 anh em quản lý theo kiểu Nhật và lai Mỹ với việc coi trọng hiệu quả kinh doanh, đo lường theo kết quả ma không coi trọng tình cảm, giảm phúc lợi cho nhân viên rất nhiều so với thế hệ Sái Vạn Lâm.
- Kinh doanh đa dạng, tập đoàn Lâm Viên càng mở rộng
Tập đoàn Lâm Viên dưới sự dất dắt của Sái Vạn Lâm hoạt động chủ yếu ở Đài Loan với 2 nhánh chính là bảo hiểm nhân thọ và BĐS. Họ kinh doanh vẫn rất bảo thủ khi Sái Vạn Lâm vẫn kiểu soát hoạt động của công ty. Tại thời điểm năm 2004, Cathay sở hữu 230 tòa nhà ở ĐL và là đại địa chủ số 1 về giá trị BĐS ở đây. Cathay cũng duy trì vị trí số 1 trong ngành bảo hiểm và sau đó mở rộng ra ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ thì tập đoàn Cathay là tập đoàn tài chính số 1 ở ĐL về tổng tài sản và vốn. Hoạt động kinh doanh dưới thời Sái Vạn Lâm rất thận trọng và tập trung cao tại ĐL và vào các ngành bảo hiểm, ngân hàng, BĐS.
Giai đoạn những năm 80-90, sản xuất cơ khí chế tạo ở ĐL đi xuống và người ta ùa vào các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, BĐS vì thu lợi lớn và làm giầu nhanh chóng. Giai đoạn này các công ty điện tử bắt đầu đi lên và các công ty hàng đầu ngành gia công điện tử ngày nay ở ĐL đều bắt đầu khởi nghiệp ở giai đoạn này và các tỷ phú gia công điện tử cũng nhanh chóng xuất hiện từ giai đoạn này khi các công ty họ khởi nghiệp lần lượt niêm yết.
- Hướng vào đại lục, 1 lời phát ra nổi phong ba
Khi Đài Loan bắt đầu mở cửa cho việc giao lưu giữa ĐL và TQ thì làn sóng các thương gia ĐL ùa vào Đại Lục trở lên đột biến với các ngành kinh doanh chớp nhoáng như gia dầy, dệt may là cá ngành nhanh chóng thu hồi vốn. Năm 1987, Trước khi Tưởng Kinh Quốc qua đời đã cho người ĐL được về Đại Lục thăm thân nhân và họ đã lách từ thăm thâm nhân sang mở hoạt động kinh doanh ở TQ. Thị trường TQ mới mở cửa rất hoang sơ và tiềm năng tiêu thụ rất lớn, đi kèm đó chi phí lao động và chi phí đất đai rất thấp và sẽ thu được lợi lớn khi đầu tư vào Đại Lục.
Khi Sái Vạn Lâm nói sẽ đầu tư vào Đại Lục với việc tham gia các công trình công cộng đã tạo ra 1 làn sóng các doanh nghiệp Đài Loan bùng nổ hướng về Đại Lục khi nhà doanh nghiệp số 1 ĐL đã quan tâm đầu tư vào ĐL và có thể sẽ mở rộng cả hoạt động bảo hiểm nhân thọ là chủ lực khác của Cathay vào Đại Lục thì niềm tin đầu tư vào thị trường Đại Lục sẽ trở lên rất cao. Nhưng kế hoạch tham gia vào Đại Lục giai đoạn đầu những năm 80s đã thất bại và phải trì hoãn tới mãi sau này sau năm 1992 mới có thể tiến hành. Quy mô đầu tư từ Đài Loan và Đại Lục lớn thứ 2 ở ĐL chỉ sau Hong Kong vào cuối những năm 90s và kim ngạch xuất nhập khẩu năm 96 gần 100 tỷ $.
- Xung đột thừa kế, lại 1 thời kỳ khủng hoảng của Lâm Viên
Năm 1996, Lâm Viên thành lập phòng phát triển thị trường Đại Lục và bắt đầu tập trung nghiên cứu mở rộng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Đại Lục và Đông Nam á vì coi đây mới là 2 thị trường rộng lớn vì Đài Loan là thị trường rất nhỏ bé so với 2 thị trường kia.
Gia đình Sái Vạn Lâm cũng khá nhiều con cái khi ông có 2 vợ và 5 người con trai gái. Các mâu thuẫn về truyền hiền thay truyền tử, truyền cho con trưởng hay truyền cho con giỏi nhất quản lý là các mẫu thuẫn xảy ra trong nội bộ các doanh nghiệp ở Đài Loan. Các nhà doanh nghiệp đời thứ nhất như Sái Vạn Lâm cũng gặp các vấn đề tương tự khi định ra thừa kế cho các con cái và các mâu thuẫn giữa anh em họ khi nhận thừa kế. Khi Sái Vạn Lâm còn khỏe mạnh và minh mẫn thì ông vẫn là người nắm quyền tối cao và sự tranh chấp giữa các con là ít, nhưng khi ông qua đời thì việc bùng nổ tranh chấp có xảy ra hay không là điều ông luôn lo lắng và tìm mọi cách xử lý vấn đề 1 cách hợp lý nhằm giúp gia đình êm ấm.
Hoạt động kinh doanh theo gia tộc mặc dù có lợi thế 1 phần nhưng ngày càng tỏ ra kém hiệu quả so với các mô hình tập đoàn Âu Mỹ khi nó kém thu hút các tài năng kinh doanh tham gia, hoạt động kinh doanh gò bó và hiệu quả ngày càng kém so với các mô hình tập đoàn Âu Mỹ. Ông cũng bắt đầu phân chia gia sản cho các con quản lý các nhóm công ty còn ông chỉ quản lý chung từ những năm 90s trở đi mà không tham gia điều hành trực tiếp các công ty nữa. Đây cũng là cách chia gia sản của Sái Vạn Lâm cho các con mà chủ yếu cho 2 người con Sái Hùng Đồ và Sái Chấn Vũ quản lý.
- Cây to gọi gió, bi hoan ngọt đắng nói với ai
Theo tài sản thì tập đoàn Lâm Viên đạt 684 tỷ TWD là tập đoàn lớn nhất ở ĐL vào năm 1996. Theo các tiêu chí khác thì Lâm Viên cũng đứng thứ 2 sau Formosa. Tính riêng từng pháp nhân thì Cathay Life là công ty có quy mô lớn nhất ĐL hơn cả các Tập đoàn nhà nước. Tập đoàn Lâm Viên cũng rất tích cực làm các hoạt động vì xã hội nhưng về cơ bản tiếng tăm của công ty là xấu trong lòng người dân. Các công ty tài chính, công ty BĐS nhìn chung đều có tiếng xấu trong dân chúng. Trong khi đó Formosa lại là công ty được tiếng tăm tốt nhất ĐL. Cathay thường bị quy cho là người đầu cơ BĐS lớn nhất ĐL và là nguyên nhân chính đẩy giá đất đảo ĐL tăng liên tục mấy chục năm qua làm vô số người dân không thể có nhà ở vì giá đất quá cao.
Năm 1985, vụ án Thập Tín mà Lâm Viên phủi trách nhiệm hoàn toàn bị phê phán rất lớn trong dân chúng. Năm 1987, Cathay mua đấu giá với giá cao gấp 3 lần giá khởi điểm và bị chỉ trích rất mạnh việc họ phá giá đất quá mạnh và chính quyền phản ứng mạnh về việc kìm hãm đầu cơ đất, gây ra bất bình đẳng xã hội, tạo ra khoảng cách giầu nghèo ngày càng cao trong xã hội. Dân chúng bất bình vì giá đất bị đẩy cao. Sau đó Sái Chấn Vũ giảm nhân sự 30% ở nhóm công ty anh ta quản lý cũng gây ra bãi công, biểu tình quy mô lớn gây rối loạn xã hội đặc biệt sau khi Sái Vạn Lâm được ghi nhận là người giầu nhất ĐL và giầu thứ 5 trên thế giới, là người Hoa giầu nhất thế giới.
- Đoạn kết về chuyện nhà họ Sái
Sau năm 1985 khi vụ án Thập Tín nổ ra, niềm tin trong hệ thống tài chính bị giảm mạnh. Nhưng Cathay Life vẫn phát triển tương đối thuận lợi khi tỷ lệ người dân mua bảo hiểm ở ĐL đã tăng lên 75% và Cathay Life vững vàng ở vị trí thứ nhất ở ĐL. Lâm Viên ở ĐL chỉ có 5 công ty cốt lõi là nhóm công ty có số công ty ít nhất nhưng lại vững vàng là tập đoàn lớn nhất ở ĐL.
Sái Vạn Lâm cũng đã thành công trong việc chuyển giao công ty cho 3 con trai và 1 con rể của mình các công ty mà ông đã xây dựng lên và để các con duy trì được công ty là công ty số 1 trong 10 năm, 100 năm tới nhưng cần phải chứng minh được câu giầu không có 3 đời của người phương Đông là sai. Thế hê thứ nhất lập nghiệp, thế hệ thứ 2 duy trì, thế hệ thứ 3 phá gia chi tử. Cần thời gian để biết gia tộc họ Sái có vượt qua được điều này hay không.