Phân tích kỹ thuật A-Z Stenven B.Achelis
1. Giới thiệu về phân tích kỹ thuật (PTKT)
Phân tích kỹ thuật là phương pháp nghiên cứu về giá thông qua các dạng đồ thị nhằm đầu tư hiệu quả hơn. Phương pháp này xuất phát từ lý thuyết Dow của Charles Dow phát triển năm 1900. PTKT bao gồm 1 số thứ: giá dịch chuyển theo xu hướng, giá phản ánh mọi thông tin, các tín hiệu xác nhận và phân kỳ, khối lượng phản ánh sự thay đổi của xu hướng của giá và ngưỡng hỗ trợ/kháng cự.
Yếu tố con người: giá chứng khoán thể hiện sự đồng thuận. Giá khớp là mức người ta đống ý mua và người ta đồng ý bán. Mức giá nhà đầu tư đồng ý mua vào/bán ra phụ thuộc vào sự kỳ vọng. Kỳ vọng giá chứng khoán tăng, người ta sẽ đồng lòng mua vào và ngược lại. Phương pháp này nghiên cứu tâm lý con người, cách hành động theo cảm xúc của con người để có hành động phủ hợp.
Phân tích cơ bản: khi ta là nhà đầu tư lý trí, không để tâm lý tác động nên việc ra quyết định thì phân tích cơ bản là phương pháp tuyệt vời để đầu tư. Nó thật sự rất hiệu quả với những người sống lý trí, tư duy logic hợp lý.
Dựa vào quá khứ, dự báo tương lai: PTKD dựa vào biến động giá hiện tại và so sánh với biến động giá quá khứ để kỳ vọng sự lặp lại của quá khứ.
PTKD giống như nhà dự báo thời tiết, dù nó không thật sự chính xác nhưng trong ngắn hạn nó cũng khá đúng. Việc xem xét số liệu, hiện tượng của quá khứ sẽ giúp dự báo được tương đối tốt tương lai.
Vòng quay Roulette: chúng ta có thể kiếm được tiền khi thị trường đang trong xu thế tăng, sau khi trải qua 1 đợt bán tháo và lãi suất giảm. Đây là những điều giúp ta giành nhiều cơ hội chiến thắng hơn là cắm đầu vào giao dịch mà không quan sát thị trường.
Giao dịch bằng máy tính: giao dịch bằng máy tính sẽ giupa ta loại bỏ cảm xúc khi giao dịch. Tuy nhiên, cơ bản thị trường vẫn đang cảm tính nên cần tránh để máy tính đánh lừa rằng ta đang giao dịch với 1 thứ không có cảm tính.
Các thông số giá: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, thấp nhất, khối lượng giao dịch, hợp đồng phái sinh mở, giá chào mua, giá chào bán
Đồ thị: đồ thị dạng đường, đồ thị dạng cột, thang đo logarit, thang đo số học, đồ thị khối lượng giao dịch dạng cột, đồ thị khác.
Khung thời gian: có nhiều khung thời gian khác nhau để ta theo dõi. Khi thời gian càng ngắn thì càng khó dự đoán và càng khó tìm kiếm lợi nhuận. Để giao dịch khung thời gian ngắn thành công, trước đó ta nên là 1 nhà đầu tư dài thành công. Khi rút ngắn khung thời gian, chất lượng và tốc độ dữ liệu, phân tích càng cần cao hơn.
Yếu tố thời gian: điều này giupa ta quan sát cổ phiếu tăng đều trong khung thời gian đó hay chỉ tăng trong 1 thời gian ngắn trong khung đó.
Hỗ trợ và kháng cự: khi bên mua kiểm soát để giá không giảm dưới 1 ngưỡng được coi là hỗ trợ, và khi bên bán kiểm soát để giá không tăng quá 1 ngưỡng được coi là kháng cự.
Khi kỳ vọng của nhà đầu tư thay đổi, ngưỡng kháng cự/hỗ trợ sẽ bị phá vỡ với 1 sự quyết liệt mạnh mẽ. Các ngưỡng này bị phá vỡ có thể do sự thay đổi các ngưỡng cơ bản so với kỳ vọng của đại đa số nhà đầu tư hoặc do chính nhà đầu tư thay đổi kỷ vọng. Kỳ vọng là thứ dẫn tới mức giá mới.
Cung – cầu: các ngưỡng hỗ trợ – kháng cự không thật sự quan trọng. Nó giống như đường cung – đường cầu. Giá lên người bán sẽ tăng – giá giảm người mua sẽ tăng.
Giai đoạn phân vân của nhà đầu tư: sau khi phá vỡ hỗ trợ, kháng cự. Nhà đầu tư thường phân vân về giá cổ phiếu sau đó sẽ như thế nào. Giai đoạn này tạo ra quá trình tạm dừng của cổ phiếu, hay giai đoạn củng cố đi ngang. Nó có thể nhà đầu tư nghi ngờ mức giá mới và rơi lại vùng giá cũ, hoặc tin tưởng đà tăng và tiếp tục tăng giá sau đó. 1 cách hiệu quả phân tích giai đoạn này là phân tích khối lượng giao dịch. Nếu giá phá vỡ với khối lượng lớn tăng mạnh thì mức kỳ vọng mới sẽ được thiết lập. Nó sẽ rất đúng nếu trong giai đoạn phân vân khối lượng giao dịch nhỏ lại. Và ngược lại sẽ là giao dịch thường thất bại.
Ngưỡng kháng cự trở thành ngưỡng hỗ trợ: ngưỡng kháng cự khi bị phá vỡ sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ mới. Tương tự, ngưỡng hôc trợ khi bị xuyên thủng sẽ thành ngưỡng kháng cự mới.
Xu hướng: xu hướng giá thể hiện sự thay đổi đồng hướng liên tục về kỳ vọng giá của nhà đầu tư. Xu hướng thể hiện sự thay đổi, trong khi hỗ trợ/kháng cự giống như các rào cản. Giai đoạn phân vân của xu hướng là sau khi giá bứt khỏi đường xu hướng thường sẽ bị band mạnh để kéo lại đường xu hướng trước khi bứt phá tăng mạnh tiếp.
Trung bình di động: đây là công cụ xuất hiện sớm nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Trung bình động là giá trung bình của chứng khoán trong 1 khoảng thời gian xác định. Đường trung bình rộng rất hiệu quả trong việc giúp nhà đầu tư nắm bắt được sự dịch chuyển khi thị trường có biến động mạnh. Khi thị trường đi ngang thì thường không hiệu quả. Nếu phí giao dịch rất ít thì sử dụng đường trung bình càng ngắn thì càng hiệu quả hơn.
Ưu điểm và hạn chế: hệ thống trung bình động (mua khi phá vỡ lên và bán khi phá vỡ xuống) sẽ giúp nhà đầu tư luôn nắm bắt được xu hướng của thị trường. Hạn chế của đường trung bình là thường cho tín hiệu chậm và cần thời gian gấp 2 thời gian đường trung bình thì đầu tư mới thực sự hiệu quả.
Giai đoạn phân vân của nhà đầu tư: giai đoạn này cũng thấy rõ trên đường trung bình di động khi nó đi ngang, nó có thể phá vỡ đi lên nhưng sau lại quay trở lại đường trung bình.
Chỉ báo: chỉ báo được xây dựng dựa trên giá chứng khoán và khối lượng giao dịch.
Phân kỳ và hội tụ của đường trung bình động (macd): macd được tính bằng cách lấy trung bình động 12 ngày trừ đi trung bình động 26 ngày của giá chứng khoán. Kết quả nhận được là chỉ báo dao động quanh mức 0. Macd >0 tức trung bình 12 ngày cao hơn trung bình 26 ngày và giá có xu hướng tăng. Macd <0 cho thấy dấu hiệu tiêu cực.
Chỉ báo cho tín hiệu sớm và chỉ báo cho tín hiệu muộn: macd là 1 trong các chit báo cho xu hướng thị trường nhưng nó là chỉ báo tín hiệu trễ. Trong khi các chỉ báo tín hiệu sớm thường cho hiệu quả khi thị trường đi ngang, đó là các nhóm đo độ dao động của thị trường. Hầu hết nhà đầu tư là những người đi theo thị trường (trends follower) nên ta thường sử dụng các tín hiệu trễ để giao dịch hơn.
Giá có xu hướng và giá đi ngang: ta có thể dễ dàng biết giá đang đi ngang hay không, nhưng rất khó dự báo sắp tới giá có đi ngang hay không.
Phân kỳ: xuất hiện khi xu hướng giá chứng khoán biến động không đồng nhất với xu hướng của chỉ báo.
Chỉ báo thị trường:
• Chỉ báo tiền tệ: các số liệu kinh tế, lãi suất, để xác định môi trường kinh doanh hiện tại.
• Chỉ báo tâm lý thị trường: tập trung vào kỳ vọng của nhà đầu tư. Nó thường là trước khi các kỳ vọng này được phản ánh vào giá. Nhiều nhà đầu tư sử dụng chỉ báo này để làm ngược lại tâm lý đám đông tại các vùng cực của chỉ số.
• Chỉ báo cường độ dao động thị trường: chỉ ra các biến động của giá nhưng không chỉ dựa vào giá. Gồm các chỉ báo giá, khối lượng giao dịch. Nó có thể tổng cổ phiếu tạo đỉnh mới/cổ phiếu tạo đáy mới, cổ phiếu tăng/cổ phiếu giảm, mối tương quan giữa khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng với chứng khoán giảm.
3 nhóm chỉ số cho ta thấy cái nhìn thấu đáo về:
• Các yếu tố của thị trường tiền tệ có ảnh hưởng đến giá chứng khoán và giúp chúng ta dự báo xu hướng giá
• Tâm lý đám đông giúp ta nhận biết kỳ vọng giá của nhà đầu tư
• Cường độ dao động hiện tại của thị trường giúp chúng ta nhận biết xu hướng dịch chuyển của giá
Các công cụ phân tích dạng đường: gồm các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ, đường xu hướng.
• Xác định điều kiện tổng quan của thị trường: ta nên xác định xu hướng lãi suất, xu hướng thị trường chung, tâm lý đầu tư nhằm xác định xu hướng tổng quan của thị trường
• Chọn chứng khoán: chọn công ty, ngành nghề ta biết rõ
• Xác định xu hướng chung của chứng khoán: xác định đường ma200, chỉ mua khi giá nằm trên đường này
• Chọn xuất phát điểm: chỉ mua bán chứng khoán khi giá của nó giao dịch cùng hướng với thị trường chung.
Các kinh nghiệm cần thiết:
• Không bình quân giá xuống khi đang lỗ.
• Hãy luôn tự vấn nên mua tiếp chứng khoán không, nếu không nên bán nó đi
• Không nên choáng ngợp với thành công của người khác, họ chỉ nói thành công mà không nói thất bại
• Sử dụng các chiến lược thích hợp để giảm thiểu rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận
• Nắm vững các kiến thức cơ bản, các yếu tố cung cầu của cổ phiếu.
1. Các chỉ báo kỹ thuật và công cụ phân tích dạng đường
2.1 Chỉ báo độ rộng tuyệt đối (ABI): tính bằng cách lấy trị tuyệt đối của hiệu số giữa số mã chứng khoán tăng giá - số mã chứng khoán giảm giá. Chỉ số phản ánh mức độ hoạt động của thị trường. ABI cao cho thấy thị trường đang rất sôi động, abi thấp cho thấy thị trường đang ít có sự thay đổi.
2.2 Đường tích luỹ/phân phối (accumulation/distribution line): đây là 1 chỉ báo cường độ dao động phản ánh sự liên quan giữa biến động giá và khối lượng. Cơ sở là biến động giá đi kèm với khối lượng giao dịch càng lớn thì sự biến động giá đó càng có ý nghĩa. Đường tích luỹ/phân phối đi lên thể hiện sự tích luỹ cổ phiếu vì phần lớn khối lượng giao dịch đến từ biến động giá tăng và ngược lại khi nó đi xuống phần lớn đến từ biến động giá giảm. Sự phân kỳ giữa đường tích luỹ/phân phối với giá chứng khoán là tín hiệu cảnh báo thị trường nhiều khả năng sẽ đảo chiều.
Đường này được tính bằng cách lấy tổng khối lượng giao dịch tích luỹ trước đó +/- 1 phần khối lượng giao dịch hàng ngày.
= tổng[[(giá đóng cửa - giá thấp nhất) - (giá cai nhất - giá đóng cửa)]/(giá cao nhất - giá thấp nhất)]*khối lượng giao dịch]]
2.3 Accumulation Swing Index: chỉ số này là tổng tích luỹ của chỉ số Swing index. Swing index cho cái nhìn giữa các mức giá mở cửa, đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất,... đường này giao dịch gần như giống đường giá. 1 số đặc điểm của đường này:
• Chỉ báo cung cấp 1 giá trị số học nhằm lượng hoá biến động giá
• Chỉ báo này xác định những điểm dao động ngắn hạn
• Chỉ báo này chỉ ra cường độ và xu hướng thực của thị trường giữa mê cung của giá cao nhất, thấp nhất, đóng cửa.
Cách tính = accumulation swing index liền trước + swing index
2.4 Advance/Decline line: đường số mã chứng khoán tăng/giảm: chỉ báo này đo độ rông thị trường được sử dụng rộng rãi.
Khi số mã tăng nhiều hơn số mã giảm thì đường AD hướng lên và ngược lại. Độ dốc của đường AD quan trọng hơn điểm số của nó. Sự phân kỳ của đường AD với thị trường cũng là tín hiệu tạm dừng và có khả năng đảo chiều sau đó.
Cách tính = AD liền trước + (số mã tăng - số mã giảm)
2.5 Advance/Decline ratio: tỷ lệ giữa số mã chứng khoán tăng/giảm. Chỉ số này cũng đo độ rộng thị trường tương tự chỉ số đo độ rộng thị trường. Chỉ báo này sẽ ổn định cho dù số mã chứng khoán niêm yết có tăng mạnh lên về sau. Có thể dùng đường trung bình để giảm sự biến động của chỉ số.
2.6 advancing-declining issues: só mã chứng khoán tăng giá - giảm giá. Chỉ báo giúp xác định sức mạnh hàng ngày của thị trường. Ngày có điểm >1/3 số mã niêm yết là mạnh còn lại là yếu. Sử dụng trung bình động 5-40 ngày sẽ cho chỉ số quá mua/quá bán hiệu quả.
2.7 advancing, declininh, unchanged volume – khối lượng chứng khoán tăng giá, giảm giá, không đổi. Ta thống kê tổng khối lượng của các cổ phiếu hàng ngày theo 3 dạng tăng giá, giảm giá và đứng giá. Có nhiều cách sử dụng nhưng dùng đường trung bình 3-10 ngày của chỉ báo này sẽ hiệu quả hơn. Ta cũng theo dõi sự phân kỳ của đường này với giá để theo dõi tín hiệu cảnh báo sự đảo chiều.
2.8 andrews’s pitchfork: đây là công cụ gồm 3 đường xu hướng song song dựa vào 3 điển xác định trên đồ thị. Sử dụng theo nguyên lý các đường hỗ trợ và kháng cự.
3 điểm cần tìm kiếm để vẽ: đỉnh hay đáy chính ở bên trái đồ thị. Điểm thứ 2 và thứ 3 là đỉnh và đáy chính phía bên phải của điểm thứ nhất.
• Đường xu hướng thứ nhất bắt đầu ở điểm thứ nhất (đỉnh hoặc đáy chính) và đi qua giữa điểm thứ 2 và thứ 3. Đây là cán của cái đinh 3 (pitchfork)
• Đường xu hướng thứ 2 và 3 bắt đầu ở điểm thứ 2 và 3. 2 đường này vẽ song sóng với đường xu hướng thứ nhất và là 2 nhánh của đinh 3.
2.9 Arms index (TRIN): đây là chỉ báo thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chứng khoán tăng giá/giảm giá và khối lượng giao dịch của các chứng khoán tăng giá/giảm giá đó.
Ám index được sử dụng cho các giao dịch ngắn hạn. Chỉ báo này cho thấy liệu khối lượng giao dịch đang tập trung vào nhóm chứng khoán tăng giá hay giảm giá. Số chứng khoán tăng giá > giảm giá thì amrs <1. Khối lượng giao dịch nhóm chứng khoán giảm giá > tăng giá thì Amrs >1. Chỉ báo này thường được sử dụng tốt với đường trung bình động 4 ngày trong phân tích ngắn hạn. Đường trung bình động 21 ngày trong phân tích trung hạn là 55 ngày cho phân tích dài hạn. Chỉ số này thường dùng tốt nhất như 1 chỉ báo quá mua/quá bán.
Cách tính: lấy số mã chứng khoán tăng giá/số mã chứng khoán giảm giá (A/D). Lấy khối lượng giao dịch của nhóm chứng khoán tăng giá/khối lượng giao dịch nhóm chứng khoán giảm giá (upside/downsite ratio). Rồi lấy (A/D)/(upside/downside ratio).
2.10 Aroon: chỉ báo này giúp nhận biến sự thay đổi của giá chứng khoán từ có xu hướng sang đi ngang và ngược lại bằng cách tính số kỳ giao dịch kể từ khi xác lập các đỉnh và đáy mới trước đó.
Aroon bao gồm 2 đường là Aroon up và Aroon down
• Với 2 điểm cực trị tại 0 và 100. Aroon up o 100 là đang tăng rất mạnh, điểm từ 70-100 là đang tro xu hướng tăng ổn định. 2 đường đều duy trì ở vùng cực đều cho thấy xu hướng đang rất mạnh.
• Dịch chuyển song song giữa aroon up và aroon down. Di chuyển song song của 2 đường thể hiện sự ổn định của xu hướng và nếu cắt nhau sẽ cảnh báo tín hiệu đảo chiều
• Sự giao nhau giữa aroon up và aroon down: thể hiện sự đảo chiều khi đường này cắt vượt lên trên đường kia.
‘Aroon up = (n – (số kỳ giao dịch kể từ khi giá xác lập đỉnh cao nhất trong “n+1” kỳ giao dịch)/n)*100
Aroon down = (n-(số kỳ giao dịch kể từ khi giá xác lập đáy thấp nhất trong “n+1” kỳ giao dịch)/n)*100
2.11 average true range: chỉ báo ATR
Đây là thước đo mức độ biến động của thị trường. Atr cao thường xuất hiện tại đáy thị trường sau 1 đợt bán tháo hoảng loạn. Atr thấp thường xuất hiện trong giai đoạn thị trường ít biến động, như thị trường tạo đỉnh hay giằng co.
Cách tính: atr là giá trị lớn nhất của 3 thông số sau:
• Mức chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất của ngày tính toán
• Mức chênh lệch giưac giá đóng cửa ngày trước đó và giá cao nhất của ngày tính toán
• Mức chênh lệch giữa giá đóng cửa của ngày trước đó và giá thấp nhất của ngày tính toán
Atr là trung bình động 14 ngày của true range.
2.12 bollinger bands
Dải này được tính bằng cách +/- độ lệch chuẩn vào đường trung bình di động. Các dải này sẽ tự điều chỉnh theo độ biến động của thị trường
Trong các giai đoạn giá biến động, các dải mở rộng báo hiệu sự biến động sẽ mạnh hơn nữa. Trong giai đoạn giá ít biến động, các dải thu hẹp báo hiệu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục.
• Khi biến động giá suy yếu, các dải thu hẹp tối đa thường dẫn tới thay đổi mạnh của giá sau đó
• Giá biến động ra khỏi các dải xác nhận xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục
• Các đỉnh/đáy xác lập ngoài dải được tiếp nối bởi các đỉn/đáy xác lập trong dải baod hiệu sự đảo chiều xu hướng
• Giá thường dịch chuyển từ dải này sang dải kia. Giúp ta dự báo giá mục tiêu
Nên dùng trung bình động + 2 lần độ biến động sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.
Dải giữa = [giá đóng cửa]/n; dải trên = dải giữa + d* độ lệch chuẩn (thường lấy d=2 lần), dải dưới = dải giữa – d*độ lệch chuẩn
2.13 breadth thrust – đột biến độ rộng
Là chỉ báo cường độ dao động thị trường. Đột biến độ rộng xuất hiện khi chỉ báo đột biến độ rộng tăng từ <40% lên >61,5% trong khoảng thời gian 10 ngày. Hiện tượng này xảy ra khi thị trường chuyển từ trạng thái quá bán sang giai đoạn tăng điểm mạnh nhưng vẫn chưa phải là quá mua.
Chỉ báo = trung bình hàm số mũ 10 ngày(số mã chứng khoán tăng giá/(số mã chứng khoán tăng giá + số mã chứng khoán giảm giá))
2.14 bull/bear ratio – tỷ lệ dự báo tăng/giảm
Đây là chỉ báo tâm lý lấy số kết quả dự báo của các chuyên gia trên thị trường. Chỉ báo này rất hay sai khi các chuyên gia có sự đi chung 1 hướng quá lớn.
2.15 candlesticks, japanese – đồ thị hình nến Nhật
Đây là các mẫu hình nến được người Nhật sáng tạo ra từ thế kỷ 17 và hiện nay được sử dụng rộng rãi. Có nhiều loại mẫu hình:
• Mẫu hình 3 nến giảm: sau 1 thân nến dài mầu đen là 3 nến nhỏ, thường mầu trắng rồi 1 thân nến dài mầu đen tiếp theo. 3 nên trắng nằm gọn trong phạm vi thân nến đen trước đó. Mẫu hình này cho thấy sự tiếp tục của 1 xu hướng giảm
• Mẫu hình 3 nến tăng: sau 1 thân nến trắng dài là 3 thân nến nhỏ, thường là mầu đen rồi tới 1 thân nến trắng dài tiếp. 3 thân nến đen nằm gọn trong thân nến trắng tiếp đó. Mẫu hình này cho thấy sự tiếp tục của 1 xu hướng tăng giá.
• Mẫu hình nến Doji: khu giá mở cửa và đóng cửa gần như = nhau sẽ hình thành nến dọi giống hình chữ thập. Nó cho thấy sự do dự của thị trường lúc đó; 2 nến doji cùng nhau: cho thấy sau khi bứt phá khỏi giai đoạn lưỡng lự hiện tại sẽ có 1 đợt biến động mạnh; Doji chuồn chuồn: báo hiệu sự đảo chiều, ní xảy ra khi giá thấp nhất thấp hơn nhiều so với giá mở cửa và đóng cửa; doji bia mộ: giá mở của và đóng cửa gần như thấp nhất phirn cho tín hiệu đảo chiều tại đỉnh thị trường, bóng trên càng dài dấu hiệu càng đáng tin vậy; dọii chân dài: khi bóng dưới rất dài, thường báo hiệu điểm đảo chiều
• Mẫu hình engulfing: engulfing giảm: hình thành khi có 1 nến to mầu đen xuất hiện bao trùm toàn bộ thân nến trắng trước đó. Mẫu hình báo hiệu khả năng giảm là rất lớn nếu xuất hiện sau 1 xu hướng tăng mạnh; engulfing tăng: hình thành khi 1 nến trắng to xuất hiện bao trumg nến đen nhỏ trước đó. Mẫu hình báo hiệu khả năng tăng là rất lớn nếu xuất hiện sau đợt giảm mạnh trước đó
• Nến hình búa: cây búa (hammer): là nến gồm 1 thán nến nhỏ (giá đóng cửa – giá mở của nhỏ) và 1 thân nến dài đi kèm. Đây là nến báo hiệu giá tăng nếu xuất hiện sau đợt giảm giá mạnh. Trong 1 xu hướng tăng sẽ củng cố cu hướng tăng sẽ bị coi là nến người treo cổ; cây búa ngược (inverted hammar): đây là dạng đải ngược của nến cây búa, nó thường báo hiệu sự đảo ngược và sự xác nhận được thực hiện vào phiên sau đó.
• Mẫu hình harami: mẫu hình báo hiệu sự suy giảm của cường độ dao động giá. Xuất hiện khi 1 nến nhỏ nằm trọn trong 1 nến to dài trước đó. Harami giảm khi nến nhỏ đen xuất hiện nằm trong trong nến trắng dài trước đó; harami tăng khi nến nhỏ trắng xuất hiện sau 1 nến đen dài, nó cho thấy cường độ giao động giảm sau 1 xu hướng giảm trước đó.
• Nến bóng dài: nen bóng dưới dài: là cây nến có bóng dưới dài >=2/3 chiều dài của cây nến. Nó báo hiệu sự tăng giá, đặc biệt xuất hiện ở các vùng hỗ trợ; nến bóng trên dài: cho tín hiệu giảm giá, đặc biệt tại vùng kháng cự
• Mẫu hình 2 nến trắng đen tách rời: trong xu hướng tăng, sau 1 cây nến đen là 1 cây nến trắng có cùng giá mở cửa. Mẫu hình này cho tín hiệu tăng giá vì nó cho biết xu hướng tăng đã trở lại sau 1 đợt giảm giá. Trong 1 xu hướng giảm, sau 1 cây nến trắng là 1 cây nến đen cùng giá mở của là 1 báo hiệu xu hướng giảm trở lại.
• Mẫu hình ngôi sao: cho tín hiệu đảo chiều. Nó là nến có thân nhỏ xuất hiện sau 1 nến có thân lớn hơn rất nhiều. Thân nến nhỏ này không nằm trong phạm vi nến lớn trước đó, nhưng các bóng nến có thể nằm trong phạm vi của nhau. Sao doji: nến ngôi sao cho tín hiệu đảo chiều và bến doji cho tín hiệu lưỡng lự. Mẫu hình này thường báo hiệu sự đảo chiều sau 1 giai đoạn lưỡng lự. Sao hôm (evening star): sau 1 nến trắng thân lớn là 1 nến thân nhỏ (trắng/đen), đây là ngôi âo và tạo khoảng trống phía trên cây nến trắng trước đó. Nến thứ 3 có thân đen với giá đóng cửa nằm sâu trong phạm vi nến trắng đầu tiên. Mẫu hình này báo hiệu khả năng tạo đỉnh và giảm giá; sao hôm doji tương tưj sao hôm. Sao mai (morning star): sau 1 nến đen thân lớn là 1 bến thân nhot (trắng/đen) đây là nến ngôi sao và tạo khoảng trống giá phía dưới cây nến đen trước đó. Nến thứ 3 có thán trắng với giá đóng cửa nằm sâu trong phạm vi thân nến đen đầu tiên. Mẫu hình này báo hiruj khả năng đảo chiều và tăng giá. Có biến thể là sao mai doji tương tự. Sao băng (shooting star): cây nến này trắng/đen có thân nho, bóng trên dài và bóng dưới rất ngắn hoặc ko có. Mẫu hình này cho tín hiệu đảo chiều nhẹ nếu xuất hiện sau 1 đợt tăng.
• Mẫu hình 3 nến: có 3 loại là 3 con quạ đen là 3 nến giảm liên tiếp với e nến đen dài với giá đóng cửa giảm liên tục xuống sát hoặc bằng giá thấp nhất. Mẫu hình cho tín hiệu giảm giá, xuất hiện trong 1 đợt tăng thì sẽ làm đảo chiều xu hướng, nếu xu hướng giảm sẽ cho tín hiệu tiếp tục giảm. 3 chàng lính trắng: là mẫu hình 3 nến trắng có giá đóng cửa tăng liên tục sát hoặc bằng mức giá cao nhất. Trong 1 xu hướng tăng sẽ là tăng tiếp còn trong 1 xu hướng giảm báo hiệu sự đảo chiều tăng
• Mẫu hình tweezers: gồm 2 mẫu hình nhỏ là tweezers đáy: có 2 hoặc nhiều nến có cùng đáy. Chiều cao hoặc mầu sắc của nến không quan trọng. Đây là mẫu hình đảo chiều nhẹ. Tweezer đỉnh: có 2 hoặc nhiều nến có cùng đỉnh. 2 mẫu hình này sẽ đáng tin cậy hơn khi có mẫu hình khác đi cùng.
• Mẫu hình khoảng trống: gồm khoảng trống giảm giá: nó nằm giữa đáy của nến thứ 1 với đỉnh của nến thứ 2. Có thể xuất hiện đợt tăng giá để đóng gap này và sẽ gặp kháng cự tại đáy nến 1. Khoảng trống tăng: là khoảng giữa đỉnh nến 1 với đáy nến 2. Có thể xuất hiện giảm giá để đóng gap này.
• Mẫu hình khác: đám mây đen bao phủ: sau 1 nến trắng dài là 1 nến đrn. Giá mở cửa nến đen cao hơn đỉnh của nênd trắng và giá đóng cửa nằm sâu trong phạm vi thân của nến trắng. Mẫu hình cho tín hiệu giảm giá trong 1 xu hướng tăng, mẫu hình đáng tin cậy hơn khi đóng cửa ở nửa dưới nến tăng.
• Người treo cổ: 1 thân nến nhỏ (trắng/đen) xuất hiện gần đỉnh với bóng nến dưới dài và bóng trên rất nhỏ hẹp hoặc không có. Bóng dưới thường gấp 2-3 lần chiều cao thân nến. Nến này là tín hiệu giảm điểm sau 1 xu hướng tăng giá mạnh. Nếu xuất hiện sau 1 đợt giảm mạnh thì là nến cây búa.
• On neck line: sau 1 nến đen trong xu hướng giảm giá là 1 nến trắng nhỏ có giá đóng cửa gần với đáy của nến đen trước đó. Mẫu hình này cho tín hiệu giamt khi đáy của nến trắng bị xuyên thủng
• Piercing line: mẫu hình này cho tín hiệu tăng và ngược với đám mây đen bao phủ. Nếu đầu tiền là nến đen dài và nến thứ 2 là nến dài trắng. Giá mở cửa nến 2 thấp hơn đáy của nến 1 nhưng giá đóng cửa của nến 2 nằm ở nửa trên của thân nến 1
• Đỉnh xoay vòng: đây là nến trắng/đen có thân nhot. Chiều dài không quan trọng. Đây là nến trung tính
2.16 phương pháp cánlim: phương pháp này gồm 7 yếu tố.
• C: lợi nhuận quý hiện tại >=20% so với cùng kỳ năm trước
• A: tăng trưởng lợi nhuận hàng năm: eps trong vòng 5 năm qua phải tăng với tốc độ ít nhất 15%/năm. Tốt nhất nếu tăng mọi năm, chấp nhận được 1 năm giảm còn lại phải tăng.
• N: sản phẩm mới, quản lý mới, đỉnh mới: công ty có điều mới mẻ tạo ra chất xúc tác cho đợt tăng giá mới.
• S: khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 95% các cổ phiếu tăng mạnh có khối lượng cổ phiếu đang lưu hành <25tr cổ phiếu.
• L: cổ phiếu đầu ngành: ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu đầu ngành
• I: sự ủng hộ của các cổ đông tổ chức: cung - cầu lớn nhất của cổ phiếu đến từ các cổ đông tổ chức. Nên chọn các cổ phiếu có 3-10 cổ đông tổ chức với thành tích đầu tư tốt hơn trung bình nắm giữ. Tuy nhiên, quá nhiều cũng tiềm ẩn rủi ro bị bán mạnh khi có sự thay đổi.
• M: xu hướng thị trường: khoảng 75% cổ phiếu biến động theo xu hướng thị trường chung và chọn đúng xu hướng giúp xác suất thành công cao hơn rất nhiều.
2.17 chỉ báo dòng tiền chaikin: chỉ báo so sánh giá đóng cửa với giá cao nhất, giá thấp nhất để xác định khối lượng giao dịch vào hoặc ra khỏi 1 chứng khoán, sau đó so sánh kết quả này với tổng khối lượng giao dịch.
Thị trường mạnh là thị trường có giá đóng cửa nằm ở nửa trên của phạm vi giá cao nhất - thấp nhất ngày với khối lượng ở giao dịch ngày càng cao. Ngược lại với thị trường yếu khi giá đóng cửa ở nửa dưới với khối lượng giao dịch ngày càng lớn. Nếu giá đóng cửa liên tục nằm trên phạm vi giá với khối lượng giao dịch tăng thì chỉ số dương và dự báo giá sẽ tăng tiếp và ngược lại.
Chỉ báo dòng tiền chaikin là tín hiệu xác nhận sự phá vỡ đường xu hướng và các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự. Khi giá vượt đường xu hướng giảm ta đợi chỉ số chaikin >0 để mua. Sự phân kỳ giữa giá và đường chaikin cũng là tín hiệu thị trường.
Chỉ số chaikin =[ {(giá đóng cửa – giá thấp nhất) – (giá cao nhất – giá đóng cửa)}/(giá cao nhất – giá thấp nhất)*khối lượng giao dịch]/tổng tích luỹ khối lượng giao dịch
2.18 chaikin oscillator
Là chỉ báo dao động được tính dựa trên trung bình động của đường tích luỹ/phân phối. Sự phân kỳ của đường giá với đường phối lượng thật sự là có ý nghĩa về tín hiệu đảo chiều mạnh. Chỉ báo xây dựng dựa trên 3 tiền đề giả định:
• Giá cổ phiếu đóng của nằm nửa trên phạm vi giá là 1 ngày tích luỹ, càng gần giá cao nhất càng tích luỹ mạnh. Giá nắm nửa dưới là ngày phân phối, càng gần thấp nhất càng phân phối mạnh
• Giá tăng đi kèm khối lượng giao dịch tăng mạnh sẽ là đợt tăng mạnh, bền vững và ngược lại
• Theo dõi khối lượng giai dịch vào/ra thị trường. So sánh sự dịch chuyển của khối lượng giao dịch với biến động giá có thể giúp xác định đỉnh/đáy trong ngắn và trung hạn.
Không có chỉ báo nào luôn đúng ở mọi thời điểm. Nên dùng chỉ báo này với chỉ báo price envolope. Tín hiệu quan trọng nhất của chaikin oscillator xuất hiện khi giá đạt đỉnh hoặc tạo đáy mới trong 1 sóng. Khi chỉ số này không tạo được đỉnh cao hơn, hay đáy cao hơn thì sự đảo chiều sớm diễn ra.
• Tín hiệu xuất hiện cùng chiều với xu hướng giá trung hạn sẽ đáng tin cậy hơn
• Chỉ báo tạo đỉnh hoặc đáy không hàm ý rằng giá sẽ tiếp tục biến động theo xu hướng hiện tại.
Cách tính = ema 3 ngày của đường tích luỹ/phân phối trừ cho ema 10 ngày của đường tích luỹ/phân phối.
2.19 chande momentum oscillator
Chỉ báo cho biết cường độ dao động thật sự của 1 chứng khoán. Chỉ báo này khác rsi và stochastics ở chỗ sử dụng cả những ngày tăng và giảm tring tử số của công thức tính.
Vùng quá mua/vùng quá bán: chỉ số chủ yếu để xác định vùng quá mua/quá bán. Cmo chạm quá mua khi +50 và quá bán khi -50. Ta có thể xây dựng chiến lược mua bán dựa trên tín hiệu này.
Tính xu hướng: giá trị tuyệt đổi của cmo càng lớn thì xu hướng càng mạnh. Giá trị tuyệt đối nhỏ cho thấy chứng khoán đang đi ngang. Ta dùng chi các chiến lược trend following system
Cách tính: ((su-sd)/(su+sd))*100
2.20 commodity channel index
Đây là chỉ báo đo lường độ biến động của giá chứng khoán so với giad trung bìn của chứng khoán đó. Giá trị cao cho thấy sự đột biến so với mức trung bình và ngược lại.
Ta dùng cci để xác định vùng quá mua và quá bán:
• Phân kỳ: khi giá chứng khoán tạo đỉnh mới nhưng cci không thể vượt qua đỉnh trước đó. Nó thường báo hiệu 1 đợt điều chỉnh sắp tới
• Chỉ báo cci dao động trong khoảng +/- 100. Cci >+100 cho thấy tín hiệu quá mua và cci <-100 cho tín hiệu quá bán.
2.21 commodity selection index (csi)
Là chỉ báo đo cường độ dao động tương tự như chỉ số adx. Chỉ báo phản ánh cách sử dụng chính của bản thân để lựa chọn hàng hoá phù hợp cho giao dịch ngắn hạn. Csi cao cho thấy xu hướng mạnh và khả năng biến động lớn. Tính xu hướng thể hiện qua yếu tố chuyển động có xu hướng trong cách tính và tính biến động thể hiện bởi yếu tố average true range.
Phương pháp của widel là chọn các hàng hoá có csi cao tương đối so với các hàng hoá khác để giao dịch. Vì những hàng hoá này có mức biến động rất cao nên khả năng đem lại lợi nhuận rất lớn trong thời gian ngắn. Csi phù hợp với các nhà đầu tư ngắn hạn vì họ có thể quản trị rủi ro trong những lúc thị trường biến động mạnh.
2.22 phân tích tương quan
Đo lường mối quab hệ giữa 2 đối tượng, như giá chứng khoán với chỉ báo chứng khoán. Các mối tương quan đáng chú ý +/-1, <+-0,1 hay >+-1.
2.23 chỉ báo tích luỹ khối lượng (cvi)
Là chỉ báo cường độ dao động, cho biết dòng tiền đang vào hay ra khổ thị trường. Chỉ số tính bằng tổng khối lượng của chứng khoán tăng giá – tổng khối lượng chứng khoán giảm giá và sau đó tính tổng tích luỹ lại. Giá trị số học của chỉ số này không quan trọng mà độc dốc và sự dịch chuyển mới là cái ta sử dụng.
2.24 chu kỳ
Chu kỳ giúp ta dự đoán các hoạt động tự nhiên như mùa màng, thuỷ triều, chuyển động các hành tinh,… phân tích chu kỳ giúp chúng ta dự đoán sự thay đổi của thị trường tài chính, mặc dù không chính xác như chu kỳ tự nhiên. Có nhiều loại chu kỳ khác nhau được nghiên cứu trong các sách về chu kỳ.
2.25 demand index
Chỉ báo kết hợp giá và khối lượng giao dịch tạo thành 1 chỉ báo tín hiệu sớm về sự thay đổi giá. 6 nguyên tắc sử dụng chỉ báo:
• Phân kỳ giữa demand index và tín hiệu sự suy yếu của giá
• Sau khi demand index đạt đỉnh thì giá thường tăng mạnh tạo đỉnh mới
• Giá tăng cao hơn nhưng demand index lại tạo đỉnh thấp hơn thường trùng hợp với đỉnh quan trọng
• Demand index xuyên qua mức 0 báo hiệu sự thay đổi xu hướng
• Khi demand index ở gần mức 0 bất kể bao lâu thì đều báo hiệu xu hướng giá ít biến động sẽ không còn kéo dài lâu
• Phân kỳ giữa giá và demand index báo hiệu 1 đỉnh/đáy chính
2.26 detrended price oscillator
Chỉ báo dùng để loại trừ xu hướng khỏi giá. Dpo giúp chúng ta nhận diện chu kỳ và vùng quá mua/quá bán dễ dàng hơn.
Chu kỳ dài hạn được hình thành từ nhiều chu kỳ ngắn hạn. Phân tích các chu kỳ ngắn hạn trong chu kỳ dài hạn có thể giúp xác định các điểm đảo chiều quan trọng của chu kỳ dài hạn. Dpi giúp ta loại trừ những chu kỳ dài hạn này ra khỏi giá.
2.27 hệ thống chuyển động có hướng
Hệ thống giúp xác định liệu chứng khoán có biến động có xu hướng hay không. Hệ thống gồm 5 chỉ báo khác nhau:
• +DI
• -DI
• Chỉ báo chuyển động có hướng DX
• Chỉ báo trung bình chuyển động có hướng ADX
• Chỉ báo trung bình chuyển động có hướng điều chỉnh ADXR
Hệ thống hoạt động cơ bản dựa trên đường +DI 14 ngày và đường -DI 14 ngày. Nên mua khi +DI cắt lên trên -DI và bán khi nó cắt xuống. Sử dụng phương pháp cực trị sẽ cho kết quả giao dịch tốt hơn nhờ loại bỏ sự biến động bất thường cũng như giup giảm số lần giao dịch. Như khi xuất hiện tín hiệu mua +DI cắt lên -DI, ta nên đợi và chỉ mua khi giá vượt lên qua điểm cực trị (giá cao nhất trong ngày +DI giao với – DI).
2.28 trung bình động hàm số muc 2 lần
Đây là hàm số mũ lần 2 của đường hàm số mũ EMA. Đường này tinh bằng công thức = (2*ema n ngày) – (ema n ngày của ema).
2.29 lý thuyết dow
Dow là người lập ra chỉ số chứng khoán đầu tiên ở Mỹ và cũng đưa các khái niêm phân tích kỹ thuật thành hệ thống đầu tư vơi 6 giả định chính gồm:
• Chỉ số thị trường phản ánh tất cả: giá phản ánh mọi yếu tố của doanh nghiệp, thị trường ở tại thời điểm đói
• Thị trường tồn tại 3 xu hướng: xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng nhỏ. Xu hướng chính thường kéo dài >= 1 năm, xu hướng thứ cấp thường kéo dài 1-3 tháng và xu hướng nhỏ thường 1 ngày – 3 tuần.
• Xu hướng có 3 giai đoạn: gđ 1 hình thành do các nhà đầu tư mua vào (informed investor) họ dự báo nền kinh tế phục hồi, doanh nghiệp hay thị trường phục hồi và đẩy mạnh mua vào. Tâm lý giai đoạn này là chán nản tiêu cực, nhà đầu tư giá trị đẩy mạnh mua vào giai đoạn này. Gđ 2 khi lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh và nền kinh tế khởi sắc, nhà đầu tư liên tục mua tich luỹ. Gd 3 – khi lợi nhuận doanh nghiệp đạt kỷ lục, kinh tế thăng hoa, đám đông hào hứng với thị trường, hoàn toàn tin tưởng vào thị trường sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ và điên cuồng mua vào. 1 số ít nhà đầu tư sẽ bán ra trong giai đoạn này.
• Các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau. Cần có sự đồng pha các chỉ số để khẳng định 1 xu hướng chắc chắn, như cùng đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước,..
• Khối lượng giao dịch xác nhận xu hướng: dùng xác nhận ở những vùng giá không chắc chắn. Lý thuyết dow tập trung vào hành động giá là chính. Khối lượng giao dịch tăng đi kèm với xu hương của giá là sự xác nhận mạnh xu hương giá
• Xu hướng không thay đổi cho đến khi có tín hiệu đảo chiều rõ rệt: xu hướng vẫn còn tiếp tục nếu chưa có sự xác nhận mạnh, như trong xu hướng tăng cần xuất hiện đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn. Xu hương chính càng keo dài lâu thỉ khả năng bị phá vỡ càng lớn.
2.30 dynamic momentum indexChỉ sô
Chỉ số này tương tự rsi có điều số kỳ thay đổi không như rsi. Số kỳ tính dmi phụ thuộc vào biến động giá trước đó có mức độ biến động như thế nào. Số kỳ tính trong khoảng 3-30 ngày. Chỉ số này khắc phục được nhượng điểm là khi rsi ít biến động.
Chỉ số này có độ nhậy vao với sự biến động của thị trường nên thường đi vào vùng quá mua/quá bán sớm hơn rsi 1-2 ngày. Việc giao dịch theo các tín hiệu quá mua/quá bán đạt hiệu quả cao khi thị trường đi ngang và kém hiệu quả khi thị trường có xu hướng mạnh.
Cách tính dmi: số kỳ = 14/chỉ số biến động.
Chỉ số biến động (volatility index) = độ lệch chuẩn 5 ngày của giá đóng cửa/trung bình động 10 ngày của độ lệch chuẩn 5 ngày của giá đong cửa
2.31 ease of movement
Chỉ báo cho mối quan hệ giữa khối lượng và sự thay đổi của giá. Chỉ báo cho biết khối lượng giao dịch cần thiết để giá thay đổi.
EoM cho giá trị cao khi giá tăng nhưng khối lượng giao dịch thấp, giá trị thấp khi giá giảm và khối lượng giao dịch cũng ở mức thấp. Giá trị quanh 0 khi giá đi ngang hoặc cần khối lượng giao dịch rất lớn để giá có thể thay đổi. Mua khi chỉ báo đi lên căt qua mức 0 và bán khi chỉ báo giảm qua mức 0
Cách tính: emv = midpoint move/box ratio
Mìpoint move = (giá cao nhất – giá thấp nhất)/2 – (giá cao nhất trước đó – giá thấp nhâtd trước đó)/2
Box ratio = khối lượng giao dịch (10.000 đvi)/(giá cao nhất – giá thấp nhất)
2.32 lý thuyết thị trường hiệu quả
Ly thuyêt này nói giá luôn phản ánh chính xác giá trị doanh nghiệp và sự chênh lệch diễn ra không đủ lâu để ta có thể kiếm được lời từ đó. Thực tê nó không đúng.
2.33 lý thuyết sóng Elliott
Dựa vào lý thuyết dow và chu kỳ tự nhiên mà Elliott phát triển lý thuyết sóng từ thực nghiệm. Nền tảng cơ bản là nguyên tắc sóng tăng và sóng giảm. Những nguyên tắc chính sau đây:
• Sau 1 sóng tăng là 1 song giảm và ngược lại
• Có 5 sóng trong 1 xu hướng chính và sau đó là 3 sóng điều chỉnh
• 5 sóng trong xu hương chính và 3 sóng điều chinh sẽ hoàn thành 1 chu kỳ
• Mẫu hình 5-3 trong hệ thống song không thay đổi mặc dù độ dài thời gian có thể khác nhau
2.34 Envolope (trading bands) – dải giá giao dịch
Dải giá gồm 2 đường trung bình động 1 phía trên 1 phía dưới. Tính logic là người mua hay người bán quá hay hái đẩy giá tới các vùng cực sẽ nhanh chóng quanh trở lại mức bình thường. Ta sẽ bán khi giá lên đường phía trên và mua khi giá xuống đường phía dưới
2.35 Equivolume
Equivolume thể hiện giá bằng cách nhấn mạnh mối quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch. Nó là hộp trong đó đỉnh đáy là giá cao nhất thấp nhất, độ rộng của hộp là khối lượng giao dịch trong khung thời gian ta chọn.
Cách sử dụng cũng tương tự đồ thị nến nhật, hộp thấp mà to ngang thể hiện khối lượng lớn và giá ít biến động thường là các điểm đảo chiều quan trọng, trong khi hộp cao hẹp là sự tiếp tục xu hướng, hộp cao – rộng tại các điểm hỗ trợ/kháng cự là sự xác nhận mạnh cho xu hướng đac thay đổi và hình thành xu hướng mới.
2.36 fibonacci
Đây là dãy số được nhiều người sử dụng vì chúng co mối quan hệ với rất nhiều sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Số sau = tổng 1 2 số trước cộng lại, số sau = 1.618 số trước, số trước = 0.618 sô sau,…
Người ta có thể dùng: fibonancci arcs, fibonacci fan lines, fibonacci retracements, fibonacci time zones để ưng dụng trong trading
2.37 forecast oscullator
Chỉ báo này lấy chênh lệch giữa giá thực tế và gia được time series forecast ocillator dự báo. Khi giá này >0 thì giá thực tê đang lớn hơn giá dự báo và ngược lại. Gia = 0 là bằng giá dự báo.
Giá thực tế liên tục thấp hơn giá dự báo báo hiệu sự sụt giảm sắp tới. Tương tự nếu giá liên tục cao hơn giá dự báo báo hiệu giá sắp tăng. Nhà đầu tư nên sử dụng đường tin hiệu trung bình động 3 ngày để kết hợp.
Cách tính = (giá đóng cửa – time series forecast trước đó)/giá đóng cửa *100
2.38 mô hình 4%
Mô hình này dựa vào tỷ lệ % thay đổi giá trị đóng cửa hàng tuần. Đây là công cụ phân tích theo xu hướng, giúp ta mua khi thị trường xu hướng lên và bán/bán khống khi xu hướng đi xuống. Khi chỉ số value line composite tăng trong tuần >4% thì mua và giảm >4% thì bán.
2.39 fourier transform
Chỉ báo này lấy từ công cụ kỹ thuật để đo hiện tượng rung động lặp đi lặp lại. Dần dần nó dùng để đo cường độ của chu kỳ và thời gian chu kỳ. Trên metastock có sẵn chỉ số interpreted fourier transform là chỉ báo này.
2.40 phân tích cơ bản
Là cách phân tích về vĩ mô, về ngành, về doanh nghiệp cụ thể và xác định giá trị doanh nghiệp. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi bởi các tổ chức đầu tư truyền thống (long only).
2.41 gann angles
Gann tin rằng có thể sử dụng các mẫu hình và góc hình học để dự báo giá cổ phiếu. Ông vẽ các đường có các góc nghiên từ đỉnh chính với đáy chính. Các đường 1×1 là góc nghiên 45 độ là mức tăng giá tuyệt vời và ổn định, đủ mạnh. Các mức khác sẽ kém ổn định hơn so vơi góc nghiên này.
2.42 chỉ báo herrick payoff
Chỉ báo này để thể hiện lượng tiền vào và ra khỏi các hợp đồng tương lai. Chỉ số dùng số hợp đồng phái sinh đang lưu hành để tính toán. HPI >0 cho thấy tiền đang chảy vào hợp đồng tương lai (thị trường giá lên). HPI <0 tiền đàn rút lui thị trường giá xuống. xem cả sự phân kỳ giữa chỉ báo này với giá để làm tín hiệu đảo chiều xu hướng.
2.43 chỉ báo quán tính (inertia)
Xu hướng đơn thuần là sự thể hiện ra bên ngoài của quán tính. Để đảo ngược lại xu hướng ta cần nhiều động lực hơn so với việc tiếp tục xu hướng hiện tại. Dorsey sử dụng độ biến động (volatility) là thước đo của quán tín và coi nó là thước đo chính xác nhất. Chỉ báo này >50 cho thấy quán tính vẫn mạnh và xu hướng vẫn tiếp tục, chỉ báo <0 báo hiệu quán tính giảm và xu hương có thể sớm đảo chiều.
Cách tính: chỉ báo quán tính là RVI được xác định bằng cách sử dụng chỉ báo hồi quy tuyến tính
2.44 lãi suất
Đây là chỉ báo quan trọng hàng đầu cho thị trường tài chính và nó thường ngược chiều với thị trường cổ phiếu
2.45 chỉ báo cường độ xu hướng trong ngày (intraday momentum index) - imi
Đây là sự kêt hợp của rsi và phân tích nến.
Nếu imi>70 là quá mua và imi<30 là quá bán. Imi phân kỳ vơi giá là tín hiệu sự đảo chiều sắp diễn ra imi có thể kết hợp với mô hình nến để tìm kiêm sự xác nhận mô hình trước khi giao dịch.
Imi tính tương tự rsi ngoại trừ việc them giá mở cửa và giá đóng cửa hàng ngày vào.
2.46 đồ thị Kagi
Đồ thì kagi thể hiện lực cung và lực cầu của thị trường. Chuỗi đường dầy cho biết cầu>cung, đường mỏng là cung>cầu. Nguyên tắc chung là mua khi cầu>cung và bán khi cung>cầu.
Cách tính:
Giá đầu tiên của đường kagi:
• Nếu giá ngày tính toán >= giá khởi điểm thì vẽ đường dầy từ giá khởi điểm đên giá đong cửa ngày tính toán
• Nếu giá ngày tính toán
• Khối lượng giao dịch khiến giá liẻn tục biến động trong kỳ nhằm phản ánh cung cầu. Động lượng gia tăng mạnh khi giá tăng và giảm khi đầu xu hướng giảm và gia tăng mạnh để tạo đáy
• Ta tạo thành 1 chỉ báo đường trung bình hàm mũ 34 kỳ và 55 kỳ.
Xu hướng: tín hiệu tin cậy nhất xuất hiện cùng chiều với xu hướng hiện tại. Không sử dụng kva nếu nó không xuyên qua đường 0 hoặc đường tín hiệu sai.
Phân kỳ: tín hiệu quan trọng nhất của sự phân kỳ kvo khi giá xuất hiện đỉnh/đáy mới là kvo không thể cùng xuất hiện đỉnh/đáy mới thì xu hướng đang mất dần động lượng và có thể sắp kết thúc.
Điểm giao cắt: nếu giá trong xu hướng tăng (cao hơn trung bình động hàm mũ 89 kỳ), mua vào khi kvo rơi sâu <0, sau đó bật tăng trở lại cắt lên đường tín hiệu. Nêu giá đang giảm (thấp hơn trung bình động 89 kỳ), bán ra khi kvo tăng cao hơn hẳn mức 0 và giảm xuống dưới đường tín hiệu.
Kvo là công cụ tôt khi nó đi cùng chiều xu hướng thị trường và kém khi nó đi ngược chiều xu hướng. Nên sử dụng kvo kết hợp với williams's %R để xác nhận quá mua/bán và macd để xác nhận xu hướng ngắn hạn của giá.
Cách tính: động lực khối lượng = V |(2(dm/cm)-1)| * T * 100
2.48 tỷ lệ giao dịch lô lớn
Đây là chỉ báo cho thấy mối quan hệ giữa giao dịch lô lớn/tổng khối lượng giao dịch của thị trường. Đây là cách theo dõi các nhà đầu tư lớn đang làm gì trên thị trường, với giá định họ biết thị trường đang ở đây. Thường vùng quá mua/quá bán sẽ có giao dịch rất mạnh. Nên dùng đường trung bình 20 ngày của đường này.
2.49 chỉ báo hồi quy tuyến tính
Đây là đường xu hướng hồi quy tuyến tính tính trong 1 kỳ dữ liệu xác định. Chỉ báo này sẽ nhậy hơn chỉ báo trung bình do lấy giá tại các điểm, sẽ có tín hiệu nhậy hơn về thay đổi của giá, và cảnh baod khi giá đi quá xa đường hồi quy tuyến tính sẽ sớm quay trở lại quanh đường này.
Tính toán dùng hàm forecast() tương tự time series forecast.
2.50 chỉ báo độ dốc hồi quy tuyến tính
Chỉ báo này là độ dốc của đường xu hướng hồi quy tuyến tính.
Chỉ báo này cho biết chứng khoán tăng nhanh như thế nào. Giá trị dương cho thấy giá đang xu hướng tăng và âm cho thấy giá đang xu hướng giảm. Giá càng gần điểm cực trị thì độ dốc càng lớn. Ta nên sử dụng r-squared cùng, chỉ báo độ dốc hồi quy tuyến tính cho ta biết chiều và độ dốc của xu hướng, trong khi r-aquared cho ta biết cường độ của xu hướng. Ta nên mua khi chỉ báo này chuyển hẳn sang dương và nên bán khi nó chuyển hẳn sang âm.
2.51 đường xu hướng hồi quy tuyến tính
Là công cụ thống kê dùng để dự đoán giá trị tương lai dựa trên dữ liệu quá khứ. Ứng dụng trong phân tích chứng khoán để xác định khi nào giá tăng/giảm quá mức. Đường xu hướng hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp "bình phương nhỏ nhất" để vẽ 1 đường thẳng sao cho khoảng cách giữa giá và đường xu hướng là nhỏ nhất.
2.52 chỉ báo market facilitatio
Chỉ báo này nhằm xác định sự hiệu quả của dao động giá thông qua việc định lượng dao động giá trên 1 đơn vị khối lượng giao dịch.
Tính toán chỉ báo này có 4 loại kết hợp khả thi: green, fade, fake, squat.
Mfi = (giá cao nhất - giá thấp nhất)/khối lượng giao dịch
2.53 mass index
Chỉ báo nhằm xác định sự đảo chiều xu hướng bằng cách đo mức biến động của phạm vi giá cao nhất - thấp nhất. Khi phạm vi này mở tộng, mass index tăng; khi phạm vi này thu hẹp, mass index giảm.
Mẫu hìh "reversal bulge là mẫu hình quan trọng nhất khi mass index 25 ngày tăng lên 27,0 và sau đó giảm xuống <26,5. Sau đó giá có thể đảo chiều. Người ta cũng dùng đường trung bình động hàm mũ 9 kỳ để xác định khi nào mẫu hình reversal bulge xảy ra.
2.54 Mcclellan oscillator
Chỉ báo độ rộng thị trường dựa trên hiệu đã hiệu chỉnh giữa số cổ phiếu tăng và số cổ phiếu giảm.
1 thị trường giá lên bền vững luôn có 1 số lượng lớn cổ phiếu tăng giá ở mức vừa phải. Thị trường giá lên không bền vững khi có 1 lượng cổ phiếu nhỏ tăng mạnh khiến nhà đầu tư hiểm lầm là thị trường đang rất tốt. Sự phân kỳ này thường báo hiệu thị trường giá lên sắp kết thúc. Tương tự với thị trường giá xuống.
Nếu chỉ báo nằm ở vùng quá mua 70-100 hoặc quá bán -70 - -100 và đảo chiều là tín hiệu bán - mua. Nếu nó nằm vượt quá vùng cực +100/-100 thì xu hướng sẽ còn tiếp tục thêm 2-3 tuần nữa.
2.55 Mcclellan summation index
Là chỉ báo độ rộng thị trường dựa trên chỉ báo mcclellan oscillator. Chỉ báo này phù hợp để xác định các điểm đảo chiều xu hương chính.
2.56 giá trung vị (median price)
Giá trung vị đơn giản là điểm giữa của giá trong ngày. Các giá trung bình, giá đóng cửa có trọng số cũng tương tự là các chỉ báo.
Giá trụt vị đơn giản là 1 đường nối các trung bình trong kỳ. Ta dùng nó để nhìn sơ lược về giá chứng khoán.
Giá trung vị = (giá cao nhất + giá thấp nhất)/2
2.57 Member short ratio (msr)
Là chỉ báo tâm lý thị trường, đo lường hoạt động bán khống short selling) của các thành viên trên thị trường.
Khi msr cao ta cũng nên bán khống theo, và khi msr thấp ta cũng nên long cổ phiếu.
2.58 Chỉ báo sóng hình sin mesa
Chỉ báo này cho ta cái nhìn về thị trường đang ở 1 xu hướng hay dao động theo chu kỳ hình sin.
Chỉ báo gồm 2 đường là đường sin và đường sin tín hiệu. 2 đường này cắt nhau báo hiệu sự đảo chiều trong chu kỳ. Chỉ báo msw theo hình sin là thị trường đang trong chu kỳ và tín hiệu mua khi đường sin cắt lên trên đường sin tín hiệu. Tín hiệu bán xuất hiện khi đường sin cắt xuống dưới đường sin tín hiệu. Khi thị trường trong xu hướng 2 đường này thường quanh mốc 0 và cách xa nhau. Lúc đó ta nên giao dịch theo xu hướng.
2.59 Chỉ báo cường độ xu hướng (momentum): chỉ báo đo lường sự thay đổi giá chứng khoán trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Chỉ báo = giá hiện tại/giá kỳ n kỳ trước.
• Chỉ báo được sử dụng như chỉ báo dao động theo xu hương tương tự macd. Mua khi chỉ báo quay đầu đi lên và bán khi quay đầu đi xuống. Ta có thêt sử dụng trung hình 9 kỳ cho chỉ báo này
• Nếu chỉ báo đạt đỉnh/đáy mới (tương quan với đỉnh/đáy trong quá khứ) thì xu hướng hiện tại có thể vẫn tiếp tục.
• Khi thị trường đạt đỉnh, chỉ báo cường độ xu hướng sẽ tăng mạnh và sau đó lao dốc, tức phân kỳ với giá đang có xu hướng đi lên hoặc đi ngang. Khi tạo đáy, chỉ báo cường độ xu hướng sẽ giảm mạnh và sau đó bắt đầu tăng nhanh trước khi giá tăng. Cả 2 đều hình thành sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo.
2.60 Chỉ báo dòng tiền (money flow index)
Là 1 chỉ báo dao động, nhắm xác định sức mạnh dòng tiền vào/ra khỏi 1 chứng khoán. Chỉ báo có liên quan tới chỉ báo rsi, trong khi rsi chỉ quan tâm tới giá thì mfi quan tâm cả giá và khối lượng.
• Xác định phân kỳ giữa chỉ báo và giá. Giá có xu hướng tăng nhưng mfi có xu hướng giảm (hoặc ngược lại) báo hiệu sự đảo chiều có thể sắp xảy ra
• thị trường đạt đỉnh khi mfi >80. Thị trường tạo đáy khi mfi<20.
Giá trung bình = (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa)/3
Dòng tiền = giá trung bình * khối lượng trung bình
Tỷ lệ dòng tiền = tổng dòng tiền dương/tổng dòng tiền âm
Mfi = 100 - [100/(1+ tỷ lệ dòng tiền)]
2.61 Phân kỳ/hội tụ của đường trung bình động
Phân kỳ/hội tụ của đường trung bình di động (macd) là 1 chỉ báo dao động theo xu hướng, nhằm đưa ra mối quan hệ giữa 2 đường trung bình di động của giá.
Macd là hiệu giữa đường trunt bình động số mũ (ema) 12 ngày và đường ema 26 ngày. Ema 9 ngày là đường tín hiệu được vẽ cùng với macd để xác định tín hiệu mua/bán.
Có 3 cách sử dụng chính của macd là: điểm giao cắt, vùng quá mua/vùng quá bán và phân kỳ.
Điểm giao cắt: cách sử dụng cơ bản của macd là bán khi macd giảm xuống dưới đường tín hiệu. Tín hiệu mua xuât hiện khi macd tăng lên trên đường tín hiệu. Tín hiệu mua/bán khi macd tăng lên trên/giảm xuống dưới 0
Quá bán/quá mua: macd rất hữu ích khi sử dụng làm chỉ báo quá bán/quá mua. Khi đường trung bình động ít ngày đột ngột mở rộng khoảng cách so với đường trunt bình động nhiều ngày, lúc đó giá cổ phiếu tăng quá mức và sẽ sớm quay lại giá hợp lý.
Phân kỳ: dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại sắp kết thúc là khi macd phân kỳ với giá chứng khoán. Phân kỳ giá xuống khi macd tạo đáy mới còn giá thì không. Phân kỳ giá lên xuât hiện khi macd xác lập đỉnh mới còn giá thì không. Các dấu hiệu này đang tin cậy nhất khi ở các vùng cực.
2.62 Trung bình động (moving averages)
Trung bình động là 1 chỉ báo thể hiện giá trị trung bình của giá chứng khoán trong 1 khoảng thời gian. Khi giá chứng khoán thay đổi thì giá trung bình cũng thay đổi theo. Trung hình động có 7 dạng phổ biến là: giản đơn, hàm số mũ, chuỗi thời gian, tam giác, biến số, điều chỉnh theo khối lượng và trọng số.
Phương pháp thường dùng nhất là so sánh giá trị trung bình động vơi giá chứng khoán tại thời điểm so sánh. Tín hiệu mua khi giá vượt trung bình động và bán khi gía giảm dưới trung bình động. Hệ thống này giúp ta mua khi giá đã tạo đáy đi lên và bán khi giá đã tạo đỉnh đi xuống.
2.63 Negative volume index (nvi)
Chỉ báo này tập trung vào những ngày có khối lượng giao dịch giản so với ngày trước, là dấu hiệu cho thấy dòng tiền thông minh dịch chuyển như thế nào vào những ngày khối lượng giao dịch giảm.
Nvi giả định rằng những ngày khối lượng giao dịch tăng, những nhà đầu tư theo đám đông đang tham gia vào thị trường. Ngược lại, những ngày giao dịch giảm là dòng tiền thông minh lặng lẽ trên thị trường. Khi giá giảm thường đi kèm khối lượng giảm nên nvi thường đi xuống.
Nếu khối lượng giao dịch kỳ hiện tại < kỳ trước thì:
Nvi = nvi kỳ trước + ((giá đóng của - giá đóng cửa kỳ trước)/giá đóng của kỳ trước * nvi kỳ trước)
Nếu khối lượng giao dịch kỳ hiện tại > kỳ trước thì nvi = nvi kỳ trước.
2.64 New highs-lows cumulative
Chỉ báo này là tổng tích luỹ của hiệu số lượng cổ phiếu đạt đỉnh mới 52 tuần và số lượng cổ phiếu tạo đáy mới 52 tuần. Đây là chỉ báo cường độ xu hướng dài hạn.
Chỉ bao này hầu như dịch chuyển cùng xu hướng với xu hương thị trường hiện tại. Khi chỉ báo dịch chuyển ngược hướng thì thị trường sẽ có khả năng đảo chiều. Phân kỳ xảy ra khi chỉ số tạo đỉnh mới/đáy mới mà chủ số không tạo đỉnh/đáy mới.
2.65 new highs/lows ratio
Là tỷ lệ được tính hàng ngày giữa số cổ phiếu đạt đỉnh 52 tuần/số cổ phiếu tạo đáy 52 tuần.
2.66 New highs-new lows
Mô tả chênh lệch hàng ngày giữa số lượng cổ phiếu đạt đỉnh 52 tuần – số lượng cổ phiếu tạo đáy 52 tuần.
Thường dùng trung bình động 10 ngày của chỉ báo này.
• Phân kỳ: khi đường giảm xuống mức cực thấp khi thị trường xuất hiện đáy chính, khi thị trường đi lên từ đáy chính thì chỉ số này tăng lên nhanh chóng. Vào cuối chu kỳ, sự phân kỳ thường diễn ra.
• Dao động: chỉ số dao động quanh mức 0. Nếu chỉ báo dương, xu hương đi lên được xác nhận. Chỉ báo âm xu hướng đi xuông được xác nhận.
2.67 Odd lot balance index
Đây là chỉ báo về các giao dịch lô nhỏ <100cp, với dự báo các nhà giao dịch lô nhỏ ko hiểu gì. Chỉ báo này cao là nhà đâu tử lô nhỏ đang bán nhiều hơn mua và thị trường đang xu hương giảm. Ta có thể sử dụng trung bình 10 ngày cho chỉ số này.
2.68 Khối lượng giao dịch mua/bán theo lô nhỏ
Đây là tổng khối lượng các lệnh lô nhỏ của những nhà đầu tư nhỏ. Khi giao dịch nhiều thường thị trường giảm.
2.69 Tỷ lệ bán khống theo lô nhỏ
Là số lượng bán khống/tổng số lượng giao dịch lô nhỏ. Đây là cách ta hành động ngược lại với nhom các nhà đầu tu thường xuyên ra quyết định sai.
2.70 odd probability cones
Dùng để tinh toán xác suất vùng giá biến động tương lai dựa vào biến động trong quá khứ. Dùng trading quyền chọn với công cụ này.
2.71 On balance volume (obv)
Là chỉ báo cường độ dao động, thể hiện mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và sự thay đổi của giá.
Obv là tổng khối lượng tích luỹ. Obv cho biết khối lượng giao dịch có xu hướng vào/ra khỏi 1 chứng khoán. Khi giá đóng cửa cao hơn trước đó thì khối lượng được coi là tăng giá, nếu giá chưng khoán đóng cửa thấp hơn được coi là khối lượng giao dịch giảm giá.
Obv đang trong xu hướng tăng nếu đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước. Xu hướng giảm nếu đáy sau thấp hơn đáy trước. Xu hướng bị phá vỡ nếu nó thay đổi từ 1 xu hướng tăng sang 1 xu hướng giảm hoặc ngược lại. Hoặc xu hướng chuyển từ trạng thái không có xu hướng sang trạng thái có xu hướng hoặc ngược lạo từ có xu hướng về trạng thái không rõ xu hướng.
Khi có sưh thay đổi sang xu hướng tăng/giảm, obv thường bưt phá trước và mua vào khi obv bứt phá.
Nếu giá đóng cửa cao hơb kỳ trước:
Obv = obv kỳ trước + khối lượng giao dịch
Nếu giá đóng cửa thấp hơn kỳ trước
Obv = obv kỳ trước - khối lượng giao dịch
Nếu giá đóng cửa = nhau:
Obv kỳ trước = obv kỳ này
2.72 Hợp đồng phái sinh đang lưu hành (open interest)
Hợp đồng phái sinh đang lưu hành là tổng số vị thế vẫn đang mở chưa được thực hiện hay chưa được đóng lại.
Hơpj đồng phái sinh đang lưu hành kết hợp với khối lượng giao dịch cho ta nhiều ý nghĩa.
• Khối lượng giao dịch và hợp đồng phái sinh đang lưu hành tăng xác nhận xu hướng hiện tại
• Khối lượng giao dịch và hợp đồng phái sinh đang lưu hành giảm là dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại có thể sắp kết thúc.
2.73 Open-10 trin
Là 1 biên thể được hiệu chỉnh của arms index. Đây là chỉ báo độ rọng, sử dụng khối lượng giao dịch của những mã chứng khoán tăng/giảm và số mã chứng khoán tăng/giảm để đo lường sưc mạnh thị trường.
Chỉ báo >0,9 là thị trườn giá xuống và <0,9 là thị trường giá lên.
2.74 Phân tích quyền chọn
Mô hình được sử dụng chính là mô hình black-scholes. Giá quyền chọn được xác định dựa trên biến động của giá chứng khoán cơ sở, thời gian đáo hạn, và lãi suất hiện hành trên thị trường. Mô hình có 4 giả định chính:
• Thị trường hoàn hảo, phí giao dịch không có, lãi suất 0, dễ dàng mua, bán khống,...
• Giá cổ phiêu tuân theo phân phối hàm số mũ, phân phối hình chuông
• Cổ phiếu không trả cổ tức, không phát hành thêm
• Quyền chọn chỉ có thể thực hiện khi đáo hạn
Mô hình nguyên thuỷ cho quyền chọn mua cổ phiếu sau đó được phát triển ra cho nhiều loại công cụ tài chính khác nhau từ quyền chọn bán, future với các tham số phái sinh ra như gamma, theta, vega.
Giá quyền chọn mua/bán: giúp ta định giá được quyền chọn có hợp lý không hay quá cao/quá thấp. Việc định giá này giúp ta:
• Mua quyền chọn định giá thấp/bán khống quyền chọn có định giá cao
• Thiết lập được biện pháp phòng ngừa rủi ro để thu lợi nhuận chênh lệch giá.
Delta: cho ta biết giá của quyền chọn sẽ thay đổi bao nhiêu khi giá chứng khoán cơ sở thay đổi 1$. Mức delta này phụ thuộc vào tình trạng quyền chọn đang deep in the mỏny, deep out of the money hay không. Có quy tắc nhẩm delta là: 75% cho quyền chọn in the money, 50% cho quyền chọn at the money, 25% cho quyền choj out of the money. Khi quyền chọn gần hết hạn thì delta thường về 100% .
Gamma: cho ta biết mức thay đổi dự kiến của dealta trong trường hợp giá chứng khoán cơ sở của quyền chọn tăng 1 điểm. Gamma cho ta biết mức độ thay đổi của delta tương ưng với mức thay đổi của chứng khoán cơ sở. Gamma cho biết mức độ rủi ro của vị thế quyền chọn. Gamma lớn cho thấy quyền chọn đang có rủi ro cao vì giá trị của quyển chọn có thể thay đổi rất nhanh.
Thời gian đáo hạn của quyền chọn: thời gian đáo hạn cho biết thời gian còn lại của quyền chọn. Thời gian đao hạn càng dài giá trị của quyền chọn càng lớn.
Theta: cho ta biết sự thay đổi của giá quyển chọn theo thời gian. Thời gian còn lại càng dài thì ảnh hưởng của nó lên giá quyền chọn càng thấp. Khi thời hạn còn rất ít nó sẽ rất ảnh hưởng đặc biệt các quyền chọn out of the money.
Vega: cho t biết thay đổi của giá quyền chọn khi mức độ biến động của chứng khoán cơ sở tăng 1%. Vega cho biết số tiền lợi nhuận có thể kỳ vọng khi mức độ biến động tăng 1 điểm. Mức độ biến động giữa giá quyền chọn và giá chứng khoán cơ sở luôn cùng chiều. Vega càng cao càng thu hút nhà đầu tư.
Mức độ biến động: là chỉ số đo lường mức độ dao động của chứng khoán trong 1 khoảng thời gian nhất định. Giá càng biến động thì chứng khoán được coi càng rủi ro. Mức độ biến động là thông số đầu vào phải tính toán của mô hình black-scholes. Tôt nhất ta đo độ biến động của tương lai để áp vào, nếu không dùng độ biến động quá khứ.
• Biến động quá khứ: là dữ liệu lịch sử của độ biến động, khi áp thì thường làm quyền chọn có vẻ giá quá cao
• Biến động giá giả định (tương lai): sử dụng rộng rãi hơn để đo lường độ biến động của quyền chọn. Đây là mức độ biến động giả định thị trường áp cho quyền chọn.
2.75 Quá mua/quá bán
Chỉ báo quá mua/quá bán (ob/os) là chỉ báo độ rộng thị trường dựa trên chênh lệch giữa số mã chứng khoán tăng giá và giảm giá đã được hiệu chỉnh.
Chỉ báo cho ta biết khi nào thị trường đi vào vùng quá mua/quá bán. Các điểm cực trị là dấu hiệu cần theo dõi sát sao.
Chỉ báo = trung bình động hàm số mũ 10 ngày của hiệu giữa giá chứng khoán tăng và chưng khoán giảm.
2.76 Paragolic sar
Chỉ báo cho các mức dừng trạng thái hiệu quả nhất. Ta nên đóng vị thế khi giá giảm dưới sả và mua khi giá vượt lên trên sar.
2.77 Mẫu hình (patterns)
Giá thường di chuyển theo xu hướng, xu hướng sẽ không tồn tại mãi mãi mà sẽ có lúc kết thúc. Nhưng xu hướng cũng khó có thể kết thúc đột ngột nhanh chóng ngay. Thay vào đó, giá thường giảm tốc, đi ngang, sau đó mơi giảm. 3 giai đoạn này hình thành khi nhà đầu tư đã hình thành kỳ vọng mới và làm dịch chuyển đường cung/cầu của chứng khoán.
Có 1 số mẫu hình chính là:
• Vai đầu vai, đây là mẫu hình đáng tin cậy nhất
• Đỉnh và đáy tròn
• Tam giác
• Hai đỉnh và 2 đáy
• Khoảng trống giá
2.78 Tỷ lệ % điều chỉnh
Thị trường giá lên bền vững cần các đỉnh mới và đáy mới cao hơn. Các đây mới cao hơn là xuất hiện trong các đợt điều chỉnh của thị trường. Mức điều chỉnh 33% mức tăng trước đó là mức mạnh, đôi khi 50%, nhưng giảm nhiều hơn 66% mức tăng trước đó là phá vỡ đợt tăng giá. Điều này chủ yếu liên quan tới dãy số fibonacci ở các mốc 38,2% - 50% - 61,8%.
2.79 Chỉ báo biến động giá
Chỉ báo thể hiện mức độ biến động của giá (perfomance) theo tỷ lệ %.
2.80 Đồ thị point and figure
Đây là dạng đồ thị tập trung vào biến động giá. Nó có thể hiện mức cung - cầu cổ phiếu. Ký hiệu x nếu cầu > cung (giá tăng) và o nếu cung > cầu (giá giảm)
Ta cũng dùng các mẫu hình vào đồ thị nay như các đồ thị dạng khác.
2.81 Polarized fractal efficiency (pfe)
Chỉ báo này áp dụng nguyên tắc hình học phân mảng (fractal geometry) và học thuyết hỗn độn (chaos theory) vào đầu tư. Chỉ báo pfe sử dụng toán học để dự báo thị trường đang có xu hướng hay không.
• Các chỉ số thường có pfe tối đa (cả dương và âm) vào khoảng 43%
• Pfe quanh 0 là mức cân bằng và thị trường đi ngang không xu hướng
• Mẫu hình cái móc (hooking pattern) xuất hiện thường báo hiệu sự kết thuc xu hướng sắp diễn ra.
2.82 Positive volume index (pvi)
Chỉ báo tập trung vào những ngày có khối lượng giao dịch tăng so với ngày trước đó. Lập luận là nhà đầu tư theo đám đông thường giao dịch vào những ngày khối lượng giao dịch tăng đó. Chỉ báo này sẽ giả định cho ta biết nhà đầu tư theo đám đông làm gì và các nhà đầu tư thông minh đang làm gì.
Nếu khối lượng giao dịch kỳ hiện tại tăng
Pvi = pvi kỳ trước + ((giá đóng cửa – giá đóng cửa kỳ trước)/giá đóng cửa kỳ trước) * pvi kỳ trước
Nếu khối lượng giao dịch giảm
Pvi = pvi kỳ trước
2.83 Price and volume trend (pvt)
Tương tự như các chỉ báo on balance volume hay volume accumulation/distribution line. Chỉ báo này là tổng khối lượng giao dịch tích luỹ được điều chỉnh tuỳ thuộc vào thay đổi của giá đóng cửa. Chỉ báo pvt cộng 1 phần khối lượng khi giá tăng nhẹ và 1 phần lớn nếu giá tăng mạnh.
Pvt = pvt kỳ trước + ((giá đóng cửa – giá đóng cửa kỳ trước)/giá đóng cửa kỳ trước)* khối lượng giao dịch
2.84 Kênh giá
Là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự di động. Kênh giá gồm 2 đường: đường kênh giá trên thể hiện mức giá cao nhất trong 1 kỳ nhất định và đường kênh giá dưới là ngưỡng hỗ trợ hay mức giá thấp nhất trong 1 kỳ nhất định.
Kênh giá được sử dụng như dải bollinger. Kênh trên thể hiện tâm lý lạc quan và kênh dưới là sự bi quan. Giá sẽ thường bật ngược lại kho chạm các điểm cực. Khi kênh giá thu hẹp thường báo hiệu sự biến động rất mạnh sau đó.
2.85 Chỉ báo dao động giá
Chỉ báo dao động giá biểu thị hiệu số giữa 2 đường trung bình động của giá chứng khoán, được thể hiện bằng điểm hoặc %. Chỉ báo gần giống với macd.
Trung bình động (ma) thường cho tín hiệu mua khi đường ngắn hạn cắt đường dài hạn. Tín hiệu bán xuất hiện khi ma ngắn hạn cắt xuống dưới ma dài hạn.
2.86 Tỷ lệ thay đổi giá (roc)
Tỷ lệ thể hiện sự chênh lệch giá hiện tại với giá n kỳ trước. Sự chênh lệch này thể hiện bằng điểm hoặc %. Momentum indicator cũng là chỉ số tương tự.
Khi giá tăng roc tăng và khi giá giảm roc giảm. Thời gian hay được dùng là khung 2 hoặc 25 ngày.
2.87 Dải giá dự phóng
Dải giá dùng giá cao nhất và thấp nhất trong 1 giai đoạn để dự phóng cho tương lai. Chỉ báo này tương tự các chỉ báo khác, giá giảm tới cận dưới là bi quan cực đại và tận trên là lạc quan cận đại và xác suất đảo chiều là cao.
2.88 Chỉ báo dao động dự phóng
Chỉ báo cho biết vị trí của gía hiện tại trong mối tương quan với dải trên/dải dưới của dải giá dự phóng.
Mua khi chỉ báo giảm xuống dưới 1 mức cụ thể (<20) và sau đó tăng lên trên mức đó. Bán khi chỉ báo tăng lên trên 1 mức cụ thể (>80) sau đó giảm xuống dưới mức đó.
Điểm giao cắt: mua khi chỉ báo cắt lên trên đường tín hiệu và bán khi chỉ báo cắt dưới đường tín hiệu. Tín hiệu đáng tin cậy hơn khi điểm giao cắt ở 30, 70 điểm
Phân kỳ: cân nhắc bán nếu giá liên tiếp tại đỉnh mới trong khi chỉ báo không thể vượt được đỉnh cũ. Cân nhắc mua khi giá liên tục xác lập đáy mới trong khi chỉ báo không thể xuyên thủng đáy trước đó.
2.89 Public short ratio
Chỉ báo cho biết mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch bán khống của công chúng (đám đông) với tổng khối lượng giao dịch bán không.
Chỉ báo giả định đám đông là r quyết định tệ nhất và nên làm ngược lại đám đông hỗn loạn này.
2.90 Tỷ lệ quyền chọn bán/chọn mua
Đây là chỉ báo đo tâm lý thị trường, cho biết mối quan hệ giữa số lượng quyền chọn bán với số lượng quyền chọn mua giao dịch trên sở giao dịch.
Chỉ báo p/c ratio này thường bị ngược xu hương so với thị trường và ta nên dùng kèm với chỉ số khác.
2.91 Qstick
Chỉ báo đơn giản là trung bình động của hiệu giữa giá đóng cửa và giá mở cửa. Chỉ báo qstick <0 cho thấy nhiều nến đen hơn trắng và xu hướng là xuống giá. Chỉ báo >0 là xu hướng tăng giá đang chi phối.
Điểm giao cắt: mua khi chỉ báo cắt lên trên đường 0. Bán khi chỉ báo cắt xuống <0
Ngưỡng cực trị: mua khi qstick đang ở mức cực trị thấp và quay đầu đi lên. Bán khi qstick đang ở mức cực cao và đảo chiều đi xuống.
Phân kỳ: mua khi qstick đi lên và giá đi xuống. Bán khi qsitck đi xuông khi giá đi lên.
2.92 Các đường tứ phân vị
Các đường này chia khoảng cách giữa đỉnh và đáy thành 4 phần bằng nhau. Điều này giúp ta nhìn ra sự biến động của giá, qua đỉnh, đáy và giá trung bìn trong 1 giai đoạn cụ thể. Có thể sử dụng đường tứ phân vị với đường xu hướng hồi quy tuyến tính.
2.93 R-Bình phương (R-Squared)
Chỉ báo cho biết tương quan giữa giá và đường xu hướng hồi quy tuyến tính. R-squared cho ta thấy cường độ của xu hướng giá càng biến động theo mối quan hệ tuyến tính thì xu hướng càng mạnh.
Ta nên sử dụng r-squared với chỉ báo độ dốc hồi quy tuyến tính R. R bình phương có giá trị cao đi kèm với độ dốc hồi quy tuyến tính có giá trị lớn sẽ cho nhiều tín hiệu giao dịch đáng tin cậy.
2.94 Kênh hồi quy raff
Dùng để lượng hoá xu hướng và phạm vi biến động giá. Kênh hồi quy raff có kênh dưới là ngưỡng hỗ trợ và kênh trên là ngưỡng kháng cự. Khi giá tiệm cận ngưỡng cực trị thì có xu hướng quay trở lại đường giữa kênh hồi quy raff.
2.95 Chỉ báo random ưalk (rwi)
Dựa trên nguyên ly hình học để xác định khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm là 1 đường thẳng. Gía càng lệch xa so với đường thẳng trong suốt quá trình dịch chuyển giữa 2 điểm thì biến động giá càng ngẫu nhiên.
Rwi ngắn từ 2-7 kỳ, đường rwi dài từ 8-64 kỳ. Đỉnh của rwi of highs ngắn hạn thường trùng với đỉnh của giá. Đỉnh của rwi of lows ngắn hạn thường trùng với đáy của giá. Đỉnh của rwi of highs dài hạn trên 1.0 cho biết xu hướng tăng bền vững. Rwi of lows >1 cho thấy xu hướng giảm kéo dài.
• Mở vị thế mua (đóng vị thế bán) khi rwi of highs dài hạn >1 và rwi of lows ngắn hạn tạo đỉnh cao hơn 1
• Mở vị thế band (đong vị thế mua) khi rwi of lows dài hạn >1 và rwi of highs ngắn hạn tạo đỉnh cao >1.
2.96 Rance indicator
Chỉ số này phát triển dựa trên quan sát thực tế rằng việc so sánh phạm vi dao động giá cao nhất – thấp nhất trong kỳ với phạm vi dao động giá đóng cửa kỳ này – kỳ trước sẽ báo hiệu sự khởi đầu của 1 xu hướng mới thay thế cho xu hướng hiện tại
Chỉ báo này phát huy hiệu quả trong việc xác định thời điển bắt đầu và kết thúc xu hướng. Khi phạm vi dao dộng giá cao nhất – giá thấp nhất trong kỳ lớn hơn nhiều so với phạm vi dao động giá đóng cửa kỳ này – kỳ trước thì giá chưng khoán bất hợp lý và range indicator đạt mức cao. Chỉ báo này đạt mức cao báo hiệu xu huóng hiện tại có thêt kết thúc. Ngược lại, chỉ báo này ở mức thấp (<20) báo hiệu khởi đầu 1 xu hướng mới. Chỉ báo này góp phần nâng cao hiệu quả của các hệ thống giao dịch theo xu hướng và theo cường độ dao động.
2.97 Hình chữ nhật
Đây là công cụ đánh dấu khoảng biến động giá có dạng hình chữ nhật và cho thấy ngưỡng hỗ trợ/kháng cự.
Cạnh trên hình chữ nhật là ngưỡng khạng và cạnh dưới là ngưỡng hỗ trợ. Ta sử dụng hình này để xác định điểm bưt phá lên và bứt phá xuống.
2.98 Chỉ báo cường độ dao động tương đối (relative momentum index)
Chỉ số này là biến thể của rsi. Nó bổ sung thêm thông số cường độ dao động. Trong giai đoạn thị trường có xu hướng rmi sẽ thường xuyên ở vùng cực. Trong thời gian thị trường đi ngang, rmi thường dao động trong vùng quá mua từ 70-90 và vùng quá bán 10-30.
Rmi xây dựng dựa trên rsi và cách sử dụng khá tương tự.
Rmi thường đạt đỉnh >70 và đáy <30. Rmi thường đạt đỉnh/đáy trước khi giá đạt đỉnh/đáy
Mẫu hình: rmi thường hình thành mẫu hình có thể hoặc không hiện trên đồ thị giá.
Failure swings: là hiện tượng giá/chỉ báo bứt phá qua ngưỡng hỗ trợ/kháng cự nhưng không thành công và quay trở lại. Mẫu hình xuất hiện khi rmi vượt qua đỉnh cũ hoặc xuyên qua đáy cũ
Ngưỡng hỗ trợ/kháng cự: rmi đôi khi giuo nhận biến các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ còn dễ dàng hơn cả đồ thị giá
Phân kỳ: xuất hiện khi giá tạo đỉnh (hoặc đáy) mới nhưng rmi không tạo đỉnh (đáy) mới.
2.99 Chỉ báo sức mạnh tương quan (conparative relative strength)
Chỉ bao so sánh mức sinh lời của 2 chứng khoán với nhau.
Chỉ báo so sánh sự thay đổi của 1 chưngs khoán với chứng khoán cơ sở. Nó thường dùng để so sánh 1 chứng khoán với thị trường chung. Chỉ báo <0 cho thấy chứng khoán kém thị trường chung trong 1 khoảng thời gian cụ thể và ngược lại.
2.100 Chỉ báo sức mạnh nội tại (relative strength index)
Là chỉ báo dao động rất phổ biến được dùng rộng rãi. Nó không so sánh sức mạnh của 2 chứng khoán với nhau mà tự so sánh với chính bản thân nó.
Đây là chỉ báo thuộc nhóm chỉ báo theo xu hướng, dao động trong khoảng từ 0-100. Cách sử dụng phổ biến để xác định sự phân kỳ. Khi phân kỳ xảy ra, khả năng đảo chiều xu hướng săp diễn ra.
Có 5 cách sử dụng rsi chính:
Đỉnh và đáy: rsi thường đạt đỉnh >70 và đáy <30. Rsi thường đạt đỉnh/đáy trước các đỉnh/đáy của giá chứng khoán
Mẫu hình: rsi thường hình thành các mẫu hìh có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trên đồ thị giá
Failure swings: là hiện tượng giá/chỉ báo bứt phá qua ngưỡng hỗ trợ/kháng cự nhưng không thành công và quay trở lại. Nó xuất hiện khi rsi xuyên qua đỉnh cũ hoặc đáy cũ
Ngưỡng hỗ trợ/kháng cự: rsi đôi khi giúo nhận biết các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ còn dễ hơn đồ thị giá
Phân kỳ: khi đỉnh (đáy) mới nhưng rsi không thể thiết lập đỉnh (đáy) mới. Nó thường báo hiệu sự đảo chiều sắp diễn ra.
2.101 Chỉ báo biến động tương đối (relative volatility index - RVI)
Chỉ báo dùng để đo lường chiều hướng biến động. Rvi tinh dựa trên độ lệch chuẩn 10 ngày của giá cao nhất và thấp nhất để tính toán thay vì sử dụng thay đổi giá theo kỳ.
Cách tính toán tương tự rsi. Chỉ báo rvi được cho là chỉ bao xác nhận hiệu quả. Sử dụng nó đi kèm với chỉ báo macd rất hiệu quả.
• Mua khi rvi>50
• Chỉ bán khi rvi<50
• Nếu tín hiệu mua bị bỏ lỡ, mua khi rvi >60
• Nếu tín hiệu bán bị bỏ lỡ, bán khi rvi<40
• Đóng vị thế mua khi rvi<40
• Đóng vị thế bán khi rvi>60
2.102 Renko
Đồ thi giống như viên gạch với 2 mầu đen trắng. Viên gạch đen hoặc trắng xuất hiện báo hiệu sự đảo chiều của xu hướng. 1 gạch đen mới báo hiệu 1 sự đảo chiều xu hướng, gạch trắng mới xuất hiện báo hiệu khởi đầu 1 xu hướng tăng.
2.103 Speed resistnce lines
Là 1 chùm đường xu hướng, chia dịch chuyển giá làm 3 phần bằng nhau. Tương tụ như fibonacci fan lines.
Với 3 đường này, đường 2/3 đóng vai trò đường hỗ trợ. Nếu bị phá vỡ, giá sẽ nhanh chóng rơi về đường 1/3.
2.104 Chênh lệch giá
Thể hiện hiệu số giữa giá của 2 chứng khoán. Ta thường dùng hợp đồng tương lai để tính spreads bằng cách lấy giá của chứng khoán này – giá của chứng khoán kia.
Ta mua 1 chứng khoán này và bán 1 chứng khoán kia để hưởng lợi từ việc đầu cơ chênh lệch giá. Ta cũng có thể mua 1 hợp đồng này và bán 1 hợp đồng khác để hưởng lợi.
2.105 Độ lệch chuẩn (standard deviation)
Là đại lượng thống kê đo lường mức độ biến động (volatility) và thường được sử dụng như là 1 thành tố của các chỉ báo khác hơn 1 chỉ báo độc lập.
Giá trị độ lệch chuẩn cao xảy ra khi dữ liệu phân tích có biến động lớn. Độ lệch chuẩn thấp khi giá ít biến động.
Các đỉnh chính xuất hiện khi giá có sự biến động lớn khi tâm lý nhà đầu tư đang giănf co giữa lòng tham và nỗi sợ hãi. Các đáy chính thường ít biến động vì ít nhà đầu tư kỳ vọng vào lợi nhuận trong giai đoạn này.
2.106 Kênh độ lệch chuẩn
Kênh được xác định bằng cach vẽ 2 đường song song ở trên và dưới đường xu hướng hồi quy tuyến tính n kỳ.
Khoảng >=67% biến động giá chưng khoán nằm trong khoảng kênh này với độ lệch chuẩn 95%. Giá thường dao động quanh đường hồi quy tuyến tính.
2.107 Sai số chuẩn (standard error)
Sai số chuẩn đo lường mức độ giá tập hợp quanh đường xu hướng hồi quy tuyến tính. Sai số chuẩn lượng hoá mức độ biến động của giá thực tế so với giá được dự báo bởi đường xu hướng hồi quy tuyến tính. Giá càng gần với đường xu hướng hồi quy tuyến tính và có r-squared càng cao thì xu hướng càng mạnh.
Giá trị xu hương chuẩn càng cao thì giá càng biến động mạnh quanh đường hồi quy tuyến tính và xu hướng giá có thể bị thay đổi. Sai số chuẩn sẽ phát huy hiệu quả khi dùng với r-squared.
Đường r-squared dốc xuống kết hợp với đường sai số chuẩn dốc lên nhẹ báo hiệu sự yếu đi của xu hướng và biến động tăng xung quanh xu hướng đó.
Đường r-squaeed dốc lên nhẹ kết hợp đường sai số chuẩn dốc xuống mạnh báo hiệu sự tăng mạnh của xu hướng và biến động giảm xung quanh đường xu hướng. Khi 2 chỉ báo ở cực trị và có sự hội tụ sẽ là lúc có sự thay đổi trong xu hướng giá.
2.108 Dải sai số chuẩn
Dải sai số chuẩn được xác định bằng cách lấy chỉ báo hồi quy tuyến tính +/- 1 số lần sai số chuẩn.
Dải sai số chuẩn được sử dụng hiệu quả trong việc xác nhận tín hiệu giao dịch:
• Dải hẹp báo hiệu xu hướng mạnh
• Giá có xu hướng dịch chuyển trong phạm vi các dải khi dải rộng
• Dải hẹp được tiếp nối bởi dải rộng có thể cho tín hiệu về sự kết thucd của xu hướng và có khả năng đảo chiều.
• Khi các dải đảo chiều sau khi kết thúc xu hướng, giá có khuynh hương dịch chuyển cùng hương với các dải.
• Chỉ báo r-squared có thể kết hợp hiệu quả với dải sai số chuẩn. Giá trị r-squared cao kết hợp với các dải hẹp sẽ củng cố cho 1 xu hướng mạnh. Giá trị r-squared thấp kết hợp với các dải rộng xác nhận rằng giá đang đi ngang.
2.109 Kênh sai số chuẩn
Kênh sai số chuẩn được xác định bằng cách vẽ 2 đường song song trên và dưới đường xu hướng hồi quy tuyến tính n kỳ. Các đường này nằm cách đường hồi quy tuyến tính n lần.
2.110 Stix
Là 1 chỉ báo dao động được sử dụng trong giao dịch ngắn hạn. Stix so sánh số lượng chứng khoán tăng giá với số lượng chứng khoán giảm giá.
• stix thường rừ +42 – +58
• Stix <45 thì chỉ báo này gần như luôn cho tín hiệu mua, trừ khi thị trường giảm quá mạnh
• Thị trường quá mua nếu stix>56, bán ra khi stix>58 trừ khi thị trường tăng quá mạnh
• Trong điều kiện bình thường, hiếm khi stix cao >56 hay giảm xuống <45.
Tỷ lệ a/d = số mã chứng khoán tăng/(số mã chứng khoán tăng + số mã chứng khoán giảm)*100
Stix = (tỷ lệ a/d*0.09)+ (stix kỳ trường*0.91)
2.111 Chỉ báo cường độ dao động stochastic
(Stochatis momentum index - SMI)
Chỉ báo cường độ dao động stochastic liên quan chặt chẽ tới chỉnbaos stochastic. Smi cho biết mối quan hệ giữa giá đóng cửa với trung vị của phạm vi giá cao nhất/thấp nhất gần nhất. Chỉ báo smi được hiệu chỉnh 2 lần bằng trung bình động hàm số muc nên mượt hơn chỉ báo stochastic.
Khi giá đóng của cao hơn trung vị cao nhất/thấp nhất trong khoảng thời gian thì smi dương, ngược lại đóng của thấp hơn thì smi âm. Smi có 4 cách dùng thông thường sau:
• Mua khi sni giảm xuống dưới 1 ngưỡng cụ thể (-40) và sau đó tăng lên trên ngưỡng này. Bán khi smi tăng lên trên ngưỡng (+40) và sau đó giảm xuống dưới ngưỡng này. Trước đó ta cần xác định xu hướng của thị trường hiện tại dựa vào các chỉ báo như r-squaded, chande momentun oscillator,... nếu thị trường không có xu hương thì giao dịch quá mua/quá bán mới hiệu quả. Nếu có xu hướng thì sử dụng các chỉ báo dao động để giao dịch theo xu hướng
• Mua khi smi cắt lên trên đường tín hiệu và bán khi cắt xuống
• Xác định phân kỳ khi giá tạo thành 1 chuỗi những đỉnh mới mà smi lại không
• Smi giúp dự báo tốt hơn về sự dịch chuyển của thị trường khi phản ánh tâm lý nhà đầu tư
2.112 Chỉ báo dao động Stochastic (stochastic Oscillator)
So sánh giá đóng của của chứng khoán với phạm vi dao động giá trong 1 giai đoạn cụ thể. Chỉ báo gồm 4 biến số:
• %K: đây là số kỳ (giai đoạn) được sử dụng để tính toán
• %K hiệu chỉnh: giá trị hiệu chỉnh của %K. Giá trị 1 được xem là dao động nhanh, giá trị 3 được xem là dao động chậm
• %D: đây là số kỳ (giai đoạn) được sử dụng để tính trung bình động của %K. Trung bình động được tính là %D và thường được thể hiện bằng nét đứt nằm trên %K
• Phương pháp %D: đây là phương pháp để tính %D như hàm mũ, giản đơn, chuỗi thời gian, tam giác, biến số, trọng số,...
Đường %K là đường liền, đường %D là đường trung bình của %K và là nét đứt. 1 số cách sử dụng chính:
• Mua khi chỉ báo giảm xuống 1 mức cụ thể (20) và sau đó tăng lên trên mức này. Bán khi chỉ báo tăng trên 1 mức (80) sau đó giảm xuống dưới
• Mua khi đường %K cắt lên trên đường %D và bán kho %K cắt xuống %D
• Xác định phân kỳ khi giá tạo thành 1 chuỗi đỉnh mới liên tiếp nhưng chỉ báo stochastic lại không thể vượt qua đỉnh cũ
2.113 Swing index
Swing index được phát triển nhằm tìm cách lọc ra giá "thật" của chứng khoán bằng cách so sánh mối quan hệ giữa giá hiện tại (giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất) với giá trong giai đoạn trước đó.
Swing index dùng để tính accumulation swing index.
2.114 Trung bình động hàm số mũ 3 lần (tema)
Là sự kết hợp của trung bình động hàm số mũ 1 lần, trung bình động hàm số mũ 2 lần và trung bình động hàm số mũ 3 lần. Sự kết hợp này cho tín hiệu xu hướng ít trễ hơn so với sử dụng đơn lẻ 1 trong 3 trung bình động cấu thành trên.
Tema dùng thay cho trung bình động hàm số mũ. Ta có thể dùng để hiệu chinh dữ liệu giá hay các chỉ báo.
2.115 Đồ thị three line break
Đồ thị thể hiện 1 chuỗi các hộp đứng (lines) dựa trên sự thay đổi của giá. Nó bỏ qua yếu tố thời gian, tương tự các hạng đồ thị kagi, point and figure, renko.
Các nguyên tắc sử dụng đồ thị này:
• Mua khi 1 line trắng xuất hiện sau 3 line đen liền kề
• Bán khi 1 line đen xuất hiện sau 3 line trắng liền kề
• Hạn chế giao dịch khi thị trường không rõ xu hướng
Điểm mạnh của đồ thị là không có mức đảo chiều cố định mà chính mức biến động giá sữ cho biết mức đảo chiều. Đồ thị này thường khá trễ sau khi xu hướng đã hình thành 1 thời gian rồi mới cho tín hiệu.
Cách tính: dựa vào giá đóng cửa
• Nếu giá vượt quá đỉn của line trước đó thì vẽ 1 line trắng mới
• Nếu giá giảm thấp hơn đáy của line trước đó thì vẽ 1 line đen mới
• Nếu giá không tăng/giảm so với line trước đó thì không vẽ thêm gì cả
Nếu giá biến động đủ mạnh tạo ra 3 line cùng mầu liền tiếp, giá sẽ đảo chiều tăng/giảm quá mức giá cao nhất/thấp nhất của 3 line trước đó để tạo ra 1 line mới.
• Nếu giá tăng đủ mạnh tạo 3 lines trâng liên tiếp thì giá sẽ giảm xuông đươi mức thấp nhất của 3 lines trăng trước đó để hình thành 1 line đen mới
• Nếu giá giảm đủ mạnh để tạo 3 lines đen liên tiếp thì giá sẽ tăng lên trên mức cao nhấy của 3 lines đen trước đó để tạo ra 1 line trắng mới
2.116 Time series forecast
Chỉ báo thể hiện xu hướng của giá chứng khoán trong 1 khoảng thời gian cụ thể. Xu hướng ở đây là dự báo, có thể được gọi là hồi quy tuyết tính động hay dao động hồi quy.
Chỉ báo sử dụng tương tự như trung bình động. Chỉ báo này ít bị trễ hơn khi điều chỉnh theo sự thay đổi giá và dự báo được giá trong thời gian sắp tới.
2.117 Ngưỡng tirone (tirone levels)
Đây là 1 chuỗi các đường ngang giúp xác định các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.
Được vẽ bằng cách sử dụng cả phương pháp điểm 1/3 và 2/3.
2.118 Tỷ lệ tổng bán khống (the total short ratio - tsr)
Thể hiện tỷ lệ % của khối lượng bán khống so với tổng khối lượng giao dịch trên thị trường.
Đây được coi là 1 chỉ báo ngược và thường đúng để đi ngược lại các điểm cực trị của đám đông hỗn loạn.
2.119 Trade volume index
Chỉ báo cho thấy 1 chứng khoán đang được mua vào (tích luỹ) hay bán ra (phân phối). Chỉ báo dựa trên sữ liệu giá trong ngày dựa trên giả định mức giá đặt bán cao hơn là tích luỹ và mức giá đặt bán thấp hơn là phân phối. Chỉ báo khá giống on balance volume.
Chỉ báo giúp ta xác định 1 chứng khoán đang tích luỹ hay phân phối. Tvi có xu hướng tăng cho thấy giao dịch đang được thực hiện tại mức giá bán ra - nghĩa là đang tích luỹ. Và ngược lại tvi giảm là đang phân phối.
Khi giá hình thành 1 ngưỡng kháng cự mà tvi tăng thì khả năng phá vỡ rất lớn và ngược lại.
2.220 Đường xu hướng (trendlines)
Đường xu hướng là đường được nối từ 2 điểm trở lên. Xu hướng tăng khi nối các đáy lại với nhau để xác định các ngưỡc hỗ trợ và hương lên trên. Xu hướng giảm, khi nối 2 hay các đỉnh với nhau để xác định ngưỡng kháng cự đi dốc xuống.
2.221 Trix
Là chỉ báo cường độ dao động thể hiện tỷ lệ % thay đổi của trung bình động hàm số mũ 3 lần đã được hiệu chỉh của giá đóng cửa. Trix được thiết lập nhằm giúp chúng ta xác định xu hướng trong khoảng thời gian = hoặc ngắn hơn số kỳ tính toán.
Chỉ baod trix dao động xung quanh đường 0. Hàm mũ 3 lần được sử dụng để loại bỏ những dao động không quan trọng khác.
Nên thực hiện giao dịch khi chỉ báo đổi hướng. Ta nên vẽ đường trung bìn động 9 kỳ của trix để có đường tín hiệu và sau đó mia khi trix cắt lên trên đường tín hiệu bán và bán kho chỉ báo này cắt xuống dưới đường tín hiệu.
Phân kỳ giữa giá chứng khoán và trix cũng có thể giúp chúng ta xác định điểm đảo chiều.
2.222 Giá trung bình
Chỉ báo giá trung bình đơn giản chỉ là giá trị trung bình của giá chứng khoán trong ngày. Chỉ báo cung cấp 1 đường đơn về giá bình quân trong ngày.
2.223 Ultimate oscillator
Chỉ báo dao động so sánh giá được hiệu chỉnh vơi giá gôc của chưng khoán trong n kỳ trước đó. Chỉ báo này dựa trên 3 chỉ báo dao động có số kỳ khác nhau. 3 chỉ báo dao động này dựa trên định nghĩa về áp kuwcj mua và bán.
Mua khi:
• Phân kỳ giá lên xuất hiện
• Trong phân kỳ giá lên, ultimate oscillator giảm về <30
• Ultimate oscillator sau đó tăng >70
Bán khi:
• Các tín hiệu bán khống xuất hiện
• Ultimate oscillator tăng >50 và sau đó giảm lại <45 hoặc
• Ultimate oscillator tăng >70 rồi giảm lại <70
Bán khống khi:
• Phân kỳ giá xuống xuất hiện
• Trong phân kỳ giá xuống, ultimate oscillator tăng >50
• Ultimate oscillator sau đó giảm xuông thấp hơn đáy thấp nhất trong phân kỳ giá xuống
Kêt thúc vị thế bán khống:
• Các tín hiệu mua vào xuất hiện
• Ultimate oscillator tăng lên >65, hoặc
• Ultimate oscillator giảm xuống <50
2.224 Tỷ lệ chứng khoán tăng/giảm
Tỷ lệ khối lượng chứng khoán tăng/giảm thể hiện mối quan hệ giữa tổng khối lượng giao dịch của tất cả chứng khoán tăng giá và tổng khối lượng giao dịch của tất cả chứng khoán giảm giá.
Tỷ lệ>1 cho thấy thị trường tăng mạnh, thống kê cho thấy sẽ xuất hiện tình trạng đổ xô mua và tạo ra các chỉ số 9/1. Có ngày 9/1 là tín hiệu rất tích cực, nếu có 2 ngày như vậy trong 1 giai đoạn thị trường (3 tháng) thì thị trường sẽ tăng rất mạnh.
2.225 Khối lượng chứng khoán tăng/giảm
Là chỉ báo lấy tổng khối lượng chứng khoán tăng giá – tổng khống lượng chứng khoán giảm giá. Chỉ báo so sánh khối lượng giao dịch ròng của ngày hiện tại với ngày trước đó.
2.226 Vertical horizontal filter
Chỉ báo xác định liệu giá đang có xu hướng hay đi ngang. Có 3 cách sử dụng chỉ báo:
• Sử dụng vhf để xác định cấp độ xu hướng của giá. Giá trị vhf càng cao thì cấp đôi xu hướng càng cao và các chỉ báo theo xu hướng sẽ hoạt động tốt hơn
• Dựa vào chiều hướng của vhf để xác định liệu giá đang biến động có xu hướng hay đi ngang. Chỉ báo vhf tăng có nghĩa là giá đang có xu hướng và ngược lại giảm là đi ngang
• Sử dụng vhf như 1 chỉ báo tín hiệu đầu tư ngược xu hướng. Nếu vhf cao thì có thể kỳ vọng rằng thị trường sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn đi ngang và ngược lại, khi vhf thấp có thể kỳ vọng thị trường sau đó sẽ biến động có xu hướng.
2.227 Mức độ biến động Chaikin’s
So sánh chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất của 1 chứng khoán. Chỉ báo lượng hoá mức độ biến động thể hiện qua độ rộng của phạm vi giữa giá cao nhất và giá thấp nhất.
Có 2 cách đo lường mức độ biến động.
• Cách 1: Thị trường đỉnh khi biến động mạnh do sự lưỡng lự của tham lam/sợ hãi, trong khi đáy thường it biến động
• Cách 2: Mức độ biến động tăng trong 1 giai đoạn tương đối ngắn báo hiệu thị trường sắp tạo đáy (bán tháo hoảng loạn) và chỉ báo này giảm trong khoảng thời gian dài hơn báo hiệu thị trường sắp tạo đỉnh.
Nên sử dụng hệ thống trung bình động cắt nhau hoặc hệ thống dải giao dịch để xác nhận lại chỉ báo này.
2.228 Khối lượng giao dịch
Phân tích khối lượng giao dịch là động lực chính tạo ra sự dịch chuyển của giá. Khối lượng giao dịch thấp cho thấy kỷ vọng không rõ ràng xuất hiện trong giai đoạn tích luỹ. Khối lượng thấp cũng xuất hiện tại đáy thị trường.
Khối lượng giao dịch cao thường xuất hiện khi thị trường tạo đỉnh, tức khi nhà đầu tư có chung kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn. Khối lượng giao dịch cao cũng xuất hiện khi xu hướng mới bắt đầu, trước khi thị trường tạo đáy khối lượng giao dịch cũng thường tăng cao khi bán hoảng loạn xảy ra.
Trong 1 xu hướng tăng giá mạnh, khối lượng giao dịch thường tăng mạnh khi giá tăng và giảm khi giá giảm. 1 xu hướng giảm mạnh thường có khối lượng tăng khi giảm và khối lượng giảm khi giá tăng.
2.229 Chỉ báo dao động khối lượng
Chỉ báo thể hiện sự chênh lẹch giữa 2 trung bình đôntj dựa vào khối lượn giao dịch của 1 chứng khoán. Sự chênh lệch này có thể dứoi dạng điểm hoặc %.
Ta có thể sử dụng sự chênh lệch này để xác định khi nào khối lượn giao dịch tăng/giảm. Chỉ báo tăng >0 có nghĩa là trung bình động ngắn hạn dựa vào khối lượng giao dịch tăng lên trên trung bình động dài hạn dựa vào khối lượng giao dịch, và cho thấy xu hướng khối lượng giao dịch ngắn hạn đang mạnh hơn xu hướng dài hạn.
2.230 Tỷ lệ thay đổi khối lượng (volume rate of change)
Chỉ báo thể hiện roc của khối lượng giao dịch thay vì giá đóng của của chứng khoán.
Sự hình thành các đỉnh, đáy, các điểm phá vỡ đi kèm với sự gia tăng mạnh của khối lượng giao dịch. Tỷ lệ thay đổi của khối lượng cho thấy mức độ thay đổi của khối lượng giao dịch.
2.231 Giá đóng cửa có trọng số (weighted close)
Giá này đơn gỉn là trung bình giá hàng ngày. Trong đó ta tính trọng số lớn hơn cho giá đóng cửa. Ta vẽ thành 1 đường chạy thay vì biểu đồ nến để thể hiện mức giá bình quân hàng ngày.
2.232 Wilder’s smoothing
Là phương pháp tính trung bình động giông như trung bình động hàm số mũ trong đó phương pháp này giữ lại % giảm của tất cả dữ liệu quá khứ.
Chỉ báo được sử dụng giống như các trung bình động khác. Chỉ báo phản ánh chạm hơn các trung bình động khác. Nó tương tự chỉ báo trung bình động hàn số muc 2n-1 kỳ
2.233 Chỉ báo tích luỹ/phân phiiis williams
Tích luỹ là thị trường do người mua kiểm soát, phân phối là do người bán kiểm soát. Williams khuyến nghị giao dịch dựa vào phân kỳ của chỉ báo này:
• Giai đoạn phân phối xảy ra khi giá tạo đỉnh mới nhưng chỉ báo tích luỹ/phân phối lại không. Đây là lúc nên bán ra
• Giai đoạn tích luỹ xảy ra khi giá tạo đáy mới nhưng chỉ báo lại không. Đây là lúc nên mua vào.
2.234 Williams’s%r
Là chỉ báo cường độ dao động đo lường vùng quá mua/quá bán.
Sử dụng tương tự stochastic oscillator ngoại trừ việc %r được vẽ từ trên xuống, còn stocstic ócillator dao động trong 1 phạm vi nhất định.
Từ 80-100 là vùng quá bán, từ 0-20 là vùng quá mua. Ta nên chờ khi giá thay đổi xu hướng mới tiến hành giao dịch. Vùng quá mua/quá bán có thể duy trì khá đai trước khi có sự đảo chiều xảy ra. Chỉ báo này thường đạt đỉnh trước khi giá đạt đỉnh và đảo chiều.
2.235 Zig zag
Chỉ báo zig zag loại bỏ những biến động nhỏ hơn 1 mức xác định trước và chỉ thể hiện những thay đổi đáng kể.
Chỉnhaod được sử dụng để giúp chúng ta nhận biết những điểm đảo chiều quan trọng nhất. Đỉnh/đáy cuối cùng của đồ thị zig xag có thể thay đổi khi giá thay đổi. Zig zang luôn thể hiện 1 cách hoàn hảo diễn biến giá chứng khoán trong quá khứ. Chỉ báo này để kiểm nghiệm quá khứ tốt hơn là tương lai và không nên setup hệ thống giao dịch dựa trên nó. Zig zag còn khá hiệu quả trong việc đếm sóng.