Không đến Một (Zero to One) – Peter Thiel
Đây là cuốn sách ưa thích nhất của Elon Musk. Peter Thiel là nhà sáng lập Paypal và trong nhóm được gọi là Mafia Paypal có cả Elon Mush. Nơi đây đã sinh ra rất nhiều nhà sáng lập (Founder) các công ty công nghệ hàng đầu thế giới hiệu nay. Peter Thiel cũng là nhà đầu tư hàng đầu thế giới về công nghệ với giá trị tài sản gần 14 tỷ USD hiện nay. Cuốn sách nói về cách làm thế nào để xây dựng 1 công ty tạo ra những cái mới.
- Thách thức của tương lai
Phát triển theo chiều dọc hoặc chiều sâu là làm cái mới, là từ 0 tới 1 chính là công nghệ. Còn phát triển theo chiều ngang hoặc chiều rộng, là sự sao chép những cái cũ đã thành công, là sự toàn cầu hóa hay từ 1 tới n. Toàn cầu hóa và công nghệ là 2 trạng thái khác nhau của sư phát triển, nên cùng 1 lúc chúng ta có thể có cả 2, hoặc 1 trong 2, hoặc không có cái nào cả.
- Tiệc tùng thả cửa
Trong cơn cuồng dot.com ở Mỹ cuối những năm 90s, các ý tưởng kinh doanh bình thường lại bị cho là các ý tưởng quái gở. Trong khi lập 1 lúc 6 công ty, các công ty có .com ở tên, các ý tưởng lập ra công ty internet rồi nhanh chóng bán nó, ipo nó ra, không cần có doanh thu lại là các ý tưởng phù hợp lúc ý và thực sự thu hút được mọi sự quan tâm từ thị trường. Mọi người phấn khích với điều đó và nó lại là điều bình thường khi đó. Đặc biệt giai đoạn 1998-2000 là giai đoạn đỉnh điểm bùng nổ bong bóng dot.com. Rồi thị trường bắt đầu sụp đổ 1 cách tất nhiên vào tháng 3/2000, khi Nasdaq từ mức 5.048 giảm về 3.321 vào thagns 4/2000, và tiếp tục giảm về 1.114 vào tháng 10/2022. Mọi niềm tin về công nghệ đã sụp đổ hoàn toàn khi đó.
Thay vì học ra bài học về việc công nghệ dẫn dắt, nhà đầu tư lại nhanh chóng chuyển hướng sang các sản phẩm tryền thống hơn (offline), và tiền đổ vào bất động sản như vũ bão và kéo theo đợt sụp đổ BĐS tiếp theo vào năm 2008-2009.
Trải qua các đợt sụp đổ, các nhà khởi nghiệp tại thung lũng Silicon học được 4 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng dot.com và nó dẫn dắt tư duy tới tận ngày nay:
- Phát triển gia tăng: tầm nhìn lớn sẽ thổi phồng bong bóng, do đó ta cần tránh nó. Bất cư tuyên bố lớn lao nào đều rất đáng nghi ngờ. Chúng ta cần đi các bước nhỏ, tăng dần lên là con đường an toàn duy nhất để tiến về phía trước
- Giữ tinh gọn là linh hoạt: thay vì lên kế hoạch cứng nhắc trước mọi thứ, hãy thử nghiệm mọi thứ, làm đi làm lại, và xem khởi nghiệp là 1 cuộc thử nghiệm may rủi, không biết trước được điều gì cả.
- Cải thiện khả năng cạnh tranh: Đừng cố tạo ra thị trường mới khi còn quá sớm. Hãy khởi đầu với các khách hàng có sẵn, để bạn có thể xây dựng cơ nghiệp thành công bằng cách cải thiện những sản phẩm hiện có của các đối thủ.
- Tập trung vào sản phẩm, chứ không phải bán hàng: công nghệ chủ yếu liên quan đến phát triển sản phẩm, không phải bán hàng. Cách tăng trưởng bền vững duy nhất là tăng trưởng tự nhiên với hiệu ứng lan truyền.
Tuy nhiên, những nguyên tắc ngược lại có lẽ còn đứng hơn 4 nguyên tắc mà người ta rút ra được từ đợt khủng hoảng dot-com khi đó:
- Mạo hiểm làm lớn sẽ tốt hơn là những thứ nhỏ nhặt
- 1 kế hoạch tồi còn tốt hơn là không có kế hoạch
- Thị trường cạnh tranh sẽ tàn phá lợi nhuận
- Bán hàng cũng quan trọng không kém sản phẩm
- Tất cả những công ty hạnh phúc đều khác biệt
Các doanh nghiệp giữ được lợi thế độc quyền của mình bằng cách nào đó sẽ tạo ra được sự khác biệt rất lớn khi không có ai tạo ra được các sản phẩm gần như tương tự để cạnh tranh trực tiếp với họ. Nếu bạn muốn tạo ra và giữ lấy những giá trị vĩnh viễn, đừng tạo ra những công ty không có sự khác biệt.
Những nhà độc quyền sẽ thường nói quá lên về sự cạnh tranh nhằm che giấu lợi thế độc quyền của mình nhằm tránh bị để ý, điều tra. Trong khi đó, những nhà khởi nghiệp lại hay tự cho rằng bản thân có lợi thế đặc thù hơn hẳn phần còn lại và sự tự tin thường quá mức và thiếu sự suy xét cẩn thận.
Trong kinh doanh, sự độc quyền các sản phẩm, dịch vụ theo từng giai đoạn và sẽ bị thay thế khi công nghệ thay đổi. Tất cả các công ty hạnh phúc đều khác nhau: mỗi công ty đạt sự độc quyền bằng cách giải quyết 1 vấn đề duy nhất. Tất cả các công ty thất bại đều giống nhau: họ không thoát khỏi được sự cạnh tranh.
- Hệ tư tưởng cạnh tranh
Độc quyền sáng tạo có nghĩa là tạo ra sản phẩm mới mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đồng thời mang lại lợi nhuận bền vững cho người tạo ra nó. Trong khi cạnh tranh thì làm mọi người đều không có lợi nhuận và chật vật để sinh tồn. Khi cạnh tranh với nhau, chúng ta quá chú tâm tới đối thủ của mình trong cuộc chiến qua lại, và rất hay bị 1 đối thủ khác vượt qua bỏ lại phía sau những người đang mải mê cạnh tranh lẫn nhau. Các đối thủ cạnh tranh với nhau thường sao chép ý tưởng của nhau, tạo ra các sản phẩm tương tự nhau.
Tuy nhiên, nếu cạnh trành làm tổn hại tới tất cả mọi người thì tốt hơn hết chúng ta nên ngồi cùng nhau để giải quyết nó, như sáp nhập công ty lại với nhau để cùng phát triển thay vì cạnh tranh khốc liệt dẫn tới tất cả cùng chết.
- Lợi thế của kẻ đến sau cùng
1 công ty vĩ đại được định nghĩa bởi khả năng tạo ra dòng tiền trong tương lai. Vì vậy, rất thường xuyên có những công ty thua lỗ nhưng có mức định giá cao ngất ngưởng so với các công ty vẫn có lợi nhuận. Nhiều công ty chỉ có thể duy trì được dòng tiền ở hiện tại nhưng nhanh chóng biến mất sau 1 vài năm. Trong khi các công ty công nghệ thường ngược lại khi hiện tại đang lỗ nhưng tương lai có thể sẽ có dòng tiền rất lớn trong 10-15 năm tới. Tuy nhiên, nhiều người bị cuốn hút vào các con số tăng trưởng ngắn hạn có thể đo lường được dễ dàng, nhưng còn sự bền bỉ của tăng trưởng họ lại không đo lường định lượng dễ dàng được trong tương lai. Rất nhiều công ty như Zynga, Groupon có tốc độ tăng trưởng thần kỳ giai đoạn đầu vẫn thất bại trong dài hạn.
Nếu bạn tập trung vào tăng trưởng ngắn hạn hơn tất cả những thứ khác, bạn sẽ bỏ lỡ câu hỏi quan trọng nhất mà lẽ ra bạn phải tự hỏi: liệu mô hình kinh doanh này có tồn tại sau một thập kỷ nữa?
Đặc điểm của mô hình độc quyền:
- Công nghệ độc quyền: là lợi thế quan trọng nhất mà công ty sở hữu bởi nó khiến các sản phẩm của bạn rất khó hoặc không thể bắt chước. Thường bạn phải vượt trội gấp 10 lần công ty thứ 2 mới tạo ra khoảng cách đủ lớn để trở thành độc quyền công nghệ.
- Hiệu ứng mạng lưới: hiệu ứng mạng lưới làm cho 1 sản phẩm trở nên có ích khi ngày càng có nhiều người sử dụng. Thường các công ty có hiệu ứng này hay khởi đầu ở phạm vi rất nhỏ, đem lại giá trị cho họ sau đó mới phát triển đươc. Vì ở phạm vi rất nhỏ nên ban đầu thường không được xem là 1 cơ hội kinh doanh tốt.
- Kinh tế theo quy mô: 1 công ty độc quyền sẽ mạnh hơn khi nó lớn hơn, chủ yếu là nhờ chi phí/sản phẩm giảm đi đáng kể khi quy mô tăng mạnh.
- Thương hiệu: 1 công ty sở hữu độc quyền thương hiệu của nó, do đó tạo ra 1 thương hiệu mạnh là cách tốt nhất để tuyên bố độc quyền.
Thương hiệu, quy mô, hiệu ứng mạng lưới, và công nghệ ở 1 góc độ kết hợp nào đó sẽ tạo ra độc quyền; nhưng để thành công, bạn cần chọn thị trường của mình 1 cách cẩn trọng và mở rộng có cân nhắc. Bạn hãy tìm 1 thị trường nhỏ và thống trị nó từ đầu. Khi bạn đã thống trị được thị trường ngách, bạn nên dần dần mở rộng sang những thị trường có liên quan lớn hơn 1 chút.
Lợi thế của người đi đầu không thật sự quá lớn. Điều quan trọng là công ty bạn phải snh dòng tiền trong tương lai, do đó trở thành người chiến thắng sau cùng, có nghĩa là tạo ra sự phát triển tuyệt vời cuối cùng trong 1 thị trường nhất định và tận hưởng nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ của lợi nhuận độc quyền.
- Bạn không phải là một tấm vé số
Câu hỏi gây tranh cãi nhất trong kinh doanh là thành công đến từ may mắn hay kỹ năng. Rất nhiều người đã xem nhẹ kỹ năng, tài năng của những người thành công mà quy cho nó thành 1 sự may mắn. Chúng ta có 4 trạng thái tiếp cận: lạc quan xác định – lạc quan bất định – bi quan xác định – bi quan bất định. Trong đó Trung Quốc với nền tảng sao chép đã nằm ở vùng bi quan xác định. Châu Âu thì nằm ở vùng bi quan bất định với các chính sách mờ nhạt. Mỹ những năm 50-60 là giai đoạn lạc quan xác định, còn Mỹ ngày nay là giai đoạn lạc quan bất định với các lỗi lo âu thường trực về tương lai. Chúng ta cần là tìm ra con đường để đi đến tương lai xác định thay vì 1 tương lai bất định.
- Chạy theo đồng tiền
Tiền tạo ra tiền. Với những ai có thì sẽ được cho them, và họ sẽ thừa mứa. Còn ai không có thì ngay cả khi có cũng sẽ bị người khác lấy mất. Hầu hết các công ty khởi nghiệp sẽ thất bại rất sớm, và các quỹ đầu tư mạo hiểm, nơi đầu tư vào các công ty khởi nghiệp cũng thất bại theo. Lợi nhuận trong các quỹ đầu tư mạo hiểm không theo quy luật phân phối thông thường. mànó theo quy luật sức mạnh: 1 số ít những công ty sẽ nổi trội và hoạt động tốt hơn tất cả. Nếu bạn tập trung vào sự đa dạng thay vì quyết tâm theo đuổi 1 số doanh nghiệp có tiềm năng tạo ra giá trị lớn, bạn sẽ bỏ lỡ những công ty hiếm có ngay từ đầu.
Bí mật lớn nhất của đầu tư mạo hiểm chính là khoản đầu tư tốt nhất trong 1 quỹ thành công thường bằng hoặc lớn hơn toàn bộ những khoản đầu tư còn lại của quỹ cộng lại. Từ đó quy luật rất lạ đời trong đầu tư mạo hiểm: chỉ đầu tư vào những công ty có tiềm năng mang lại giá trị lợi nhuận cho toàn bộ quỹ.
- Bí mật
Tất cả những người là chủ nhân của những ý tưởng nổi tiếng và quen thuộc nhất hiện nay đều 1 thời từng vô danh và chẳng đoán trước được. Rất nhiều người trong xã hội cho rằng các câu hỏi khó đã được giải đáp cả rồi. Chỉ còn các vấn đề dễ, và các vấn đề không thể trả lời được. Con người cũng rất ngại rủi ro. Con người sợ bí mật vì họ sợ sai.
Chúng ta muốn biết bí mật, chúng ta phải tìm kiếm chúng. Có 2 loại bí mật: bí mật tự nhiên và bí mật con người. Bí mật tự nhiên tồn tại xunh quanh chúng ta, để tìm ra chúng, chúng ta phải nghiên cứu những khía cạnh chưa được khám phá của thế giới. Bí mật về con người thì lại khác: đó là những điều mà con người không biết hay những điều mà con người không muốn người khác biết.
- Nền tảng
Nếu 1 doanh nghiệp khởi nghiệp gặp trục trặc ngay từ khâu nền tảng thì sẽ không có cách gì có thể sửa chữa được nữa. Khi ta bắt đầu 1 thứ gì đó, câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất là bạn bắt đầu với ai. Chọn đồng sáng lập giống như chọn bạn đời, và mẫu thuẫn của các nhà sáng lập thì cũng tệ như ly dị vậy. Sự lạc quan thường bao trùm các mối quan hệ lúc đầu, nhưng nếu các nhà sáng lập có những sự khác biệt không thể dung hòa được thì công ty sẽ trở thành nạn nhân. Ta cần rõ ràng, nghiêm túc ngay từ đầu.
Một hệ thống đúng giúp mọi người cùng nhau phát triển lâu dài. Ta cần phân biệt 3 khái niệm:
- Quyền làm chủ: ai là người sở hữu hợp pháp cổ phần công ty?
- Sở hữu: Ai thật sự điều hành công việc hang ngày của công ty?
- Kiểm soát: Ai chính thức kiểm soát mọi hoạt động của công ty?
Một ban quản trị quá đông thường là dấu hiệu ẩn sau của 1 người độc tài nào đó ở phía sau. 1 ban quản trị ít người sẽ thực sự chia sẻ và hiệu quả hơn rất nhiều. Các công ty khởi nghiệp không nên trả lương quá cao đặc biệt cho các vị trí CEO điều hành. Mức thưởng cao cũng thường làm cho công ty đi tới các mục tiêu ngắn hạn hơn là dài hạn. Ta nên tập trung vào các quyền chọn mua cổ phiếu để tạo động lực và xây dựng giá trị dài hạn cho công ty trong tương lai. Nhưng phần nhiều mọi người không thích nhận cổ phiếu vì nó kém thanh khoản và gắn chặt với công ty, nếu khởi nghiệp thất bại thì cổ phần đó sẽ bị vô giá trị.
- Cơ chế của Mafia
NHóm xây dựng lên Paypal được gọi là Nhóm Mafia Paypal. Sau khi công ty được bán cho Yahoo với giá 1,5 tỷ USD vào năm 2002. Các nhà sáng lập đã thành lập rất nhiều công ty mới: Elon Mush lập ra SpaceX và Tesla; Ried Hoffman lập ra LinkedIn; Steve Chen, Chad Hurley, Jawed Karim lập ra YouTube; Jeremy Stopplman, Russel Simmons lập ra Yelp, Peter Thiel lập ra Palantir và đều là các công ty tỷ USD sau đó. Vì muốn muốn quan hệ thật sự bền chặt, ngay từ đầu Paypal bắt đầu tuyển những người thật sự yêu thích làm việc cùng nhau.
Tuyển dụng là công việc bạn cần thiết phải tự làm chứ không nên thuê ngoài. 1 số nhân viên ban đầu có thể được hấp dẫn bởi cổ phần. Nhưng tới nhân viên thứ 20 thì câu hỏi là tại sao người nhân viên thứ 20 nên tham gia vào công ty của bạn trong khi họ có thể lam cho Google với mức lương cao hơn và có tiếng hơn? Công ty bạn có thể là do có tầm nhìn thu hút họ, hoặc do đội ngũ của bạn thu hút họ tham gia vào.
Hầu hết cãi vã đấu đá trong công ty xảy ra khi đồng nghiệp cùng cạnh tranh trên cùng 1 trách nhiệm được giao. Hãy giao cho mỗi người 1 công ty độc nhất họ chịu trách nhiệm chính. Đặc biệt ở các công ty khởi nghiệp khi cần tốc độ nhanh để sinh tồn. Những công ty khởi nghiệp tốt nhất có thể được xem như 1 giáo phái ít cực đoan 1 chút. Họ làm việc hăng say vì mục tiêu, tự hào vì được làm ở đó, được là 1 phần trong đó.
- Nếu bạn tạo ra sản phẩm, khách hàng sẽ tới?
Thung lũng Silicon rất xem nhẹ tầm ảnh hưởng của bán hàng. Đặc biệt những kẻ nghiện máy tính, họ nghĩ rằng họ rất lý trí và không thể bị các hoạt động quảng cáo ảnh hưởng tới mình được. Tất cả những người bán hang đều là diễn viên: ưu tiên của họ là thuyết phục, chứ không phải sự thật thà. Dù sản phẩm bạn có tốt tới đâu đi chăng nữa, bạn vẫn cần phải hỗ trợ nó bằng 1 kế hoạch bán hàng thật tốt. Tạo được hiệu ứng mạng lưới mỗi khi có người dùng họ sẽ lôi kéo tự nhiên người khác vào cùng dùng là hiệu ứng tuyệt vời với các công ty. Và ai cũng là 1 người bán hàng hết, dù bạn có là ai thì bạn cũng đang bán 1 sản phẩm nào đó.
- Con người và máy móc
Máy tính hỗ trợ cho con người, chứ không phải thay thế con người. Nên các lo lắng về việc máy móc sẽ thay thế hết con người là khó có thể xảy ra trong thực tế. Con người kết hợp cùng máy móc sẽ là 1 viễn cảnh tương lai hứa hẹn nhất, máy móc là công cụ hỗ trợ con người làm việc hiệu quả hơn.
- Xu hướng doanh nghiệp xanh
Khi môi trường ô nhiễm, làn song kêu gọi giải quyết bài toán môi trường bùng nổ. Hàng loạt nhà khởi nghiệp lập ra các công ty công nghệ sạch với vốn đầu tư đổ vào lên tới 50 tỷ USD, nhưng tất cả sụp đổ nhanh chóng với bong bóng công nghệ xanh. Sự sụp đổ này có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chúng thường nằm trong 7 vấn đề chính sau:
- Câu hỏi về kỹ thuật: công nghệ có thật sự cải tiến gấp 10 lần hay hơn hẳn công nghệ hiện tại?
- Câu hỏi về thời điểm: bong bóng công nghệ nổ tung năm 2008, đúng thời điểm khủng hoảng tài chính nổ ra và không còn nguồi từ các quỹ đầu tư rót cho các công ty khởi nghiệp xanh nữa
- Câu hỏi về độc quyền: các công ty thường nói quá sự độc đáo của mình, họ thường không có gì đặc biệt để trở thành công ty độc quyền được.
- Câu hỏi về con người: nhiều công ty thất bại được xây dựng bởi những đội ngũ không phải dân kỹ thuật, những nhà quản trị giỏi, những nhà gọi vốn giỏi nhưng lại tạo ra các sản phẩm mà khách hang không muốn mua.
- Câu hỏi về bán hàng: họ thường là hài lòng chính phủ và nhà đầu tư, nhưng lại thường quên mất khách hàng.
- Câu hỏi về sức bền: các công ty đều tự hỏi liệu 10-20 năm nữa doanh nghiệp của mình, thị trường sẽ ra sao để có thể sống sót được lâu dài.
- Câu hỏi về bí mật: Họ lừa dối bản thân rằng nhu cầu năng lượng sạch trong xã hội là rất cao và người ta sẵn sàng chi trả mức cao cho năng lượng sạch.
Tesla đã trả lời được hoàn hảo 7 vấn đề trên mà các công ty khởi nghiệp công nghệ xanh đã thất bại thảm hại ở Mỹ khi đó.
- Nghịch lý của nhà sáng lập
6 người sáng lập Paypal là những kẻ lập dị rất khác người, đến từ nhiều nước khác nhau, và hơn 1 nửa trong đó đã từng chế tạo boom khi còn học phổ thông. Những CEO khởi nghiệp thành công thường mang các tính cách trái ngược nhau. Những nhà sáng lập nổi tiếng thường sẽ xây dựng được 1 thương hiệu cá nhân riêng của mình. Các công ty sáng tạo công nghệ mới thường giống chế độ quân chủ phong kiến hơn là 1 tổ chức được quản lý hiện đại. 1 nhà sáng lập độc đáo có thể ra những quyết định quyết đoán, truyền cảm hứng trung thành cho nhân viên, và lên kế hoạch trước cả thập kỷ.
Chúng ta cần những người sáng lập. Chúng ta cần phải chịu đựng được những kiểu nhà sáng lập trông có vẻ lạ thường hay cực đoan; chúng ta cần những cá nhân khác người để dẫn dắt công ty vươn tới thành công vượt bậc.