Thịnh vượng Gia tộc (Camplete Family Wealth) – Phương thức bảo tồn và chuyển giao gia sản con người, trí tuệ và tài chính qua các thế hệ – James E. Hughes, Jr, Susan E. Massenzio, Keith Whitaker
Khi mà thế hệ các doanh nhân sau cải cách đã dần tới tuổi nghỉ hưu (thế hệ F1) và chủ đề chuyển giao công ty cho thế hệ con cái (F2) dần trở lên cực kỳ nóng bỏng ở Việt Nam giống như các nước Đông Á (Trung Quốc, HK, ĐL,…) trong giai đoạn những năm qua đã tạo ra nhiều vấn đề cần tham khảo phương tây trong việc chuyển giao thế hệ, lựa chọn mô hình doanh nghiệp mới, mô hình quản lý mới…nhằm tránh câu tục ngữ “Không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời” vẫn đeo đẳng người phương Đông nói riêng và hầu như tất cả các dân tộc trên thế giới nói chung bao nhiêu thế kỷ qua.
- PHẦN I
- Thịnh vượng trọn vẹn
Thịnh vượng ở đây không chỉ là về mặt tài chính. Nó bao gồm các giá trị định tính – đó là các nguồn vốn khác nhau của gia đình: vốn con người, vốn di sản, vốn quan hệ, vốn cấu trúc và vốn xã hội kết hợp với giá trị định lượng: vốn tài chính.
5 loai vốn định tính đóng góp trong thịnh vượng trọn vẹn:
- Vốn con người: sức khỏe và độ bền thể chất cũng như cảm xúc của mỗi thành viên gia đình
- Vốn di sản: mục đích và những giá trị cốt lõi của gia đình – “thương hiệu gia đình”
- Vốn quan hệ gia đình: khả năng xây dựng các mối quan hệ trong gia đình của các thành viên gia đình
- Vốn cấu trúc: nhữn cơ cấu, chính sách và thực thi thúc đẩy việc ra quyết định hiệu quả
- Vốn xã hội: sự cam kết với những cộng đồng bên ngoài gia đình
1 loại vốn định lượng:
- Vốn tài chính: đây là các loại tài sản của gia đình đó. Tài sản này có thể bao gồm tiền mặt, chứng khoán, cổ phiếu công ty tư nhân, bất động sản, hay những lợi ích trong các mối quan hệ đối tác tư nhân khác. Vốn tài chính đóng góp to lớn vào khả năng bồi đắp them cho những hình thức vốn định tính trên. Nhờ có nó chất lượng cuộc sống được đảm bảo và phát triển được các nguồn vốn khác.
Phát triển nguồn vốn: bất kỳ gia đình nào muốn có được sự thịnh vượng trọn vẹn cả về định tính lẫn định lượng thì đều cần phát triển được các nguồn vốn này lên qua các thế hệ.
- Vốn con người: Để phát triển gia đình có thể cân nhắc thực hiện những việc sau:
- Thúc đẩy sự thịnh vượng của mỗi thành viên trong gia đình. Như cung cấp các điều kiện chăm sóc y tế tốt nhất trong khả năng để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình
- Đảm bảo rằng mọi yêu cầu căn bản về ăn, mặc, ở của mỗi thành viên gia đình đều được đáp ứng, với thành viên gặp phải tình huống khẩn cấp trong cuộc sống, họ sẽ được đáp ứng những nhu cầu ở mức phù hợp để họ lấy lại được năng lực mưu cầu hạnh phúc cá nhân.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc đối với ý thức về giá trị bản thân của mỗi cá nhân và hỗ trợ từng thành viên gia đình trong việc tìm kiếm công việc phù hợp nhất có thể giúp họ tăng cường khả năng mưu cầu hạnh phúc bản thân.
- Khuyến khích tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt là các thành viên của thế hệ đang lên, phát triển ý thức mạnh mẽ về bản sắc cá nhân, tách biệt với thành công tài chính của gia đình.
- Thúc đẩy sự đa dạng về định lý của gia dình.
- Vốn di sản:
- Hãy giúp cho mỗi thành viên gia đình làm rõ những giá trị bản thân. Xác định điều gì giá trị nhất với mỗi người, giá trị chung của gia đình và tôn trọng những điều khác biệt.
- Chia sẻ những câu chuyện về lịch sử gia đình và lịch sử của những gia đình khác từng tồn tại trước gia đình bạn.
- Tôn vinh truyền thống gia đình vào những dịp lễ, sinh nhật, kỷ niệm và cả hững dấu mốc quan trọng trong cuộc sống của từng thành viên gia đình cũng nhưu toàn bộ gia đình.
- Vốn quan hệ gia đình:
- Cân nhắc về việc bắt đầu hoặc tiếp tục tổ chức những cuộc họp gia đình thường xuyên, được chuẩn bị tốt và thuận lợi cho mọi thành viên tham dự để thảo luận về những chủ đề quan trọng đối với cả gia đình.
- Dành thời gian trong mỗi cuộc họp gia đình để củng cố việc giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên gia đình.
- Nói về những lý do vì sao lại đưa vợ hoặc chồng của các thành viên tham dự vào các cuộc thảo luận quan trọng của gia đình.
- Nếu gia đình đang phải hứng chịu những đổ vỡ về lòng tin, sự tôn trọng hay sự công bằng giữa các thành viên, hãy sử dụng các nguồn lực để đảm bảo rằng họ sẽ được tư vấn để đối mặt, quản lý và giải quyết hiệu quả những xung đột này.
- Vốn cấu trúc:
- Nhanh chóng cung cấp thông tin rõ ràng về tất cả những vấn đề quản trị gia đình cho tất cả các thành viên gia đình ở mức độ cao nhất trong khả năng nhận thức của mỗi cá nhân và tìm kiếm sự phản hồi.
- Mời những cố vấn đáng tin cậy thiết kế các khóa đào tạo để cung cấp cho các thành viên gia đình về cấu trúc gia sản của họ, những chức năng và mục đích của chúng, và các vai trò cũng như trách nhiệm mà họ cần tham dự vào trong cấu trúc này.
- Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực lãnh đạo có tính đến nhu cầu tương lai của gia đình, sự phát triển của gia sản hoặc cấu trúc doanh nghiệp, mối quan tâm thực sự của các thành viên gia đình trong việc phục sự ở các vị trí lãnh đạo và nhu cầu về việc họ phải phát triển những kỹ năng cũng như sự hiểu biết để phục sự sao cho hiệu quả.
- Vốn xã hội:
- Nói về những cách thức mà mọi thành viên gia đình, bất kể tuổi tác hoặc mức độ phát triển, trao tặng người khác và thấy được niềm vui ở việc cho đi.
- Xem xét việc xây dựng hoặc sửa đổi những cơ cấu của hoạt động từ thiện để cho phép mỗi thành iên gia đình có sự lựa chọn trong việc triển khai những nguồn lực từ thiện của họ.
- Cung cấp cơ hội cho các thành viên gia đình thuộc thế hệ đang lên để họ kết nối với những cộng đồng rộng lớn hơn thông qua việc phục vụ những nỗ lực kinh doanh của gia đình hoặc tham gia vào các hoạt động từ thiện của gia đình.
- Cân nhắc kết thúc mỗi cuộc họp gia đình bằng việc thực hàn cảm ơn ngắn gọn, trong đó, các thành viên hình dung về ai đó trong gia đình mà họ mong muốn cảm ơn và xác định ra những cách để thức để bày tỏ lòng cảm ơn.
- Vốn tài chính: Đây là phần rất nhiều sách vở, đề tài nghiên cứu tập trung là trọng tâm trong phát triển gia tộc thịnh vượng và trường tồn. Việc đánh giá vốn tài chính thường được làm định kỳ hàng tháng, quý, năm và thường được quản lý rất chặt chẽ để cân đối thu – chi và phát triển tài sản gia đình.
Tuy nhiên, việc quản lý vốn định tính là thứ chúng ta hay bỏ quên so với quản lý vốn định lượng (Tài chính). Chúng ta cần thực hiện 1 số bước sau đây để đo lường, quản lý vốn định tính:
- Cứ mỗi 12 tháng, chúng ta lại tiến hành đánh giá về vốn định tính của gia đình. Ta cần lên bảng cân đối gia đình và để các thành viên điền thông tin cập nhật định kỳ.
- Ta tập hợp những phản hồi của tất cả các thành viên gia đình để lập thành báo cáo vốn định tính dành cho gia đình. Bảng này sẽ đánh giá thế mạnh và điểm yếu của gia đình theo 5 nguồn vốn định tính.
- Chúng ta gặp gỡ gia đình để cùng xem lại báo cáo vốn định tính dành cho gia đình. Sau đó cả gia đình cùng bàn luận về kế hoạch hành động chất lượng để nâng cao, phát triển các vốn định tính gia đình này.
- Các thành viên gia đình theo đuổi kế hoạch hành động chất lượng đã được đồng thuận của cả gia đình và có sự phối hợp với những chuyên gia thích hợp.
- Sau 6 tháng, chúng ta sẽ triệu tập cuộc họp gia đình để đánh giá mức độ tiến triển của các mục tiêu đã được đồng thuận và xem xem có cần bất kỳ điều chỉnh nào đối với kế hoạch hành động chất lượng hay không?
- Trong tháng cuối cùng của mỗi dịp cam kết hằng năm, chúng ta gặp lãnh đạo gia đình them 1 lần nữa để tóm tắt sự tiến bộ, xác định những thay đổi trong hệ thống gia đình, cập nhật vào kế hoạch hành động chất lượng dành cho gia đình và thảo luận về những mục tiêu tổng thể cho năm làm việc cùng nhau tiếp theo của cả gia đình.
Việc quản lý vốn định lượng (tài chính) là phương tiện để mưu cầu các mục đích khác. Còn việc quản lý vốn định tính vừa là phương tiện vừa là mục đích. Sở hữu nguồn vốn định tính mạnh cho phép các thành viên gia đình của bạn làm được nhiều việ chơn, làm việc cùng nhau hiệu quả, ra quyết định đúng đắn, duy trì doanh nghiệp gia đình hoặc tài chính gia đình bền vững qua các thế hệ.
- Doanh nghiệp gia đình
Gia dình là 1 tổ chức có mối quan hệ thân thuộc. Gia đình được liên kết bằng 1 sứ mệnh chung và ý thức về sự khác biệt. Nó thừa nhận 1 nghịch lý rằng, hành động vị tha, vì lợi ích của người khác, là chìa khóa cho thịnh vượng chọn vẹn của gia đình.
Thịnh vượng: là sự miêu tả ý nghĩa của hạnh phúc như là 1 hoạt động chứ không phải 1 trạng thái tĩnh tại của sự thỏa mãn hoặc mãn nguyện. Những yếu tố then chốt của thịnh vượng gia đình:
- Trong lịch sử buổi đầu của gia đình, họ định hình ý định gây dựng không chỉ là tài sản lớn mà còn là 1 đại gia đình.
- Các gia đình này gắn bó và có chung những giá trị cốt lõi, và họ giữ cho những giá trị này luôn sống động thông qua những tấm gương, giáo dục và thảo luận sâu.
- Các gia đình này tôn trọng và khuyến khích sự khác nhau giữa các cá nhân. Họ hỗ trợ sự chia tách và nét các tính của các thành viên gia đình mỗi khi các thành viên tìm ra những giấc mơ của riêng mình.
- Họ dành dsuwj tập trung của cả tập thể vào những sức mạnh của họ, Họ thẳng thắn đối mặt với những thử thách nhưng không để cho tiêu sản trở thành trọng tâm của sự chú ý.
- Họ chia sẻ lịch sử bằng những câu chuyện gia đình, các câu chuyện được kể đi kể lại qua các thế hệ. Họ duy trì và tổ chức những hoạt động truyền thống và nghi lễ của gia đình.
- Bố mẹ coi bản thân mình vừa là thầy, vừa là trò
- Họ hiểu rõ tầm quan trọng trong từng đoạn phát triển của mỗi cá nhân và tích hợp sử hiểu biết đó vào việc nuôi dậy con cái.
Có 4 nhân tố khác để gia đình giữ được sự thịnh vượng trong bối cảnh đầy đủ vốn tài chính:
- Cho đi 1 cách khôn Ngoan: cần sự quan tâm cả từ phía người cho và người nhận
- Khuyến khích và thúc đẩy cá tính của mỗi cá nhân tách ra về mặt tài chính. Đặc biệt với các thế hệ đang lên của gia đình
- Sử dụng quỹ tín thác và họ đảm bảo rằng những quỹ tín thác này dựa trên nền tảng là con người chứ không chỉ là những mối quan hệ pháp lý (tức phải tìm được người phù hợp hay vì giàng buôc pháp lý qua kiện tụng)
- Hoạt động từ thiện mang lại cho gia đình này 1 mối quan tâm chung.
Mô hình 3 vòng tròn: Mô hình này chỉ ra mối quan hệ đan xen của 3 thành tố trong gia đình: chủ sở hữu – nhà quản lý – gia đình. Mô hình 3 vòng tròn này sẽ có nhiều phiên bản khác nhau, như sự cân bằng 2 yếu tố, hay việc gia đình đặt trọng tâm để ý vào nhà quản lý – rồi chủ sở hữu – gia đình, hoặc đặt trong tâm vào quyền sở hữu sẽ là chủ sở hữu – nhà quản lý – gia đình. Thông thường các gia đình hay ở 2 loại đặt trọng tâm kia và mối quan tâm gia đình thường nhỏ nhất trong 3 vòng tròn.
Đối với vòng tròn gia đình đó là sự hòa hợp, với vòng tròn chủ sỡ hữu đó là bảo toàn, với vòng tròn nhà quản lý đó là hiệu quả. Thực tế mục tiêu 1 gia đình thịnh vượng về cơ bản sẽ là bảo vệ, phát triển tài sản cả tài sản định tính lẫn tài sản định lượng.
Xây dựng gia đình là quá trình rất lâu dài, 20 năm là thời gian ngắn hạn, 50 năm là trung hạn, và 100 năm mới là dài hạn. Rất nhiều người xây dựng nền móng gia đình ban đầu nhưng không thấy được cuối cùng mô hình gia đình sẽ đi đến đâu, nhưng cần thiết là ta cần hành động và thực hiện ngay càng sớm càng tốt.
- Các nguyên tắc
Các gia đình thịnh vượng thật sự không định nghĩa họ qua quan hệ máu mủ, mà qua quan hệ thân thuộc, họ phát triển được các vốn định tính và được hậu thuẫn bởi các nguôn vốn định lượng (tài chính) vững chắc và tạo ra được bản sắc của gia đình mình và truyền được qua nhiều thế hệ.
Các nguyên tắc về thịnh vượng trọn vẹn của gia đình:
- Bảo tồn sự thịnh vượng tròn vẹn của gia đình là vấn đề về hành vi của con người
- Tài sản cơ bản nhất của gia đình là các cá nhân thành viên của nó
- Sự thịnh vượng trọn vẹn của gia đình bao gồm các loại vốn con người, di sản, quan hệ gia đình, cấu trúc và xã hội của mỗi thành viên. Vốn tài chính của gia đình là công cụ để hỗ trợ cho sự phát triển của vốn định tính
- Để thành công trong việc bảo tồn sự thịnh vượng trọn vẹn, gia đình phải hình thành 1 khế ước xã hội giữa các thành viên, phản ánh những giá trị chung, và mỗi thế hệ phải tái khẳng định cũng như tái thừa nhận khế ước xã hội đó.
- Để thành công trong việc bảo tồn sự thịnh vượng trọn vẹn, gia đình phải nhất trí tạo ra 1 hệ thống quản trị đại diện để thông qua nó, thực thi 1 cách tích cực những giá trị của gia đình. Mỗi thế hệ phải tái khẳng định sự tham gia của mình vào hệ thống quản trị đó.
- Sứ mệnh của quản trị gia đình phải là đề cao việc mưu cầu hạnh phúc cho mỗi cá nhân thành viên của gia đình. Sự mưu cầu này sẽ củng cố toàn thể gia đình và hơn nữa là bảo tồn sự thịnh vượng trọn vẹn của gia đình trong dài hạn: về vốn định tính cũng như vốn định lượng.
- PHẦN II
- Thế hệ đang lên
Thế hệ ông bà, bố mẹ trong gia đình thường đang ở đỉnh cao quyền lực. Thế hệ đang lên là thế hệ tương lai của gia đình đó. Các gia đình (đặc biệt gia đình giầu có) thường phải đối mặt với 1 hình ảnh gọi là “hố đen”, đó thường là người khởi đầu cho việc xay dựng tài sản đồ sộ để lại cho các thế hệ sau. Nhà sáng lập vĩ đại nhất luôn là nhân vật vững vàng nhất trong phần lớn các gia đình giầu có. 1 nhà sáng lập như vậy cùng với ước mơ của ông ấy hay bà ấy có thể ví như mặt trời đối với cả gia đình, soi sáng cho từng thành viên, tạo nên những điều tốt đẹp khả thi và mang lại ý thức về sự thân thuộc cũng như tâm quan trọng của gia đình. Nhưng khi ở bên cạnh những thành tựu và giấc mơ của con người này, mọi người khác trong gia đình, trong nhiều thế hệ, dường như trở nên nhỏ bé và tầm thường.
Để thoát khỏi cái bóng của “hố đen” kia, bạn cần có 1 “cá tính”. Nghĩa là bạn cần thiết lập ý thức về bản sắc như 1 các nhân có kỹ năng, kiến thức, tính cách và mục đích. Nó giúp bạn tách bản sắc của mình ra khỏi những bản sắc của nhà sáng lập, bố mẹ, thầy cô và những người có ảnh hưởng quan trọng khác tới cuộc đời bạn.
Trong quá trình phát triển bản thân, những lĩnh vực quan trọng nhất cần kiểm tra là: công việc, các mối quan hệ và giao tiếp. Các đứa trẻ lớn lên mà không có ý thức đúng đắn về công việc, không có những mối quan hệ tin cậy và lâu bền, và không có sự giao tiếp cởi mở và chân thành trong gia đình sẽ rất nguy hiêm cho sự phát triển của thế hệ đang lên. Khi có 1 gia đình lớn, bạn nên tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình, nhưng chỉ nên tham gia sau khi có kinh nghiệm đáng kể khoảng 3-4 năm. Các thành viên thuộc thế hệ đang lên cần:
- Khẳng định được thế mạnh của mình
- Cùng chia sẻ ước mơ
- Tích cực và tập trung vào tương lai
- Thách thức bạn để bạn có thể trở nên tốt nhất
- Sự tiết lộ lớn
Sự tiết lộ lớn miêu tả thời gian mà thế hệ đang lên được chính thức thông báo về tài sản của gia đình và mình có thể có được bao nhiêu trong ý ở tương lai. Nhưng thời điểm này có thể rất lâu sau đó họ mới được thực sự sở hữu hay được quyền quyết định tài sản đó. Độ tuổi được tiết lộ này thường ở giai đoạn 18-25 tuổi.
Nhưng sự tiết lộ này thực tế không nhiều ý nghĩa, vì bản thân thế hệ trẻ khi tới tuổi thành niên họ cũng đã được tiếp cận thông tin và cũng đã mường tượng được gia đình mình như nào. Điều quan trọng với họ là tiếp theo sau khi sự tiết lộ về tài sản đó là gì. Những người sáng lập biết cách kiếm tiền và cũng biết cách cho đi như nào là hợp lý. Nhưng thế hệ đang lên là thế hệ nhận được thành quả lại gặp các vấn đề khó khăn hơn của việc tiếp nhận thành quả này. Họ có thể bị xa đà vào việc chi tiêu hết số tài sản họ được nhận, hay 1 số thì trốn tránh nó, 1 số thì tiếp tục với niềm đam mê của mình và tài sản đó bổ sung vào việc họ sẽ không cần phải vất vả mưu sinh nữa mà vẫn đám ứng đủ nhu cầu của gia đình và bản thân họ. Cái chúng ta cần hướng đến là thế hệ đang lên khi tiếp nhận tài sản đó phải làm được theo cách thứ 3 khi tiếp nhận nó.
- Cha mẹ
Bố mẹ cho con cái sự chăm sóc, giáo dục, nhà để ở, quần áo để mặc và nhiều thứ khác nữa. Họ thường trao tặng cho con cái rất nhiều món quá khác nhau và trong gia đình giầu có nó có thể rất có giá trị. Điể mấu chốt cho việc trao tặng khôn Ngoan là thừa nhận rằng mọi món quà đích thực đều chứa đựng điều gì đó còn hơn cả tiền bạc hoặc tài sản. Nó chứa đựng tinh thần. Mặc dù vô hình, chính tinh thần của món quà mới tạo nên sự khác biệt.
Tuy nhiên, hầu hết các thứ được cho là quà tặng đều không phải là quà tặng đích thực. Chúng là sự chuyển giao. Sự chuyển giao này thiếu đi tinh thần. Sự chuyển giao này sẽ mang ý nghĩa chuyển tài sản từ 1 bảng cân đối tài chính này sang 1 bảng cân đối tài chính khác. Điều này làm tăng tính bao cấp, mất đi bản sắc của người nhận, xói mòn sự độc lập và tạo ra sự thụ động hưởng lợi. Chúng ta cần chuyển đổi sự chuyển giao này thành như các món quà đích thực chứa đựng tinh thần.
Người ta khi nghĩ sự chuyển giao sẽ thường suy nghĩ là cho đi cái gì (tiền mặt, bất động sản, cổ phiếu, vàng, nhà cửa, xe cộ…) và cho đi như thế nào (toàn bộ, ủy thác, cho vay,…) và nó nằm trong quy hoạch tài sản của họ. Các cuộc thảo luận quy hoạch này sẽ tập trung rất nhiều vào việc giảm thuế. Việc này có thể đem lại thắng lợi ở ngắn hạn nhưng thất bại ở dài hạn khi nó không có ý nghĩa của quà tặng mang lại.
Câu hỏi đầu tiên khi bắt đầu là nên hỏi “người nào”? Hãy bắt đầu bằng con người thay vì bằng tài sản hoặc quy trình cho tặng. Hãy bắt đầu tư bản thân người cho: Bạn là ai? Bạn cần trả lời 3 câu hỏi cho mình:
- Bạn muốn đạt được điều gì với món quà tặng này?
- Nó có phản ánh giá trị gì của bạn không?
- Nó có mang lại cho bạn niềm vui không?
Tiếp theo là “người nào”?, tức người nhận là ai. Hãy suy ngẫm về người nhận với các câu hỏi sau:
- Người nhận đang ở độ tuổi và giai đoạn phát triển nào?
- Tính khí của người nhận ra sao?
- Thế còn về cá tính, người nhận đã định hình hay vẫn đang phát triển cá tính?
- Bạn có tin tưởng người nhận không?
Nhu cầu, sự chi tiêu của bạn sẽ định hình nhu cầu, sự chi tiêu của con cái bạn. Việc cho đi cũng rất cần sự công bằng nếu không sẽ dẫn tới những tổn thương cảm xúc, oán giận và thậm chí xung đột trong gia đình.
Khởi đầu cho việc cho đi này, hãy tạo ra kế hoạch giao tiếp để truyền đạt lại cho con cái, người nhận được các món quà cách tiếp nhận nó, cách sử dụng nó, bảo quản nó, và phát triển nó tiếp tục trong tương lai như nào. Tạo ra sự thông suốt trong trao đổi thông tin ngay từ sớm.
- Vợ chồng
Các cặp vợ chồng khi tiến hành hôn nhân đặc biệt trong các gia đình giầu có sẽ thường gặp tình trạng chênh lệch tài chính đáng kể giữa vợ và chồng. Mà tỷ lệ chồng có tài sản nhiều hơn vợ là số đông. Người có tài sản hơn thường vừa có cảm giác tội lỗi vừa sợ hãi. Tội lỗi vì có nhiều tiền hơn và sợ hãi vì sợ bị lợi dụng. Có 2 chìa khóa chính để giải quyết điều này là:
- Sự tôn trọng tích cực và sự đồng cảm với nhau
- Mỗi bên đều nên cảm thấy đủ và tự chủ
Với lập trường đồng cảm cùng nhau, cặp đôi có thể bắt đầu hình thành tầm nhìn chung về thịnh vượng gia đình và những lực chọn mà nó mang lại. Các việc chung thường là quy hoạch tài sản và cho đi. Các cặp vợ chồng cần thảo luận làm rõ 3 bước sau:
- Làm rõ các quan điểm cá nhân của bạn
- Chia sẻ tinh thần rõ ràng của bạn với vợ hoặc chồng
- Sau đó, quyết định xem 2 vợ chồng có làm điều gì đó khác không.
- Trưởng lão
Trong xã hội ngày càng tôn vinh người trẻ, nhưng người già ngày càng có tuổi thọ dài lâu hơn thì đặt ra vấn đề vai trò phù hợp của người già trong gia đình là gì? Làm sao để họ tiếp tục cống hiến cho gia đình trong khả năng cho phép. 1 số vai trò của người già trong gia đình như sau:
- Kể lại câu chuyện gia đình
- Nhắc nhở những người lãnh đạo gia đình tuân theo các nội quy đã được gia đình thống nhát và phản ánh các giá trị, mục tiêu của gia đình trong quá trình quản lý
- Hòa giải hiệu quả các tranh chấp nội bộ của gia đình
- Tiến hành các nghi lễ của gia đình
Trưởng lão không hẳn phải là người lớn tuổi, nhưng thường họ đã lớn tuổi mới có đủ 4 kỹ năng chính của 1 trưởng lão đó là: sáng suốt, thận trọng, kỷ luật và khám phá. Các trưởng lão nên được trao cho vai trò người bảo vệ quỹ tín thác gia đình.
- Người được ủy thác và người thụ hưởng
Cộng đồng bị ảnh hưởng bởi luật Anh – Mỹ thì quỹ tín thác là sản phẩm đóng vai trò trung tâm với sự thịnh vượng gia đình. Các lý do lập quỹ tín thác gia đình thường là:
- Giảm thiểu thuế: đưa tài sản gia đình xa tầm với cơ quan thuế, tránh cả thuế thu nhập và thuế chuyển nhượng tài sản (thuế bđs, thuế quà tặng, thuế thừa kế,…)
- Bảo vệ tài sản: làm cho chủ nợ, vợ chồng bất mãn không nhúng tay vào tài sản gia đình được
- Kiểm soát: Giao cho người đại diện của người sáng lập quyền kiểm soát doanh nghiệp quỹ tín thác, người tiếp nhận sẽ chỉ được thụ hưởng hoặc tham gia theo các thức mà người tạo quỹ tín thác cho là tốt nhất.
Quỹ tín thác là mối quan hệ giữa người trao tặng (người thành lập quỹ tín thác), người được ủy thác (chủ sở hữu hợp pháp của các tài sản ủy thác – thường là tổ chức), và người thụ hưởng (người được nhận 1 số lợi nhuận từ tài sản ủy thác).
Ý nghĩa đúng đắn của quỹ tín thác mà mọi người cần hiểu nghĩa là: Quỹ ủy thác này là 1 món quà yêu thương. Mục đích của món quà này là để nâng cao cuộc sống của những người thụ hưởng.
Mục đích có thể gói gọn trong 3 mục đích chính sau:
- Hiệu quả: cung cấp thu nhập cơ bản cho người ở nhà; hỗ trợ khởi nghiệp; cung cấp thu nhập bổ sung cho những người có công việc được trả lương thấp; cung cấp thu nhập để hỗ trợ hoạt động tình nguyện; hỗ trợ thuê huấn luyện viên nghề nghiệp.
- Giáo dục: Thanh toán học phí, nhà ở hoặc kế hoạch ăn uống; cung cấp thu nhập cơ bản cho sinh viên; đợt giới hạn cho quang thời gian sinh viên kéo dài; hỗ trợ sự đoàn kết và tính liên tục của gia đình; chi trả cho các kỳ nghỉ của gia đình; chi trả chi phí cho các cuộc họp gia đình; thuê người hỗ trợ hoặc người hòa giải; trang trải chi phí cưới hỏi; hỗ trợ quá trình nhận con nuôi.
- Di sản: cho phép quyên góp từ thiện; trả tiền để trở thành thành viên của các câu lạc bộ hoặc các tổ chức khác.
- Cố vấn
Việc đánh giá cố vấn cần xem xét chi tiết và trải qua quá trình lâu dài. Thịnh vượng gia đình là 1 lĩnh vực có độ uy tín cao. Khi xem xét cố vấn hay cố vấn tiềm năng bao gồm các câu hỏi sau:
- Tôi sẽ nhận được (hoặc tôi đã nhận được) những dịch vụ cụ thể nào?
- Ai sẽ làm việc với gia đình tôi, và với tư cách gì?
- Bạn khác biệt như thế nào với những cố vấn khác trong lĩnh vực này?
Khi bạn sử dụng dịch vụ cố vấn, bạn là khách hàng và bạn cần đánh giá được giá trị của lời cố vấn đó đáng giá bao nhiêu và trả cho nó xứng đáng. Lời khuyên không miễn phí. Ít nhất mỗi năm 1 lần bạn cần thảo luận về phí với cố vấn của mình nếu tiếp tục sử dụng họ trong năm tiếp theo. Cần lưu ý tới những người cố vấn thân cận nhất, họ tập trung vào văn hóa gia đình, sự thay đổi văn hóa từ từ, mong muốn sự phát triển 1 cách có trật tự và từ từ. Đó là những người có đóng góp lớn vào sự thịnh vượng lâu dài của gia đình bạn.
- Bạn bè
Con người hầu như không có ai biết được chính xác mình có bao nhiêu bạn bè vì lĩnh vực này là động. Có những người đang là bạn, có người đã trở thành bạn cũ, và có những người đang trong quá trình trở thành bạn bè. Việc phân loại bạn bè cũng thành 3 nhóm thường gặp là: bạn bè của niềm vui, bạn bè vì lợi ích, và bạn bè vì đức hạnh của họ.
Khi sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình cực kỳ giầu có, những thế hệ trẻ này sẽ có khuynh hướng càng khó khăn để có tình bạn thật sự hơn vì danh tiếng gia đình hay khoản tài chính khổng lồ mà họ có thể được thừa kế trong tương lai. Khi bạn đang ở vị thế tốt hơn về mặt tài chính, bạn tìm kiếm ở tình bạn tốt, chúng ta đang có vị thế tốt hơn nhiều để trở thành người bạn tốt.
PHẦN III
- Tính cách
Các gia đình giầu có luôn lo lắng rằng sự giầu có của họ sẽ hủy hoại cuộc sống của con cháu và từ đó khiến đời sống tài chính lẫn tinh thần của các thành viên trong gia đình tương lai sẽ đi xuống. Thời xưa việc tiếp nối truyền thống thông qua các thông lệ và phép tắc. 1 vài thông lệ bao gồm các thói quen rõ ràng trong việc giáo dục con cái như chơi thể thao, làm quen với cuộc sống tiện nghi, phục vụ trong hoạt động kinh doanh, làm từ thiện, tham gia quân ngũ….hay 1 số khác như lập trường vững chắc về công việc và hành vi được kỳ vọng ở những người giầu có. Đảm bảo tuân thủ các quy tắc trong việc bảo vệ quỹ tín thác gia đình, có trách nhiệm quản lý tài sản…
Nhưng trong xã hội hiện đại, các quy tắc truyền thống đã ngày càng bị thay đổi mạnh mẽ bởi sự thay đổi của luật pháp cũng như thay đổi trong cách nuôi dậy con cái. Thay vào đó gia đình thành lập các hội đồng thảo luận về giao dục gia đình, trò chuyện về những vấn đề thật sự quan trọng hoặc cam kết hoạt động với tư cách 1 gia đình, thống nhất quan điểm của các thành viên thành sứ mệnh gia đình và cho các thành viên cơ họi để học hỏi và chứng tỏ các kỹ năng cần thiết cho sự đoàn kết gia đình.
Các gia đình muốn phát triển lâu dài cần chú ý không được để sự phát triển của vốn tài chính bỏ xa sự phát triển của chất lượng con người. Tức là khi con người trở lên giầu có quá nhanh quá mạnh mẽ mà tính cách không theo kịp thì sự suy sụp sẽ sớm xảy ra sau đó.
- Công việc
Công việc dường như có sự kết nối chặt chẽ với sự phát triển của tính cách. Mục tiêu có 1 công việc nên hướng tới việc có ý nghĩa. Nhưng nhìn chung bạn nếu không phải đi làm để trang trải cuộc sống thì mới hay tìm kiếm các công việc có ý nghĩa với bản thân mình cho dù không có thu nhập từ nó. Ý nghĩa hàm ý rằng mỗi chúng ta có thể đóng góp cho thứ gì đó lớn lao hơn, tốt đẹp hơn, thứ gì đó sẽ tồn tại lâu hơn những nỗ lực của chúng ta.
- Nói với con về sự giầu có
Việc học về tiền bạc cũng như các sự học khác, nó được phát triển theo lứa tuổi lớn lên của đứa trẻ trong gia đình, các truyền thông, giáo dục con về sự giầu có theo lứa tuổi:
- 5 – 8 tuổi: chúng ta có nhiều tiền hơn mức đủ sống
- 9 – 12 tuổi: khuyến khích con kiếm tiền tiêu vặt
- 13- 18 tuổi: có kiến thức và kỹ năng cơ bản về tài chính
- 18 – 21 tuổi: có gắng tự chủ về tài chính
- 21 – 25 tuổi: giới thiệu về cấu trúc của công ty, mục đích của chúng và cuối cùng là tài sản của công ty
- Sau 25 tuổi: tham gia vào việc quản trị công ty gia đình
Học được cách kiềm chế sự thỏa mãn tiêu tiền, biến tính toán việc chi tiêu là điều rất cần thiết cho trẻ ở độ tuổi trước khi vị thành niên. Khi trẻ vị thành niên, cần dậy cho chúng biết các thông tin về tiền bạc, sức mạnh lãi kép, cân bằng chi tiêu; dậy chúng về giá trị của gia đình, lịch sử kinh doanh gia đình, dậy cho con công việc và sự mạo hiểm là quy tắc của thành công. Cần dậy cho trẻ khả năng ra quyết định, các lựa chọn hiện có thì trẻ nên lựa chọn cái gì, và tại sao lại lựa chọn như vậy. Mỗi lựa chọn sẽ có kết quả ra sao.
Trong các gia đình giầu có, sự giao tiếp của bố mẹ và con cái là rất hạn chế, và bố mẹ cần sắp xếp thời gian để có thời gian trao đổi, dậy trẻ về tiền bạc nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội dậy cho trẻ về tiền bạc tuyệt vời từ khi còn nhỏ.
- Thỏa thuận tiền hôn nhân
Việc thảo luận về thỏa thuận tiền hôn nhân luôn là chủ đề nhậy cảm và phần nhiều mọi người lúc kết hôn né tranh thảo luận với nhau bởi suy nghĩ thảo luận về nó là đã bước 1 chân vào việc ly dị về sau vì không có sự tin tưởng lẫn nhau dù bất chấp tỷ lệ ly hôn rất cao hiện nay.
Thỏa thuận tiền hôn nhân là 1 khế ước giữa 2 người sắp kết hôn, nhằm điều chỉnh những giới hạn trong cuộc hôn nhân của họ. Bằng việc có 1 bản thỏa thuận tiền hôn nhân được soạn thảo cẩn thận, 2 người bạn đời tương lai bước vào cuộc hôn nhân của mình và biết rõ điều gì sẽ xảy ra với tài sản của họ nếu họ ly hôn hoặc qua đời. Về bản chất nó cho mỗi bên quyền lựa chọn phân định tài sản thay vì để cho thẩm phán định đoạn ở tòa.
Việc đưa ra thỏa thuận tiền hôn nhân thường xuất phát từ cha mẹ của các cặp đôi khi họ muốn bảo vệ tài sản của gia đình tránh các vấn đề xảy ra khi cặp đôi ly hôn hay qua đời. Nó thường cũng xảy ra khi có sự chênh lệch lớn về tài sản giữa 2 bên khi tham gia vào cuộc hôn nhân.
- Bắt đầu
Điều quan trọng nhất cần bắt đầu là suy ngẫm: suy ngẫm về ý định của bạn, văn hóa của gia đình bạn và sự phát triển của doanh nghiệp gia đình bạn. Suy ngẫm về những vấn đề lớn đặt nền móng cho mọi hành động thận trọng. Các câu hỏi để suy ngẫm:
- Tôi có thấy bản thân mình giầu có không? Sự giầu có có ý nghĩa gì với tôi?
- Tôi thấy đâu là những yếu tố chính giúp chúng ta sống tốt?
- Tôi thích di sản của mình trông thế nào?
- Tôi sẽ để lại bao nhiêu tài sản cho con cái mình và khi nào tôi sẽ lam điều đó?
- Tôi có kỳ vọng nào về khoản tiền thừa kế không?
- Gia đình chúng ta có thể ra quyết định tốt nhất cùng nhau như thế nào?
- Gia đình tôi gặp phải những thách thức nào trong việc giao tiếp với nhau và chúng tôi đã vượt qua những thử thách đó như thế nào?
- Điều gì khiến gia đình tôi khác biệt và là duy nhất?
- Tôi tin tưởng ai nhất khi cần lời khuyên trong việc ra quyết định liên quan đến công việc kinh doanh, tài sản hay gia đình?
- Tôi muốn chúng tôi sẽ gìn giữ di sản nào của gia đình? Chúng tôi nên buông bỏ điều gì? Chúng tôi có thể thực hiện ý tưởng hoặc thói quen nào giúp ích cho chúng tôi trong tương lai?
3 thói quen hữu ích nhất với các gia đìn khi bắt đầu thịnh vượng gia tộc trọn vọn:
- Mô hình doanh nghiệp gia đình 3 vòng tròn
- Quá trình giao tiếp gia đình 3 bước:
- Đối thoại liên thế hệ
- Các cuộc họp gia đình
Cuộc họp gia đình thường tập trung chính vào các vấn đề liên quan tới vốn tài chính, và nó thường do các cố vấn điều hành chủ trì cuộc họp. 1 số gia đình thì tập trung vào ác nguốn vô hình của gia đình thì sẽ tổ chức dưới dạng các kỳ nghỉ gia đình để giảm áp lực cho các thành viên khi tham gia cuộc họp gia đình hàng quý hoặc hàng năm này.
Các cuộc họp gia đình thành công, được điều hành tốt tập trung 3 mục đích sau:
- Giữ sự kết nối
- Giúp các thành viên trong gia đình học hỏi lẫn nhau
- Cùng nhau ra các quyết định quan trọng.
Cuộc họp gia đình cần có 1 chương trình nghị sự rõ ràng và những mục tiêu xác định là điều quan trọng. Chương trình nghị sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp tránh lan man và trì trệ. Việc chuẩn bị chu đáo là điều rất cần thiết cho cuộc họp gia đình.
Trong buổi họp mặt gia đình, danh sách những người tham gia buổi họp tùy thuộc vào mục tiêu của buổi họp. Có những buổi họp cần hạn chế, có những buổi họp cần đầy đủ, các gia đình nên tự chuẩn bị buổi họp thay vì thuê đơn vị tổ chức sự kiện bên ngoài đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng.
Tùy thuộc chương trình nghị sự mà buổi họp gia đình có thể diễn ra trong 1 buổi chiều, 1 ngày, 1 dịp cuốn tuần hoặc vài ngày nào đó. Chúng thường được tổ chức hàng quý, 6 tháng/lần hoặc hàng năm. Thường với gia đình mới tiến hành thì 6 tháng/lần, sau này thì nên hàng năm.
Các cuộc họp gia đình nên được thống nhất 1 nguyên tắc chung từ đầu và sau đó các thành viên tuân thủ nó khi tham gia từ đó trở đi. Các thành viên cần tôi trọng nguyên tắc chung được thông qua này để việc điều hành cuộc họp được trơn tru và thuận lợi
Chúng ta không nên chỉ tổ chức ở nhà hay văn phòng công ty mà nên tổ chức ở các địa điểm khu du lịch có cả khu nghỉ ngơi giải trí cho các thanh viên tham gia sau buổi họp gia đình.
- Những câu chuyện và nghi thức gia đình
Mỗi gia đình đều có những câu chuyện riêng. Những câu chuyện này định hình nên cách suy nghĩ của chúng ta về việc chúng ta đến từ đâu và đang đi tới đâu. Các câu chuyện bao gồm cả những chuyện thành công lẫn thất bại trong lịch sử gia đình. Các gia đình cũng thường sử dụng nghi thức trong các cuộc họp gia đình, hay các sự kiện quan trọng của các thành viên trong gia đình.
- Bản tuyên ngôn sứ mệnh gia đình
1 trong những nhân tố đằng sau thành công của gia đình thịnh vượng là các thành viên trong gia đình hiểu rõ giá trị cốt lõi của gia đình và sử dụng những giá trị đó dể kết nối lại thành 1 giấc mơ chung. Đó chính là ý nghĩa của bản tuyên ngôn sứ mệnh gia đình. Tuyên ngôn sứ mệnh gia đình, cho biết cả lý do tại sao 1 gia đình lại cùng nỗ lực cũng như đích đến của những nỗ lực đó.
1 tuyên ngôn sứ mệnh gia đình sâu sắc phải cho thấy 1 ý thức chung về mục đích, đưa ra nguyên tắc căn bản cho cuộc đối thoại đang diễn ra, đưa ra hướng dẫn cho các thành viên gia đình thuộc thế hệ con cháu hiểu được gia đình có ý nghĩa như thế nào và kết hợp những tư tưởng, tài năng và đóng góp độc nhất vô nhị của từng thành viên trong gia đình. Nó trả lời 4 câu hỏi sau:
- Chúng ta là ai?
- Chúng ta đại diện cho điều gì?
- Chúng ta muốn làm gì?
- Chúng ta sẽ thực hiện các mục tiêu của mình như thế nào?
1 bản tuyên ngôn sứ mệnh gia đình sẽ phản ánh đặc điểm riêng biệt của gia đình, lịch sử, giá trị, cũng như những nỗ lực chung của gia đình tập trung vào những lịch vực chính nào, ví dụ như kinh doanh hoặc hoạt động từ thiện. Việc tạo ra bản tuyên ngôn sức mệnh này cần các thành viên gia đình cùng tham gia làm chứ không phải 1 người làm ra.
- Quản trị gia đình
Khi xây dựng 1 cấu trúc quản trị, nên làm việc đó với ý thức khiêm tốn sâu sắc. Dù hệ thống tốt đến đâu mà không có sự tôn trọng và thực thi nghiêm chỉnh thì mọi thứ đều sẽ kém hiệu quả. Cách hoạt động ở cấu trúc gia đình lớn sẽ là dạng liên minh với nhiều gia đình nhỏ phía dưới và họ sẽ tự quyết định các vấn đề của riêng họ và chỉ còn 1 số sẽ quyết định ở mức độ toàn gia tộc. Quản trị gia đình là 1 khế ước. Mọi người phải bước vào thỏa thuận 1 cách tự do. 3 thành phần trong quản trị gia đình:
- Nguyên tắc: tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị của gia đình
- Chính sách: đây là nơi chúng ta tìm thấy gia quy hay những tài liệu tín thác
- Thông lệ: có thể bao gồm 1 số thông lệ như các cuộc họp gia đình, quá trình tổng kết quản trị gia đình, hay giáo dục về thịnh vượng gia đình…
Dù gia đình bạn lựa chọn hình thức quản trị nào, vấn đề then chốt là nhận ra sự ưu việt trong văn hóa gia đình. Chính văn hóa sẽ định hình (hoặc chối bỏ) bất cứ hệ thống nào bạn tìm cách ứng dụng. Qua thời gian, hệ thống cũng sẽ định hình nên văn hóa. Và đó chính là lợi ích thật sự của quản trị gia đình.
- Vốn tài chính
Với gia đình có thể tiếp cận con người với hoạt động đầu tư của mình, có 2 thông lệ lâu dài đã tạo nên ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của họ:
- Phân bổ nhà đầu tư: lựa chọn việc phân bổ tiền cho các thế hệ trong gia đình để giảm thiểu các loại thuế thừa kế, thuế quà tặng,…
- Ngân hàng gia đình: cho các thành viên trong gia đình vay tiền. Thông thường các khoản vay nà phục vụ 2 mục đích là đầu tư – gia tăng vốn tài chính của gia đình hay thúc đẩy – gia tăng vốn định tính của gia đình.
- Gìn giữ nhà nghỉ dưỡng của gia đình
Với nhiều thế hệ, nhà nghỉ dưỡng luôn là dấu hiệu của sự thịnh vượng. Những tài sản này thường trở thành 1 phần đáng kể trong di sản của chủ sở hữu, cả về phương tiện tài chính lẫn tình cảm. Muốn giữu dìn được nó, văn hóa gia đình là giải pháp để thực hiện.
- Hoạt động từ thiện của gia đình
Hoạt động từ thiện có thể trợ giúp đắc lực cho gia đình trong việc định hình nên giá trị của mình và thông qua việc tổ chức cùng thực hiện các hoạt động này, nó đồng thời cũng giúp 1 gia đình học được cách tự quản trị. Hoạt động từ thiện là phương tiện để các thành viên trong gia đình thể hiện cơ bản những giá trị của cá nhân và gia đình mình. Họ thực hiện theo tuyên ngôn sứ mệnh gia đình. Mục tiêu lâu dài của việc này là giúp các thế hệ con cháu có thói quen cho đi. Cần tạo cho con cái có sự yêu thích hoạt động này, và giúp họ thấy đây là hoạt động tự nguyện hoàn toàn và họ được tham gia vào các quyết định từ sớm.
Kết luận: Thịnh vượng cá nhân
Tài sản thật sự của gia đình chính là những cá nhân trong đó. 1 gia đình thịnh vượng bao gồm các cá nhân thịnh vượng và sự viên mãn của gia đình sẽ phụ thuộc vào sự viên mãn của cá nhân.
5 từ cần nhớ:
- Học hỏi: chúng ta phải tự học không ngừng
- Lao động: làm việc cảm thấy nó giúp mình phát huy những điể mạnh thực sự của mình vì lợi ích của người khác
- Tình yêu: làm sao để duy trì được sự nhân văn trong những mối quan hệ của con người dù ở giữa những tổ chức luật pháp và tài chính lớn
- Nụ cười: là sự giải thoát khỏi những khó khăn của cuộc sống.
- Rời bỏ (buông bỏ): buông bỏ những sự đau khổ trong cuộc sống của con người để đi đến giải thoát khổ đau và hco phép bản thân thịnh vượng ngay bây giờ.
4 từ đừng quên:
- Kiểm soát
- Trách nhiệm
- Thách thức
- Cộng đồng
3 từ ngắn ngủi:
- Khiêm tốn
- Cảm thông
- Hy vọng