Tâm lý học thành công (The New Psychology of Success) – Carol S.Dweck
Đây là cuốn sách chứng minh sức mạnh của niềm tin. Đó có thể là nhưng niềm tin mà chúng ta ý thức được hoặc không, nhưng chúng có tác động mạnh mẽ tới việc chúng ta mong muốn những gì và liệu có thể đạt được những mong muốn đó hay không. Việc thay đổi niềm tin, dù là những niềm tin đơn giản nhất cũng có thể đem lại những tác động to lớn.
- Các kiểu tư duy
Các phẩm chất của con người như trí thông minh, kỹ năng trí tuệ không phải là thứ cố định bất di bất dịch. Chúng ta có thể nâng cao chúng thông qua sự nỗ lực của bản thân. Cả 2 yếu tố gen – môi trường có mối tác động qua lại cho – nhận không ngừng với nhau để hình thành nên trí thông minh của con người. Gen và môi trường không những phối hợp với nhau khi con người vận động, phát triển mà gen còn đòi hỏi thông tin từ môi trường để có thể thực hiện đúng chức năng của mình.
Con người cũng có khả năng học tập suốt đời và phát triển trí não lớn hơn họ vẫn tưởng. Với xuất phát điểm khác nhau, con người khác nhau về tính cách và năng lực bẩm sinh, nhưng rõ ràng là kinh nghiệm, quá trình rèn luyện, và nỗ lực cá nhân sẽ đưa họ đi nốt chặng đường đời về sau. Không phải là những khả năng cố định thiên bẩm, mà là sự nỗ lực có chủ đích mới là yếu tố quyết định. Nghĩa là không phải ai sinh ra thông minh nhất thì sau này sẽ vẫn là người thông minh nhất.
Quan điểm mà bạn hình thành cho mình có tác động rất lớn đến cách sống của bạn. Nó có thể quyết định liệu bạn có thể trở thành con người mà bạn mong muốn và có đạt được những thứ mà bạn coi trọng hay không.
- Niềm tin rằng các phẩm chất cả mình là điều bất di bất dịch – tạo ra tư duy cố định và tạo ra 1 áp lực đòi hỏi bạn phải liên tục chứng minh bản thân. Bạn chọn các cách an toàn tránh sai lầm
- 1 tư duy khác cho rằng những đặc tính ban đầu không phải là điều ấn định cho bạn và bạn phải chung sống với nó, đồng thời luôn tìm cách phát triển nó. Đây là tư duy phát triển, nó dựa trên niềm tin rằng bạn có thể nỗ lực để nâng cao các phẩm chất cơ bản của mình.
Việc bạn đọc các cuốn sách bí mật thành công sẽ không đem lại nhiều kết quả gì đáng kể. Bạn cần phải có niềm tin từ đó xâu chuỗi những suy nghĩ và hành động với nhau, và niềm tin rằng có thể trao dồi những phẩm chất đó sẽ dẫn tới 1 chuỗi những suy nghĩ và hành động khác, đồng thời đựa bạn tới 1 con đường hoàn toàn mới. Từ đó bạn mới có thể thay đổi bản thân, đi trên con đường mà những người thành công đã từng đi qua trước đó. Những người có tư duy cố định thường tự đánh giá sai lâ về phẩm chất và năng lực của bản thân, trong khi những người có tư duy phát triển lại tự đánh giá bản thân mình khá chính xác.
- Bên trong những tư duy
Vỡi những người có phẩm chất tư duy cố định, thành công là khi họ chứng tỏ được rằng mình thông minh hay có tài năng, vậy thì bạn hãy chứng tỏ giá trị của bạn đi. Ở 1 thế giới khác, thế giới của những phẩm chất liên tục thay đổi, vấn đề là thách thức bản thân để học hỏi những kiến thức mới. Từ đó phát triển con người bạn.
1 thế giới, thất bại là khi bạn gặp trở ngại, bị điểm kém, thất bại trong 1 giải đấu, bị sa thải, bị từ chối – điều đó có nghĩa là bạn không thông minh hoặc không tài năng. Ở thế giới kia, thất bại nghĩa là không phát triển, không đạt được những điều bạn coi trọng – điều đó có nghĩa là bạn không phát huy được hết tiềm năng của mình.
Trẻ con khi mới sinh ra đều mang trong mình khát khao học tập mãnh liệt, sẵn sàng đầy nhiệt huyết đứng lên là lại. Nhưng khi chúng có thể tự đánh giá bản thân, rất nhiều trong đó lại lựa chọn cho mình tư duy cố định. Những đứa trẻ có tư duy cố định sẽ lựa chọn các giải pháp an toàn để không mắc sai lầm. Trong khi đó, những đứa trẻ có tư duy phát triển (chúng tin rằng mình có thể thông minh hơn) cho rằng đó là 1 lựa chọn kỳ quặc. Tại sao lại yêu cầu vậy? ai lại muốn làm đi làm lại 1 bài tập? chúng liên tục chọn các bài tập khó hơn và tìm cách giải chúng. Các em nhỏ có tư duy cố định sẽ muốn chúng chắc chắn thành công. Vì người thông minh phải luôn thành công. Nhưng với những em nhỏ có tư duy phát triển, thành công nghĩa là đòi hỏi nhiều hơn nữa ở bản thân, là trở nên thông minh hơn.
Rất nhiều CEO các công ty mắc căn bệnh CEO khi họ luôn mốn duy trì sự thành công của mình và thường tập hợp quanh mình những người đồng chí hướng. 1 số thì chọn cách thành công ngắn hạn như làm tăng giá cổ phiếu bất chấp các vấn đề dài hạn của công ty. Những người có tư duy phát triển không chỉ tìm kiếm thách thức mà họ còn dựa vào đó để trưởng thành thêm. Thách thức càng lớn bao nhiêu, họ càng nỗ lực trao dồi bản thân bấy nhiêu.
Những người có tư duy cố định sẽ phát triển khi mọi việc đều nằm trong tâm kiểm soát của họ. Nếu tình hình trở nên quá khó khăn, khi họ không cảm thấy mình là người thông minh hay tài năng, họ sẽ bị mất hứng thú. Những người có tư duy phát triển sẽ tiến bộ hơn khi họ đặt ra thách thức cho mình. Những người có tư duy cố định bên cạnh viện thể hiện sự thông minh, tài năng ra họ cũng đòi hỏi sự hoàn hảo ngay từ đầu. Họ cũng có thể bị các tư duy cố định như điểm số phân loại đầu vào từ đầu, và khi điểm thấp họ có thể tự coi rằng mình kém thông minh hay tài năng và rất khó để có thể trở thành số 1. Khi họ ở số 1, để duy trì vị thế đó họ đòi hỏi rất khắt khe mọi thứ phải thật hoàn hảo để đảm bảo họ luôn thành công và duy trì được vị thế của mình.
Những người tư duy cố định sẽ không muốn cố gắng phấn đấu mà muốn thành công và duy trì nó mãi mãi. Trong khi những người có tư duy phát triển thì sẽ luôn cố gắng để làm những thứ mới mẻ hơn và để cho nó tốt hơn, các thử thách ngày càng khó khăn hơn. Nó giống với cuộc sống liên tục thay đổi và đi lên hơn là 1 khuôn mẫu có sẵn duy trì hàng mấy chục năm trong cuộc sống. Tư duy cố định hay tư duy phát triển không cố định ở 1 người, cũng có thể ở vấn đề này họ suy nghĩ tư duy cố định, vấn đề khác lại suy nghĩ tư duy phát triển. Nhưng nhìn chung mỗi người sẽ thiên về tư duy nào đó hơn cái còn lại.
- Sự thật về năng lực và thành tích
Những người thành công rực rỡ nhất hầu hết không phải là thiên tài dị bẩm nổi trội từ bé. Hầu hết họ đến từ sự chăm chỉ và rèn luyện không ngừng nghỉ trong 1 thời gian gian cho tới khi họ bắt đầu đạt được sự thành công và nổi tiếng.
Các học sinh phát triển tương đối đồng đều ở giai đoạn tiểu học, bắt đầu tư THCS thì mới có sự phân biệt đáng kể khi nhóm có tư duy cố định dần tụt lại phía sau và hay đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài làm họ học sa sút. Trong khi nhóm tư duy phát triển lại không ngừng cố gắng học tập, làm bài tập về nhà nhiều hơn và học ngày càng tốt hơn. Đại đa số các học sinh bị đánh giá học kém, tiếp thu kém nhưng nếu có sự thay đổi môi trường và cách đổi xử sẽ lại học tập tốt trở lại như những thiên tài. Hầu hết không thật sự ngu dốt như đánh giá của trường học mà do các tư duy cố định và không khơi gợi được niềm say mê, trí tò mò trong mỗi học sinh đó.
Tư duy cố định hạn chế thành công. Nó choán hết lấy tâm trí con người bằng những suy nghĩ cản trở sự tiến bộ, nó biến nỗ lực trở thành thứ không đáng có, và nó dẫn tới những phương pháp học tập nghèo nàn. Hơn nữa, nó biến con người thành thẩm phán thay vì đồng minh của nhau. Dù là ai thì để đạt được những thành tích lớn, con người cần có sự tập trung rõ ràng, nỗ lực toàn diện và 1 kho vô tận các chiến lược. Hãy thêm đồng minh trong quá trình học tập. Đây chính là điều tư duy phát triển đem lại cho con người, và đây cũng là lý do giải thích tại sao tư duy này góp phần phát triển năng lực của chúng ta.
Khi 1 số người có thể làm được việc gì đó 1 cách tự nhiên hoặc không cần đào tạo nhiều, điều đó không có nghĩa rằng những người khác không thể làm được điều đó (và đôi khi còn làm tốt hơn) nếu họ được đào tạo.
Khi ta khen đề cao năng lực sẽ làm các học sinh bị mang tư duy cố định khép kín mình hơn và muốn duy trì thành công đó hơn và ngại làm các bài tập mới. Nhưng khi ta khen sự nỗ lực của các học sinh trong việc giải quyết vấn đề thì các em sẽ có nhiều nỗ lực hơn nữa trong các bài toán mới, các bài toán khó khăn hơn cần giải. Trong khi đó, các danh hiệu tiêu cực, thành kiến thì luôn khong mang lại điều tốt đẹp cho mọi cách tư duy, đặc biệt cac tư duy cố định thì càng bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn. Với tư duy phát triển, ta sẽ có thể loại bỏ ảnh hưởng tiêu cực của nó, giúp ta nhận lấy những gì có thể và cần phải là để giải quyết vấn đề.
Tư duy phát triển khiến con người, ngay cả những người là mục tiêu của các danh hiệu tiêu cực, sử dụng và phát triển trí não của mình 1 cách đầy đủ. Đầu óc họ không bị choán bởi những suy nghĩ hạn chế, 1 cảm giác hòa hợp mỏng mạnh, và 1 niềm tin rằng người khác có thể đánh giá con người họ. Với tư duy tích cực, họ sẽ vượt qua được những khó khăn và định kiến này 1 cách dễ dàng.
- Thể thao: Tư duy của nhà vô địch
Thể thao là những môn mà yếu tố thể chất rất được đề cao và hay là tiền đề để chọn lọc các nhà vô địch trong tương lai và nó vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu cho tới hiện tại. Các tài năng bẩm sinh luôn được ưu tiên trong thể thao và đươc ưu ái rất nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều người vì thành công quá sớm đã sớm lụi tàn khi bị bó hẹp trong tư duy cố định và không chịu nổi khi gặp các thất bại trong những lần đầu và chịu đả kích rồi dần dần buông xuôi và từ bỏ sự nghiệp thể thao của mình dù họ có tài năng thiên bẩm và rất nhiều đã thể hiện từ sớm. Tuy nhiên, những nhà vô địch thật sự thường không hẳn là có tài năng thiên bẩm, họ cũng là những người rất bình thường, đôi khi là hậu đậu, họ thành công vì họ kiên trì rèn luyện không mệt mỏi để đi đến chức vô địch. Đó là những Muhammad Ali trong quyền anh, Michael Jordan trong bóng rổ, Babe Ruth trong bóng chày, Wilma Rudolph trong điền kinh, Jockie Joyner-Kersee trong các môn điền kinh phối hợp, Tiger Woods trong môn gofl, Maury Wills trong bóng chày,…mặc dù vậy, về cơ bản người ta vẫn tin rằng tài năng thiên bẩm là yếu tố quyết định tạo ra các nhà vô địch trong các môn thể thao.
Các tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực thể thao là có và họ cũng đạt được nhiều thành tựu lớn. Nhưng họ hay mắc phải các sai lầm đặc biệt là “tính kỷ luật”. 1 số rất lớn có tính kỷ luật rất kém, lười rèn luyện và bị hào quang bao trùm quanh mình.
Tư duy có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng tất cả đều là 1. Nó là điều hiến bạn tập luyện, nó cho phép bạn kiên trì và thành công khi bạn cần tới điều đó nhất. Lối tư duy của nhà vô địch, đó là cách giành chiến thằng của những người không có tài năng như đối thủ. Nhà vô địch là người có thể nâng cao đẳng cấp thi đấu khi cần thiết. Khi đối mặt với nguy cơ thua trận, họ đột nhiên “cứng cỏi gấp 3 lần”. Tất cả các nhân vật vô địch đều có kỷ luật. Không ai trong số họ nghĩ rằng mình là người đặc biệt, có quyền chiến thắng ngay từ khi mới sinh ra. Họ làm việc chăm chỉ, học cách duy trì sự tập trung trong hoàn cảnh có nhiều áp lực, và khi cần, họ có thể vươn lên khỏi giới hạn năng lực thông thường của bản thân. Tính kỷ luật là yếu tố giúp bạn vươn tới đỉnh thành công và ở lại đó.
Những người có tư duy phát triển tìm thấy thành công khi nỗ lực hết sức, khi học hỏi và tiến bộ. và đây cũng chính là điều mà chúng ta nhận thấy ở các nhà vô địch.
Người có tư duy phát triển tìm thấy động lực ở các trở ngại. Chúng mang đến nhiều thông tin, và chúng là tiếng gọi thức tỉnh khỏi cơn mơ.
Những người có tư duy phát triển trong lĩnh vực thể thao nhận lấy trách nhiệm thực hiện các quá trình dẫn tới thành công, và các quá trình giúp duy trì thành công đó.
1 nhà vô địch thật sự luôn cần có đồng đội bên cạnh hỗ trợ họ để họ có thể thực hiện được mục tiêu. Các môn thể thao đều cần 1 team hỗ trợ thì 1 ai đó mới có thể trở thành nhà vô địch thật sự được.
Tính kỷ luật, lòng nhiệt tình, tư tưởng của nhà vô địch, đó là những nhân tố tạo nên accs vận động viên vĩ đại, và chúng xuất phát từ tư duy phát triển biết tập trung và sự tự rèn luyện, tự khích lệ bản thân và trách nhiệm. Ngay cả các vận động viên hiền lành nhất cũng sẵn sàng dốc sức cạnh tranh và muốn trở thành người giỏi nhất. Sự vĩ đại không đến từ cái tôi bản thể của tư duy cố định vốn mắc hội chứng người thành công – kể vô danh. Có thể có 1 số vận động viên có tư duy cố định là những tài năng bẩm sinh, nhưng chúng ta hầu hết quên họ. Những người vĩ đại nhất là những người có tư duy phát triển và ta luôn nhớ tới họ.
- Kinh doanh: Tư duy và lãnh đạo
Công ty lớn hàng đầu tại Mỹ như Enron đã sụp đổ hoàn toàn, bởi họ bị ám ảnh với tài năng. Họ nghĩ rằng, các công ty ngày nay muốn thành công thì phải có tư duy đề cao tài năng. HỌ cần các nhân tài có thiên bẩm về kinh doanh, trả công hậu hĩnh, cưng chiều họ để đưa doanh nghiệp tới vĩ đại. Và trong 1 môi trường như thế, con người sẽ lo sợ bị đánh giá thấp đi nếu người khác biệt sự thật, họ sẽ che giấu các sai lầm của mình để thể hiện rằng mình tài năng, hoàn hảo và đáng tin cậy. HỌ không chịu đứng lên trước các nhà đầu tư và công chúng để thừa nhận sai lầm đã mắc phải. Họ thà nói dối còn hơn.
Những công ty đã trở lên vĩ đại vì các nhà lãnh đạo của họ là những con người khiêm nhường, không ngừng đặt câu hỏi và có khả năng đối mặt với các câu trả lời hóc búa nhát – tức là họ có thể nhìn thẳng vào thất bại, thậm chí là thất bại của chính họ, trong khi vẫn kiên định niềm tin rằng cuối cùng họ vẫn sẽ thành công. Trong khi những công ty thất bại hoặc chỉ tốt, các lãnh đạo thường theo xu hướng tôn sùng cái tôi cá nhân, cho rằng mình có tài năng xuất chúng. Các lãnh đạo với tư duy cố định sẽ luôn quan tâm tới uy tín, sự xuất sắc các nhân họ và thường đẩy công ty tới chỗ thất bại khi thời gian lãnh đạo của họ kết thúc. Hoặc có người sẽ cố giữ vị trí đó tới cùng dù công ty đã suy sụp trong thời gian họ nắm giữ vị trí lãnh đạo.
Các công ty ở Mỹ bị thu hút bởi các cá nhân lãnh đạo kiệt suất theo đánh giá của họ bắt đầu từ thời Iacocca. Sau khi bị đẩy khỏi Ford đầy tủi nhục, ông đã về Chysler và giai đoạn đầu đã đóng góp vực dậy công ty mạnh mẽ. Nhưng dồi với hào quang chói lóa, ông muốn trở thành người hung trong ngành oto và sánh vai với Ford và để chứng minh Ford đã sai khi sa thải ông. Ông đã tập hợp quanh mình những người tôn sùng mình và xây dựng 1 vương quốc quanh mình với toàn sự nịnh hót và cố chấp bảo vệ quan điểm cá nhân. Thời kỳ của ông bắt đầu sụp đổ khi các nhãn hiệu oto của Nhật đổ bộ vào Mỹ và nhanh chóng chiếm được thị trường Mỹ với mẫu mã đẹp, bền bỉ, và rẻ hơn hẳn xe Mỹ. Mặc dù vậy, Iacocca vẫn ngoan cố chi tiêu hoang phí cho bản thân và không chịu thay đổi và tới mức hội đồng quản trị Chysler phải đẩy ông khỏi ghế CEO với 1 khoản bồi thường lớn để tái cấu trúc công ty nhưng vẫn bất thành. Các ông chủ với tư duy cố định thường khá tàn nhẫn với nhân viên của mình, họ luôn cáu bẳn và củng cố quyền lực, mắng mỏ, quát tháo, hạ thấp nhân viên để củng cố địa vị của mình và họ hay là vai nhà quản lý ác trong mắt nhân viên.
Trong khi đó, các lãnh đạo có tư duy phát triển nổi tiếng như Jack Well ở GE, Lou Gerstner ở IBM, Anne Mulcahy ở Xeros lại quyết tâm nhỏ tận gốc các tư duy cố định, môi trường làm việc kiểu độc hại như Enron để vực dậy các công ty đang gặp khó khăn hay đưa các công ty tới các mốc thành công rực rỡ mới. Họ luôn tránh các tư duy đồng thuận nhóm khi mọi người đều luôn có sự thống nhất 100% về vấn đề và thường là làm theo ý kiến của vị CEO quyền lực trong công ty. Các lãnh đạo tư duy phát triển cũng rất coi trọng việc đào tạo đội ngũ nhân sự. Tài năng chỉ là yếu tố ban đầu và nó không phải là thứ quyết định vấn đề. Việc liên tục học tập, rèn luyện, phát triển mới là yếu tố cần thiết để xây dựng đội ngũ nhân viên vững mạnh và đưa công ty tới thành công lâu dài và tránh các sai lầm thường gặp trong kinh doanh.
- Các mối quan hệ: Tư duy trong tình yêu (hoặc không)
Những người có tư duy cố định khi gặp vấn đề trong tình yêu như bị phản bội, ruồng bỏ, họ thường mang tâm lý trả thù rất nặng vì điềm đó làm họ cảm giác được an ủi thỏa mãn. Trong khi với những người có tư duy phát triển họ sẽ tìm cách vượt qua nó với 1 sự thoải mái chấp nhận và vượt qua để hướng tới 1 tương lai tốt đẹp hơn.
Người có tư duy cố định khi yêu có thể nghĩ bản thân mình là cố định, đối tác cố định, mối quan hệ là cố định. Trong khi người có tư duy phát triển nghĩ rằng mọi thứ đều đang phát triển và thay đổi. Người có tư duy cố định nghĩ rằng nếu phải mất công gây dựng mối quan hệ, thì đó không phải là mối duyên trời cho. Họ trông chờ rằng mọi thứ tốt đẹp đều tự động diễn a. Họ nghĩ rằng họ có thể đọc được suy nghĩ mong muốn của nhau mà không cần giao tiếp. Nhưng sự thật là họ cần giao tiếp với nhau nhiều hơn để có thể thật sự hiểu nhau và xây dựng 1 mối quan hệ tốt đẹp bền lâu.
Khó khăn thứ 2 với người có tư duy cố định là niềm tin rằng các vấn đề phát sinh là dấu hiệu chỉ điểm những khiếm khuyết ăn sâu bén rễ. Nhưng sự thật là không có mối quan hệ tốt đẹp nào đạt được mà không có những mâu thuẫn và rắc rối nảy sinh. Người tư duy cố định coi các vấn đề khiếm khuyết là cố định và không thể thay đổi gây mâu thuẫn và thường cãi vã lẫn nhau. Trong khi những người tư duy phát triển sẽ tìm cách đối thoại để dần thay đổi theo hướng tốt hơn, phù hợp hơn với nhau.
Tình bạn đem đến cho chúng ta 1 cơ hội cùng tiến bộ và chứng tỏ giá trị của nhau. Cả 2 đều quan trọng. Bạn bè có thể trao cho nhau những lời jhuyeen thông thái và sự can đảm để đưa ra những quyết định giúp củng cố sự tiến bộ, và bạn bè cũng có thể trấn an cho nhau về những phẩm chất tốt đẹp ở mỗi người. Những người bạn nên bỏ đi là những người khiến ta cảm thấy bản thân mình tồi tệ. Họ hạ thấp bạn để tôn vinh họ cao hơn trong mối quan hệ.
Sự nhút nhát làm ta lo lắng rằng người khác sẽ hạ thấp mình xuống. Họ thường sợ bị đánh giá hoặc bị gây khó xử ở những chỗ đông người. Sự nhút nhát tác động tiêu cực tới các cuộc tiếp xúc xã giao của những người có tư duy cố định nhưng không gây hại cho các mối quan hệ xã hội của những người có tư duy phát triển. Trong khoảng 5’ đầu khi tiếp xúc cả 2 nhóm người nhút nhát có tư duy cố định và tư duy phát triển đều có vẻ rất lo lắng. Nhưng sau đó những người có tư duy phát triển thường thể hiện acsc kỹ năng xã hội tốt hơn, tỏ ra dễ mến hơn, và họ tạo nên 1 cuộc tiếp xúc thoải mái hơn.
- Các bậc phụ huynh, giáo viên, huấn luyện viên: các tư duy đến từ đâu?
Các bậc phụ huynh, giáo viên, huấn luyện viên của chúng ta thường hay đưa ra các lời khuyên quá mức, các lời khuyên như con thật thông minh, con giỏi như Engstein, Picasso,… nhưng chính các lời khuyên này lại có tác dụng ngược với các đứa trẻ vì rất dễ làm chúng đóng khung tư duy trong tư duy cố định. Chúng sẽ cố làm tránh các sai lầm để có thể chứng minh là mình thông minh và được khen ngợi mà lảng tránh các bài tập khó khăn để phát triển tư duy. Thực tế các lời khen thông minh, các lời chê ngu dốt, tối dạ, không học được là những lời sai lầm. Nó có thể làm đóng khung tư duy của trẻ em và dần dần định hình trong chúng rằng chúng ta ngu dốt không học được. Trong khi thực tế có rất ít người có trí não thấp tới mức không học được do các dị tật bẩm sinh. Tuyệt đại đa số đều có khả năng học tốt các chương trình học ở phổ thông hiện nay. Các lời khen ngợi quá mức có thể chỉ giới hạn sự thành công của trẻ nhỏ trong tư duy cố định, nhưng các lời chê chách có thể hủy hoại cả tương lai của trẻ khi nó gieo vào đầu trẻ các tư duy cố định sai lầm.
Khi phê bình, mọi người đều nghĩ nó mang tính xây dựng tích cực, vì vậy họ mới phê bình. Nhưng thực tế nó lại không hề hữu ích. Nó chứa đầy những đánh giá, phán xét về đứa trẻ. Mang tính xây dựng nghĩa là giúp đứa trẻ sửa chữa sai sót, tạo ra 1 sản phẩm tốt hơn, hoặc thực hiện 1 công việc tốt hơn. Sự đánh giá mang đúng sự thật, nó còn dậy cho em biết các học hỏi từ thất bại và là những gì cần thiết để thành công trong tương lai.
Các hình mẫu lý tưởng mà phụ huynh, thầy cô giáo đặt ra để gò ép học sinh vào các khuôn mẫu cũng là 1 thứ gây nguy hại cho trẻ em nhiều hơn là có lợi. Các hình phạt để ép buộc học sinh vào trong 1 khuôn khổ nhất định, cha mẹ, phụ huynh thường hay ép buộc, mong muốn con thực hiện 1 mục tiêu nào đó dù đó có thể không phải là mong muốn của con cái, đó chỉ là mong muốn của người lớn dù họ nghĩ đó là điều tốt nhất cho trẻ em.
Những giáo viên giỏi sẽ tin tuwongr vào sự phát triển của trí tuệ và tài năng, và họ hứng thú với quá trình học tập đó. Thầy cô sẽ coi tất cả các em đều có tài và tìm cách để chúng phát huy tài năng của mình thay vì theo cách truyền thống là coi đó là những đưa trẻ ngô dốt, cá biệt và loại khỏi môi trường học tập để học sinh đi nơi khác. 1 số cách các giao viên giỏi thực hiện như tạo ra 1 tiêu chuẩn cao và 1 bầu không khí nuôi dưỡng. Như họ yêu cầu đọc các tác phẩm kinh điển và từng học sinh phải trình bầy sự hiểu biết về nó ở từng chương 1 và từ đó tạo ra niềm đam mê đọc sách và tự học, tự tư duy để rèn luyện 1 tư duy phát triển.
Với các học sinh lười học, có thể do bị ảnh hưởng bởi sự chán nản do các lớp học cũ gây ra rằng họ không khôn ngoan, kém thông minh nên không thể học được thì cần cho học snh hiểu được rằng trường học được xây dựng nên là dành cho chúng, là 1 con đường giúp chúng phát triển trí tuệ, thì chúng sẽ không còn ý muốn phá hoại cuộc sống của chính mình nữa.
Các huấn luyện viên có tư duy cố định thường đòi hỏi các cầu thủ của họ phải chiến thắng, mục tiêu chỉ có chiến thắng còn cách làm việc như nào cũng có thể sử dụng. Họ ti vào tài năng bẩm sinh của các cầu thủ và nó là tiền đề để thành công trong các trận đấu, và khi thất bại họ sẽ đổ lỗi cho các cầu thủ vì đã phụ sự kỳ vọng của họ. Họ cũng đòi hỏi các cầu thủ không được phạm sai lầm trong trận đấu. Và rồi sau đó họ rất hay hủy hoại đội bóng lẫn chính bản thân họ khi phong độ suy sụp.
Với các huấn luyện viên có tư duy phát triển, đó là những người luôn chuẩn bị đầy đủ và nỗ lực hết mình trước mỗi trận đấu. Họ không phải người có tài năng tổ chức hay chiến thuật cao siêu. Ông không đòi hỏi các cầu thủ không được mắc sai sót, không bắt buộc các cầu thủ không được thua trận. Đội có thể bị dẫn điểm, nhưng bạn sẽ không bao giờ thất bại. Họ là những người có khả năng phân tích và khích lệ các cầu thủ. Nhờ đó, các huấn luyện viên có tư duy phát triển sẽ có thể giúp họ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có không chỉ trong thể thao mà còn trong cuộc sống nữa.
Thành công ru ngủ bạn. Nó khiến ngay cả những người tham vọng nhất trong chúng ta cũng trở nên tự mãn và bất cẩn. Việc chiến thắng và chiến thắng liên tục sẽ có thể làm bạn rơi vào tư duy cố định theo dạng “Mình sẽ chiến thắng bởi mình có tài năng. Do đó mình sẽ chiến thắng liên tục.”
- Thay đổi tư duy
Tư duy phát triển hoạt động dựa trên niềm tin vào sự thay đổi. Sự thay đổi này khi xuất hiện sẽ tạo ra các niềm tin mới, nó không ngay lập tức loại bỏ được các niềm tin cũ, nhưng nó mở ra các con đường khác để suy nghĩ, cảm nhận và hành động.
Con người thường có các cuộc thảo luận, đấu tranh trong nội tâm với các câu hỏi và trả lời liên tục. Người có tư duy cố định sẽ thấy vui mừng với các thông tin tốt và thông tin xấu khiến họ cảm giác tiêu cực rất mạnh mẽ. Những người có tư duy phát triển cũng luôn đặt ra và trả lời các câu hỏi nội tâm, nhưng mức độ phản ứng hung phân hay tiêu cực sẽ không quá mạnh mẽ như những người tư duy cố dịnh. Họ sẽ nhìn nhận theo những ý nghĩa phục vụ cho việc hỏi hỏi và dẫn đến các hành động mang tính xây dựng. Mình có thể học hỏi gì từ việc này? Mình có thể tiến bộ ra sao? Mình có thể giúp anh ấy/cô ấy làm việc này tốt hơn như thế nào?
Khi ta muốn làm 1 điều gì đó, muốn học, hay 1 vấn đề ta phải xử lý. Có rất nhiều câu hỏi quanh điều này cần ta trả lời. Bên cạnh việc ta vạch ra kế hoạch thực hiện nó theo tư duy phát triển, ta còn phải hình dung 1 cách cụ thể phương thức ta sẽ dùng để thực hiện kế hoạch đó.
Trẻ nhỏ trong quá trình phát triển lớn lên rất mắc phải tư duy cố định và thường cũng hay mắc phải điều này vì sự áp đặc của gia đình, nhà trường, thầy cô lên chúng. Cha mẹ cần rất nhiều thời gian công sức, và bản thân họ cũng phải sống với tư duy phát triển để dần dần định hướng con cái theo hướng tư duy phát triển thay vì tư duy cố định rất hấp dẫn bọn trẻ.
Sự thay đổi dù là mục đích gì: thúc đẩy sự nghiệp, hàn gắn 1 tổn thất, giúp con cái phát triển, giảm cân, hay kiểm soát cơn giận thì vẫn cần phải duy trì sự thay đổi đó. Con người thường dừng sự thay đổi khi thấy nó bắt đầu có hiệu quả và nhìn thấy được sự cản thiện. Nhưng sự thay đổi chỉ thật sự có ý nghĩa khi ta phải duy trì được thói quen mới đó. Việc dừng lại sẽ làm mọi thứ lại quay về như cũ và có phần còn tệ hơn so với trước khi sự thay đổi diễn ra.