Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc (The Psychology of Revolution) – Gustave Le Bon
Le Bon nổi tiếng nhất với cuốn sách Tâm lý học đám đông mà tôi vô cùng yêu thích, cuốn sách cần thiết cho mọi nhà đầu tư chứng khoán nên đọc. Nó phản ánh tâm lý nhà đầu tư trên thị trường rất rõ ràng. Tôi cũng hầu như đọc lại cuốn sách Tâm lý học đám đông hàng năm.
Cuốn sách Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của cá dân tộc ra đời trước cuốn Tâm lý học đám đông của ông. Cách viết của ông mang nặng tâm lý phân biệt chủng tộc nhưng cách nhìn về tâm lý học đám đông thì thật sự là chính xác và hợp lý. Tâm lý con người qua nhiều thế kỷ vẫn giống nhau khi đối mặt với các sự kiện, hiện tượng.
Trích trong sách: “Nhưng dù tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới đâu, thì ảnh hưởng của chủng tộc còn lớn hơn rất nhiều. Tâm hồn chủng tộc điều khiển vận mệnh các dân tộc, xác định các tín ngưỡng, thiết chế, và nghệ thuật của họ. Nó là quyền lực duy nhất mà không quyền lực nào khác có thể chống lại. Nó đại diện cho sức mạnh của hàng ngàn thế hệ, là sự tổng hợp tư tưởng của họ.”
- Những đặc trưng tâm lý của các chủng tộc
- Tâm hồn của các chủng tộc
Những đặc tính tinh thần và trí tuê mà sự kết hợp của chúng tạo nên tâm hồn của 1 dân tộc, là tổng hợp của toàn bộ quá khứ, là thừa kế của tất cả tổ tiên, những động cơ hành xử của dân tộc đó. Mặc dù mỗi cá nhân có sự khác biệt với nhau, nhưng trong 1 chủng tộc họ sẽ luôn sở hữu 1 số nhất định các đặc tính tâm lý chung và chúng cũng ổn định như các đặc tính giả phẫu cho phép phân loại loài.
Tổng hợp những yếu tố tâm lý có thể quan sát được ở mọi cá nhân thuộc 1 chủng tộc tạo nên bản sắc dân tộc. Các đặc tính của 1 dân tộc hình thành hình mẫu trung bình cho phép đĩnh nghĩa 1 dân tộc.
Khi quan sát 1 dân tộ xa lạ, các đặc tính duy nhất thu hút sự chú ý của chúng ta chính xác là đặc tính chung của tất cả cư dân của bản xứ sở đó, bởi chúng được lặp đi lặp lại liên tục. Mỗi cá nhân khổng chỉ là sản phẩm của cha mẹ gần nhất, mà còn là sản phẩm của chủng tộc, tức là của cả chuổi tổ tiên đi trước.
MỖi chúng ta có 3 loại ảnh hưởng: loại thứ nhất – quan trọng nhất, là ảnh hưởng của tổ tiên; loại thứ 2, ảnh hưởng trực tiếp của cha mẹ; loại thứ 3: là ảnh hưởng của môi trường, thương được cho là mạnh nhất, tuy nhiên lại là cái yếu nhất. Mỗi cá nhân mang đặc điểm chủng tộc dường như tạo thành 1 tế bào thành phần tạo ra chủng tộc mang trong mình như là 1 cá thể sống trường tồn, độc lập với thời gian. Cá thể này được hình thành không chỉ bởi các cá nhân đang sống ở hiện tại mà còn cả những người đã khuất, là tổ tiên của mình.
Sự đồng nhất về tình cảm, ý tưởng, tín ngưỡng và lợi ích được tạo nên bởi những tích lũy di truyền chậm chạp, mang đến cho cấu tạo tinh thần của dân tộc 1 bản sắc và tính cố định lớn. Nó đảm bảo cho dân tộc ấy 1 sự hung mạnh. Vì vậy, 1 sự hợp nhất nhiều chủng tộc khác nhau đã sống lâu dài trước đây thành 1 sẽ luôn luôn mất rất nhiều thời gian và công sức và cực kỳ khó khăn.
- Những giới hạn tính iến đổi của đặc tính các chủng tộc
Mỗi chủng tộc sẽ có 1 số thứ đặc trung tối giản mà gần như rất khó thay đổi trong họ. Nhưng bên cạnh đó, cũng có 1 số đặc tính phụ trợ sẽ có thay đổi theo thời gian. Vì vậy, cũng dân tộc đó nhưng ở các thời kỳ khác nhau sẽ mang những nét đặc trung khác nhau. Nhưng những nét đặc trung cốt lõi sẽ vẫn giữ như vậy rất rất lâu sau đó. Tính cách, tâm hồn con người sẽ bị thay đổi mạnh ở 1 số thời điểm đặc biệt.
Khi đánh giá các yếu tố khác nhau có khả năng tác động lên cấu tạo tinh thần của các dân tộc, chúng ta luôn thấy rằng chúng ảnh hưởng đến những khía cạnh phụ trợ và nhất thời của đặc tính, trong khi không hề chạm tới những yếu tố nền tảng, hoặc chỉ ảnh hưởng tới yếu tố nền tảng như là kết quả của sự tích lũy di truyền rất chậm chạp.
Chúng a cũng không kết luận đặc tính tâm lý của các dân tộc là bất biến, mà chỉ kết luận rằng, giống những đặc tính giải phẫu, chúng có 1 tính cố định rất cao. Chính vì tính cố định này mà tâm hồn các chủng tộc thay đổi rất chậm trong suốt dòng chảy qua các thời đại.
- Thứ bậc tâm lý của các chủng tộc
Phân loại thứ bậc các chủng tộc có thể chia làm 4 loại:
- Các chủng tộc nguyên thủy: là các chủng tộc mà ta không thể tìm thấy dấu vết nào của văn hóa. Họ vẫn ở thời kỳ gần với thú tính mà tổ tiên chúng ta đã trải qua vời thời kỳ đồ đá.
- Các chủng tộc hạ đẳng: đại diện là người da đen. Họ có khả năng đạt tới ngưỡng cơ bản của văn minh, và chỉ đạt đến mức này mà thôi. Nền văn minh của họ vẫn còn khá man rợ.
- Các chủng tộc trung bình: đó gồm những nền văn mình như Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản,,, họ đã sáng tạo loại hình văn minh cao cấp
- Những chủng tộc thượng đẳng: là dân tộc Ấn – Âu, đó là những chủng tộc duy nhất có những phát minh vĩ đại trong nghệ thuật, khoa học, và kỹ nghệ. Vì vậy họ đạt trình độ cao hơn so với các chủng tộc khác. Người Ấn Độ là chủng tộc thượng đẳng thấp nhất nhưng họ cũng đạt được trình độ cao trong nghệ thuật, văn học, và triết học mà người Mông Cổ, Trung Quốc chưa đạt tới. (cái này chưa chắc – người note)
Chủng tộc thượng đẳng hơn hẳn các chủng tộc hạ đẳng bơi họ có sự kiên trì, nghị lực, khả năng tự chủ, những khả năng ít nhiều xuất phát từ ý chí, và hệ thống đạo đức. Phẩm chất trí tuệ có thể bị biến đổi từ từ bằng giáo dục, tron gkhi các phẩm chất của tính cách hầu như thoát khỏi sự tác động của giáo dục. Không thể truyền các phẩm chất của tính cách từ dân tộc này sang dân tộc khác. Đây là những yếu tố nền tảng tối giản cho phép phân biệt cấu tạo tinh thần của những dân tộc thượng đẳng.
Tính cách, chứ không phải trí tuệ của mỗi dân tộc quyết định sự tiến hóa lịch sử của dân tộc và điều chỉnh số phận của họ. Cấu tạo tinh thân của các chủng tộc xác định quan niệm của họ về thế giới quan và nhân sinh quan, và do đó là cách hành xử của họ.
- Sự khác biệt lũy tiến của các cá nhân và chủng tộc
Ở các chủng tộc hạ đẳng, sự bất bình đẳng là rất ít và họ thường có cùng cấp độ tinh thần với nhau. Trong khi ở cấp độ thượng đẳng, sự bất bình đẳng về trí tuệ giữa các cá nhân và giới tính lại ở mức rất cao. Các cá nhân bình thường trung bình ở các chủng tộc này sẽ không có nhiều sự khác biệt, để so sánh các chủng tộc thưởng đẳng hay không ta phải so sánh tầng lớp thượng đẳng của chủng tộc đó với nhau.
1 dân tộc thưởng đẳng là ở đỉnh của kim tự tháp các dân tộc. Ở đó họ cũng có đại đa số là quần chúng nhân dân. 1 nhóm rất nhỏ là tầng lớp thông minh, đỉnh của kim tự tháp. Họ là 1 số nhỏ các nhà khoa học, nhà phát minh, nghệ sỹ, nhà văn ưu tú,… nếu thiếu đi họ thì dân tộc đó sẽ mất tư cách là 1 dân tộc thượng đẳng. Tuy nhiên, các cá nhân có sự khá biệt quá rõ ràng này rất dễ trở thành mục tiêu bị tiêu diệt hay áp bách vì có xu hướng muốn kéo họ về mức chung bình của chủng tộc hoặc để họ không đi quá xa so với những người khác. Các cá nhân kiệt xuất này thường thế hệ sau sẽ thoái hóa nhanh chóng và trở về mức trung bình của xã hội. Nhưng chính các cá nhân kiệt xuất này mới là độc lực tạo ra các chủng tộc thượng đẳng và giúp họ vươn lên phân biệt với phần còn lại của thế giới.
- Sự hình thành những chủng tộc lịch sử
Ta rất hiếm khi gặp các chủng tộc đích thực đúng nghĩa. Chúng ta chỉ gặp các chủng tộc lịch sử, tức là những chủng tộc được tạo nên bởi các ngẫu nhiên của các cuộc chinh phục, các cuộc di dân, chính trị,… và kết quả là hình thành 1 hôn hợp các cá nhân có nguồn gốc khác nhau.
Có 3 điều kiện cần thiết để các chủng tộc hòa nhập và hình thành 1 chủng tộc mới ít nhiều đồng nhất:
- Các chủng tộc lai giống không quá bất bình đẳng về số lượng: điều kiện này là quan trọng nhất.
- Chúng không quá dị biệt về đặc tính: đây là đặc tính quan trọng không kém. Nếu sự lai giống 2 dân tộc quá khác biệt thì sự thoái hóa sẽ nhanh chóng diễn ra và dân tộc thưởng đẳng rất dễ dàng mất đi vị thế trở thành dân tộc hạ đẳng ở các thế hệ con cháu.
- Chúng chịu những điều kiện môi trường giống hệt nhau trong thời gian dài: yếu tố này có tác động ít nhất tới sự hình thành chủng tộc lịch sử.
Vì vậy, các đế quốc xâm lăng các chủng tộc khác thường sau 1 vài thế hệ sẽ bị đồng hóa và biến mất cũng như mất đi thuộc địa của mình. Sau khi họ dùng vũ lực để chiếm được đất nước khác, nô dịch họ thì sau 1 thời gian chủng tộc bị nô dịch lại dùng bạo lực để lấy lại độc lập của mình.
Để 1 quốc gia có thể tự xây dựng và trường tồn, nó cần phải được hình thành chậm chạp, bằng sự pha trộn 1 cách chậm rãi từ những chủng tộc ít khác biệt, thường xuyên lai giống với nhau, sống trên cùng 1 mảnh đất, và cùng chịu tác động của 1 môi trường, cùng chung thiết chế và tín ngưỡng. Sau vài thế kỷ, các chủng tộc này mới có thể hình thành nên 1 quốc gia khá đồng chất.
Ở châu Âu, thế hệ đã già đi và kỷ nguyên hình thành chủng tộc mới cơ bản đã kết thúc, chỉ có các khu vực khác mới có thể hình thành các chủng tộc lịch sử mới được.
- Tính cách tâm lý các chủng tộc biểu hiện ra sao trong những yếu tố khác nhau của các nền văn minh của họ
- Các yếu tố khác nhau của 1 nền văn minh là biển hiện bên ngoài của tâm hồn 1 dân tộc
Những yếu tố khác nhau hợp thành 1 nền văn minh như ngôn ngữ, thiết chế,, ý tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, văn học phải được xem là biểu hiện bề ngoài của tâm hồn những con người tạo ra nó. Tầm quan trọng của các yếu tố này cũng như những biển hiện tâm hồn của 1 dân tộc lại rất khác nhau tùy theo từng chủng tộc và thời kỳ. Có chủng tộc thì có sự nổi trội trong văn học, có chủng tộc thì điều khắc, kiến trúc, có chủng tộc thì quân sự, công nghệ, thương mại,…
Ví dự như dân tộc Ai Cập, yếu kém trong văn học nhưng họ lại để lại các tác phẩm điều khắc và kiến trúc kinh ngạc. Dân tộc Hy Lạp cũng để lại điều tương tự. Nhưng người La Mã lại cho thấy sự yếu kém trong lĩnh vực này. Nhưng La Mã lại để lại nét đặc trưng vĩ đại ở 3 yếu tố khác là thiết chế quân sự, chính trị và pháp lý vẫn còn là mô hình tới ngày nay. Người Ấn Độ thì rất nổi bật về kiến trúc, triết học, và văn học.
Tuy nhiên, các nền văn minh phát triển quá cao về mặt trí tuệ và văn hóa thì thường bị sụp đổ bởi các nền văn minh thấp kém hơn nhưng lại có sức mạnh quân sự lớn do họ có các tính chất nhất định về cá tính và sự hiếu chiến. Các nền văn minh quá tinh tế thường sẽ rơi vào tình trạng yếu ớt về quân sự.
- Những thiết chế, tôn giáo, và ngôn ngữ đã thay đổi ra sao
Tác giả cho rằng các chủng tộc thưởng đẳng không thể áp đặt nền văn minh của họ lên các chủng tộc hạ đẳng bằng cách áp đặt thiết chế xã hội, văn hóa, tư tưởng, giáo dịch được. Họ cần thời gian rất dài để có thể có sự biến đổi nền văn minh của mình giống như cách 1 số tôn giáo làm được, họ phải trả qua hàng nghìn năm mới có thể thành công. Khi 1 dân tộc này đến đồng hóa 1 dân tộc khác, trả qua 1 quá trình dài dòng sẽ biến đổi thành 1 thứ gì đó lai giữa 2 dân tộc và cải biến đi so với cả dân tộc đến nô dịch lẫn dân tộc bị nô dịch. Các sự cải biến này là kết quả của việc lai giống và từ đó sẽ sinh ra các sự khác biệt. Các thiết chế cũng bị thay đổi, ngôn ngữ cũng thay đổi khi ngôn ngữ mới du nhập vào với ngôn ngữ bản địa và dần dần bị người dân bản địa thay đổi cho phù hợp với thói quen và logic của họ. Tôn giáo cũng tương tự khi nó được truyền thụ vào các nước thì cũng có sự biến đổi mạnh mẽ. Đạo phật ở Ấn Độ khác đạo phật ở Trung Quôc, cũng khác đạo phật ở Nepal…. Nhìn chung mọi thứ sẽ bị thay đổi khi du nhập vào từng dân tộc khác nhau để phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc.
- Nghệ thuật biến đổi như thế nào
Các công trình nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật là chủ đề tương đối dễ dàng hơn để đánh giá tâm hồn dân tộc so với các thiết chế và ngôn ngữ. Các cuốn sách cổ, các tác phẩm điêu khắc cổ, các kiến trúc cổ là những bằng chứng cụ thể để nghiên cứu và đưa ra phán đoán khách quan.
Văn minh Ai Cập được coi là nền văn mình thượng đẳng đầu tiên trên thế giới và nó hoàn thiện với kiế trúc xuất sắc, họ mong muốn tạo ra 1 nơi trú ngụ vĩnh cửu và đã tạo ra các công trình to lớn đồ sộ và tồn tãi vĩnh cửu từ đó tới nay. Từ nền văn minh này, có 3 nền văn minh khác học hỏi từ họ để phát triển là nền văn minh đen của Ethiopia, văn minh Hy Lạp và văn minh Ba Tư.
Nhưng Ethiopia đã gây thất vọng khi học hỏi nhưng không để lại được gì và không thể vươn lên tầm văn minh thượng đẳng. Nhưng Ba Tư và Hy Lạp thì từ các ý tưởng vay mượn được của Ai Cập đã dần dần phát triển cho riêng mình nền văn minh thượng đẳng đặc biệt là Hy Lạp với tầm ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ châu Âu về sau này. Trong khi Ba Tư đang trên đà phát triển huy hoàng mạnh mẽ thì bị Macedone đánh bại và hủy diệt nên bị dứt đoạn truyền thừa.
Nền văn minh Ấn Độ chịu rất nhiều sự xâm chiếm từ nhiều nền văn minh khác nhau từ châu Âu, Ả Rập và tạo cho họ 1 sự đa dạng văn hóa rất trên thế giới. Tại đất nước này có thể thấy cả từ thời nguyên thủy cho tới thời đại đồ điện, hơi nước. Nhiều nghiên cứu chỉ ra văn minh Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi văn minh Hy Lạp, nhưng tác giả đánh giá họ thừa hưởng từ nền văn minh Ba Tư và Assyria mà hình thành văn minh của mình. Nhìn chung về nguồn gốc cuối cùng vẫn là nền văn minh Ai Cập truyền bá ra. Nền văn minh Ấn Độ có sự bảo thủ cực độ khi gần đây các nền văn minh khác áp đặt vào đều bị từ chối đào thải khỏi nó. Họ chỉ áp đặc được trong 1 thời gian ngắn khi họ cai trị 1 phần Ấn Độ, nhưng không thể thẩm thấu xâu vào đất nước này để cải biến tâm hôn dần tộc Ấn Độ.
Đặc điểm nền tảng của kiến trúc Ấn Độ được tìm thấy khắp nơi trong văn học, kiến trúc đó là ngập tràn sự cường điệu, sự phong phú vô hạn về chi tiết, sự phức tạp đối lập hoàn toàn với sự đơn giản chính xác và lạnh lùng của nghệ thuật Hy Lạp. Tại Ấn Độ, có quá nhiều sự khác biệt nhau đôi lúc là cực kỳ sâu sắc trong kiến trúc, văn hóa, văn học nghệ thuật khi ở phía Bắc và phía Nam, phía Đông và Tây đất nước này. Nó tạo ra 1 sự mâu thuẫn trong tâm hồn dân tộc Ấn Độ thống nhất.
Kiến trúc Ấn Độ nói riêng và các nước phương Đông nói chung đều mang nặng yếu tố tôn giáo trong đó. Nhưng dù tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới đâu, thì ảnh hưởng của chủng tộc còn lớn hơn rất nhiều. Tâm hồn chủng tộc điều khiển vận mệnh các dân tộc, xác định các tín ngưỡng, thiết chế, và nghệ thuật của họ. Nó là quyền lực duy nhất mà không quyền lực nào khác có thể chống lại. Nó đại diện cho sức mạnh của hàng ngàn thế hệ, là sự tổng hợp tư tưởng của họ.
- Lịch sử các dân tộc được xem như hệ quả của đặc tính của họ
- Những thiết chế xuất phát từ tâm hồn các dân tộc ra sao
Nếu không hiểm tâm hồn của 1 dân tộc, các sự kiện trong lịch sử dân tộc sẽ bị coi như các biến cố ngẫu nhiên. Nhưng khi hiểu được tâm hồn dân tộc, đời sống của nó sẽ được xem là hệ quả không thay đổi và chắc chắn sẽ xả ra của những đặc tính tâm lý của dân tộc đó. Trong tất cả các biểu hiện về đời sống của 1 dân tộc, chúng ta luôn luôn tìm thấy tâm hồn bất biến của nó dệt nên số phận của chính mình.
Các thiết chế chính trị la nơi bộc lộ rõ nét nhất sức mạnh ngực trị của tâm hồn chủng tộc. Như tại nước Pháp, giai đoạn đó đã diễn ra liên tục các cuộc lật đổ, bạo loạn, thay đổi thể chế chính trị liên tục với đủ mọi loại hình thái. Nhưng dù thế nào thì họ cũng đều đi theo hướng tập quyền trung ương, người đứng đầu nhà nước có thể la nhà vua, hoàng đế, tổng thống,… thì đều bản chất đều thâu tóm quyền lực như nhau. Các bức xúc, mâu thuẫn, mong muốn sự đổi mới của chính quyền mới đều chỉ là các thay đổi bề ngoài.
Với người Anh, những người có cấu tạo tâm lý rất khác với người Pháp. Mặc dù họ có 1 quân vương đứng đầu, nhưng bản chất hành động của nhà nước luôn bị giảm xuống ở mức thấp và vai trò của cá nhân luôn được đưa đến tối đa, điều này trái ngược với các chủng tộc la tinh nơi mà sự ngự trị chuyên chế ở mức độ cao.
1 thiết chế có thể là vô cùng tốt với dân tộc này nhưng khi đem sang áp đặt ở 1 dân tộc khác thì nó lại có thể là làm hại cho dân tộc đó. Các thiết chế không có cái nào tốt nhất cũng như cái nào xấu nhất, nó chỉ là phù hợp với tâm hôn của dân tộc đó hay không.
- Áp dụng những nguyên tắc trên vào nghiên cứu so sánh sự tiến hóa của Hoa Kỳ và những nền cộng hòa châu Mỹ La Tinh
Châu Mỹ, được chia làm 2 phần Bắc và Nam được nối với nhau bởi 1 eo đất hẹp. Diện tích Bắc và Nam cơ bản như nhau, họ cũng được chinh phục bởi 2 chủng tộc đỉnh cao là Anh và Tây Ban Nha. Họ cơ bản cùng áp dụng thiết chế Cộng hòa giống hau nhưng định mệnh của họ lại hoàn toàn khác nhau.
Người Anglo-Saxon là những người đã lập nên đất nước Hoa Kỳ. Họ đã thừa hưởng được tâm hồn người Anh với nhiều tính cách giúp họ trở lên vượt trội. Họ là những người có nghị lực quật cường, sự chủ động rất lớn, khả năng kiềm chế bản thân tuyệt đối, ý thức độ lập dẫn đến sự thiếu chan hòa quá mức, hoạt động mang tính sức mạnh, ý thức tôn giáo rất mãnh liệt, giá trị đạo đức và ý tưởng bổn phận rất rõ ràng. Họ là những ngườ thực tiễn nắm bắt bản chất vấn đề khôn gbij lạc lối trong các ảo tưởng, sự lạc quan trọn vẹn của con người mà đường đời đã được vạch sẵn. Họ cũng có sự bảo thủ lớn khi cố gắng ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai có thể tác động lên họ. Họ tôn trọng sự tự do cá nhân, không can thiệp vào đới sống của người khác. Việc học hành là để cá nhân tự phát triển theo cá tính tốt nhất mà không phải theo cách học thuộc lòng như các nước la tinh theo thể chế chuyên chế tập quyền.
Khi họ đến châu Mỹ, họ đã nhanh chóng xâm lấn thành công và chiếm được mảnh đất này, tiêu diệt, xua đuổi các chủng tộc nguyên thủy tại đây và những người nhập cư ở các chủng tộc khác để áp đạp ý chí của mình lên vùng đất Hoa Kỳ. Sau 1 thế kỷ, vùng đất này đã hoàn toàn mang trong mình tâm hồn dân tộc Anglo-Saxon tương tự như ở Anh. Người Mỹ đã tự thành lập các doanh nghiệp lớn, liên kết với nhau để xây dựng cơ sở hạ tầng. Các cá nhân không có các phẩm chất kia sẽ rất khó sinh tòn tại đây, họ sẽ không thể thành công lớn nếu không có các phẩm chất như người Anh, họ chỉ có thể lam các công việc thấp kém như người da đen, người gốc Hoa làm khi đó. Chọn lọc tự nhiên tại Hoa Kỳ là cực kỳ khắc nghiệt, không ở đâu trên thế giới khắc nghiệt hơn tại Hoa Kỳ.
Nam Mỹ, là nơi có diện tích gấp 2 châu Âu, và dân số bằng 1/10 châu Âu. Đây là nơi sản vật tự nhiên tốt nhất thế giới, đất đai phì nhiêu thuận lợi. Ở đây có 4 triệu người Tây Ban Nha cư trú và phân chia khu vực thành nhiều nước khác nhau như Brazil, Argentina, Peru, Chile,… và cũng áp đặt thiết chế y hệt Hoa Kỳ vào. Nhưng Nam Mỹ lại cho thấy sự thất bại nặng nề, vùng đất nà vĩnh viễn là nạn nhân của tình trạng hỗn loạn dẫm máu, họ là thảm họa chính trị và kinh tế, chìm đắm trong sự phá sản, và chuyên chế. Họ thiếu các phẩm chất của người Mỹ nên áp đặt thể chế người Mỹ vào là sự thất bại lớn nhất với họ.
Đất nước Argentina là nơi hoang dã, thiếu văng đạo đức và ở đây không tìm thấy người dân bản địa kiểm soát nền kinh tế mà các công ty nước ngoài (Hoa Kỳ, Anh), chính trị thì được cai trị bởi 1 nhóm gia tộc đầu sỏ tập quyền thay vì tự do như Hoa Kỳ. Hệ thống chính trị tập quyền cao độ còn hơn cả chế độ Sa Hoàng Nga. Brazil là nước duy nhất ở giai đoạn đầu có sự thoát khỏi suy tàn này trong 1 thời gian, nhưng sau đso các cuộc cạnh tranh đấu đá cá nhân đã đưa họ quay lại vòng luẩn quẩn các nước Nam Mỹ khi liên tục phá sản và đổ vỡ kinh tế. Nền kinh tế dần bị nước ngoài kiểm soát và không có công ty lớn nào trong 10 công ty hàng đầu là của các doanh nhân Brazil. Đây là sự suy tàn khủng khiếp của chủng tộc Mỹ La Tinh so với những người cùng giai đoạn với họ là chủng tộc Hoa Kỳ.
- Sự thay đổi về tâm hồn các chủng tộc đã ảnh hưởng đến tiến hóa lịch sử của các dân tộc ra sao
Các nghiên cứu trên cho thấy lịch sử của 1 dân tộc không phụ thuộc vào các thiết chế của nó, mà phụ thuộc vào đặc tính, tức vào chủng tộc của họ. Sự hủy diệt của 1 chủng tộc thường sẽ do các yếu tố lai giống gây ra, việc kết hôn chéo sẽ làm mất đi sự thống nhất của chủng tộc và dần đi tới diệt vong.
Sự biến đổi từng bước của nền văn minh La Mã là ví dụ rõ nét nhất mà sự lai giống có thể hủy thoại 1 nền văn minh vĩ đại. Đế quốc La Man vĩ đại từng thống trị các nền văn minh Á – Âu – Phi suốt nhiều thế kỷ. Nhưng khi các người lính La Mã trải qua vài thế kỷ đã trở nên giầu có và là tầng lớp quý tộc thì đã không còn ham muốn tham gia chiến tranh nữa. Họ đã sử dụng những chủng tộc khác thay thế. Và sự sâm lấn từ từ này diễn ra nhiều thế kỷ. Người Barbares tôn sùng người La Mã và là những nô bộc nhiều thế kỷ, họ tham gia quân đội, quản lý địa phương, hành chính,… thay cho người La Mã và mặc dù không phải cố ý muốn tiêu diệt La Mã, nhưng chính họ đã làm chế độ La Mã dần ta rã và sụp đổ sau đó khi sau vài thế kỷ họ thay mặt La Mã cai quản các khu vực thì dần dần họ tự chủ và tự tách ra khỏi La Mã, mặc dù vậy, họ vẫn sùng bái và áp đặt thiết chế La Mã ở khu vực mình như trước đây và chỉ thay vì phục sự hoàng đế La Man thì họ tự đưa mình lên thành người trị vì khu vực của mình.
Ngày nay, nước Mỹ cũng đang đối mặt với áp lực lớn như vậy khi người nhập cư ở rất nhiều chủng tộc khác nhau đang đổ sô tới đây và làm giảm tỷ lệ của người Anh xuống. Các mâu thuẫn chủng tộc, sự lai tạp diễn ra khắp nơi có thể hủy hoai quốc gia này, làm cho nó tan rã thành các khu vực tự trị riêng như cách châu Âu hiện tại khi có rất nhiều nước khác nhau mà đều chung nguồn gốc La Mã xưa kia. Tất cả các vấn đề thuộc về lịch sử và xã hội luôn nằm trong vấn đề chủng tộc. Nó thống trị tất cả.
- Những đặc tính tâm lý của các dân tộc biến đổi ra sao
- Vai trò của tư tưởng trong đời sống các dân tộc
Lịch sử các dân tộc xuất phát từ những đặc tính tâm lý của các chủng tộc. Các tâm lý này sẽ biến đổi về lâu dài bằng những tích lũy di truyền chậm chạp. Sự tiến hóa của cấc nền văn minh phụ thuộc vào các biến đổi này. Có nhiều nhân tố có thể gây ra những thay đổi tâm lý. Các nhu cầu, sự cạnh tranh sinh tồn, tác động của 1 số môi trường, các tín ngưỡng, tiến bộ khoa học và công nghiệp, giáo dục, và các nhân tố khác…
Sự phát triển của các nền văn minh luôn được dẫn dắt bởi các tư tưởng nền tảng. 1 nền văn mình thành công sáng tạo ra 1 vài tư tưởng nền tảng trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, văn học hoặc triết học thì nó sẽ là nền văn minh rực rỡ. Các tư tưởng này thẩm thấu dần dần vào các cá nhân trong đó và khi được giá ngộ, họ sẽ bỏ qua các suy luận lý tính dù họ có thông minh đến đâu và tin tưởng mù quáng vào tư tưởng đó. Các tư tưởng nền tảng nhất này sẽ được tiêu hóa rất chậm chạp và lâu dài, vì vậy các nền văn minh thường có tính cố định rất dài trước khi có sự thay đổi nào đó xảy ra thật sự.
Tại châu Âu, ban đầu là 2 nền tảng tư tưởng chính là tư tưởng tôn giáo và tư tưởng phong kiến. Tới thời phục hung thì chúng biến đổi 1 chút thành tư tưởng của thế giới xưa Hy Lạp – La Mã, rồi quyền uy truyền thống lung nay và tư tưởng khoa học lên ngôi là lung lay tận gốc tư tưởng tô giáo truyền thống.
Dù tư tưởng khoa học, nghệ thuật, triết học, tôn giáo đi chăng nữa, chúng đều có chung 1 cách truyền bá gần như luôn luôn giống hệt nhau. Đầu tiên nó phải được chấp nhận bởi 1 nhóm nhỏ các tông đồ, nhưng người mà cường độ đức tin hoặc uy tín về danh tiếng đã ban cho tư tưởng đó 1 uy thế lớn. Các tư tưởng sẽ có tác động bằng sự gợi ý nhiều hơn là chứng minh. Người ta áp đặt tư tưởng của mình lên cộng đồng bằng uy tín, hoặc bằng sự nhiệt tình. Đám đông không bao giờ được thuyết phục bằng sự chứng minh, họ bị thuyết phục bằng sự khẳng định, và quyền uy của sự khẳng định này phụ thuộc vào uy tín của người phát biểu.
Khi các tông đồ thành công thuyết phục trong 1 vòng tròn nhỏ quanh họ, họ sẽ tạo ra những tông đồ mới, tư tưởng bắt đầu xâm nhập vào lĩnh vực thảo luận. Thoạt đầu nó dấy lên sự chống đối rộng rãi bởi nó buộc phải va chạm với nhiều tư tưởng xưa cũ đã được thiết lập. Các tông đồ sẽ hăng say bảo vệ nó dù thật sự họ cũng không biết tư tưởng mới có đúng hay không. Từ đó làm tư tưởng mới ngày càng được tranh luận nhiều hơn, rộng rãi hơn và hình thành 1 bên hoàn toàn chấp nhận nó và 1 bên hoàn toàn phủ nhận nó. Họ tranh cãi nhưng không ai thật sự chứng minh được nó đúng hay sai.
Nhờ sự tranh luận luôn nhiệt tình này, tư tưởng sẽ dần tiến bộ 1 cách chậm chạp. Các thế hệ mới nhận thấy tư tưởng đó bị tranh luận nhiều và dần dần có xu hướng tiếp nhận nó, chỉ bời vì nó được tranh luận. Giới trẻ luôn thèm khát độc lập và luôn có xu hướng chống lại cái cũ rất dễ dàng tiếp nhận và tin vào các tư tưởng mới vì nó giúp họ cảm thấy được tự do, thoải mái hơn. Dần dần, tư tưởng mới liên tục bành trước và chẳng mấy chốc không cần bất cứ sự hỗ trợ nào, nó cũng lan truyền khắp nơi đơn giản bằng cách bắt chước.
Ngay khi cơ chế lây lan nở rộ, tư tưởng bước vào giai đoạn phải thành công. Dư luận nhanh chóng chấp nhận nó. Bây giờ tư tưởng đã đạt được sức mạnh thâm nhập và dần khuyếch trương ở tất cả mọi người. Đồng thời tạo ra 1 bầu không khí đặc biệt, 1 cách suy nghĩ chung. Tư tưởng này len lỏi vào tất cả mọi quan niệm vafmoij sản phẩm của 1 thời đại. Tư tưởng này và các hệ quả của nó hợp thành ngôi nhà di truyền vững chắc và nền giáo dục áp đặt lên chúng ta. Nó chiến thắng và thâm nhập vào lĩnh vực tình cảm, nơi nó không còn gì để sợ hãi.
Các tư tưởng này khi tới quần chúng nhân dân, nó biến dạng rất nhiều nhưng quyền lực của nó lại được phóng đại lên tạo ra hàng triệu triệu người súng bái sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ niềm tin tư tưởng này. Chính điều này đã tạo ra các sự thay đổi mạnh mẽ trong chính trị, xã hội của họ. Niềm tin mãnh liệt này đã tạo ra các đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Kẻ thù đáng sợ nhất của đức tin chính là 1 đức tin khác. Những kẻ cuồng với nó và hành động mất đi lý trí.
Khi 1 tư tưởng mới chiến thắng, nó ghi dấu để sản sinh các kết quả, nó cần xâm nhập vào tâm hồn đám đông. Tư tưởng từ các đỉnh cao trí tuệ đó dần dần đi tới quần chúng, nó không ngừng biến đổi và thay đổi cho đến khi nó có được hình dáng có thể xâm nhập vào tâm hồn quần chúng và khiến nó chiến thắng. Nó cô đọng thành 1 số từ, từ đó gợi lên 1 hình ảnh mạnh mẽ, quyến rũ hoặc khủng khiếp, luôn luôn gây ấn tượng cho quần chúng và ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa của nó 1 cách dễ dàng. Và khi đã vào thế thì mọi thứ sẽ không thể đảo ngược được và các dân tộc sẽ trải qua giai đoạn thử nghiệm nó, phải mất hàng thế kỷ sau và có thể lâu hơn nữa khi tư tưởng trở nên già cỗi thì cái mới sinh ra mới dần dần thay thế được cái cũ.
- Vai trò của tín ngưỡng tôn giáo trong sự tiến hóa của các nền văn minh
Lịnh sử văn minh các dân tộc luôn có vai trò vô cùng to lớn của tôn giáo trong đó. Những tín ngưỡng tôn giáo luôn là yếu tố quan trọng nhất trong đời sống và lịch sử của các dân tộc. Những sự kiện lịch sử lớn nhất, những sự kiện có ảnh hưởng nhất là sự sinh ra và chết đi của các vị thần. Trong suốt lịch sử loài người, các câu hỏi nền tảng luôn luôn la những câu hỏi về tôn giáo.
Từ thủa bình minh của lịch sử, các thiết chế chính trị và xã hội đều hình thành trên những tín ngưỡng tôn giáo, và các vị thần luôn đóng góp vai trò quan trọng nhất trên sân khấu của thế giới. Các tín ngưỡng tôn giáo đã tạo ra các cuộc chiến tranh xâm lược, thánh chiến trong suốt chiều dài lịch sử thế giới. Các vị thần này tạo cho mọi người niềm hi vọng, nó làm cho họ trường tồn với thời gian.
Người châu Âu ngày nay thường bồn chồn, sốt ruột, bất mãn với số phận của mình. Trong khi người phương Đông thì luôn hài long với định mệnh của mình. Tinh thần tôn giáo đã giúp sự đồng nhất của 1 dân tộc trở nên nhanh chóng hơn thay vì qua yếu tố di truyền kéo dài nhiều thế kỷ.
- Vai trò của những vĩ nhân trong lịch sử của các dân tộc
Tại thời điểm cuốn sách ra đời, chỉ ở châu Âu mới hình thành 1 tầng lớp tinh hoa ưu tú vượt trội trong khi ở phương Đông không hề tồn tại. Điều này đã làm cho các nền văn minh tại châu Âu có cú nhẩy vọt lớn vượt lên trở thành các nền văn minh thượng đẳng so với phần còn lại của thế giới. Tầng lớp này xuất hiện là đại diện cho sự hoàn mỹ của 1 quá khứ lâu dài. Các phát minh, sáng chế của họ làm thay đổi lịch sử nhân loại và đưa chúng ta tiến lên mạnh mẽ vượt qua các giai đoạn tối tăm của tôn giáo, phong kiến thống trị lâu dài. Họ giúp đưa ra các tư tưởng mới thay thế các tư tưởng cũ trước đây, tại ra niềm tin mới.
Các vĩ nhân thực sẽ là những người tiên lượng được các nhu cầu của dân tộc và có các hành động phù hợp với nhu cầu đó. Từ đó họ mới tạo ra các giá trị lâu dài kéo dài về sau này. Các nhà phát minh thiên tài tạo rat hay đổi lớn trong lịch sử lâu dài thì không có ảnh hưởng gì trong quần chúng. Nhưng những kẻ cuồn tín, huyễn tưởng có nghị lực va đam mê mãnh liệt lại tạo ra được các tôn giáo, các đế chế hùng mạnh.
Những kẻ huyễn tưởng, những kẻ sáng tạo hoặc những kẻ truyền bá ảo tưởng như thế đã biến đổi thế giới 1 cách sâu sắc nhất. Các tư tưởng của họ vẫn áp đặt lên nhiều thế kỷ sau này dù nó là những điều phi lý đi chăng nữa. Người ta chỉ có thể dẫn dắt 1 dân tộc bằng cách trở thành hiện thân cho những giấc mơ của nó. Vì vậy, chính những tư tưởng, và do đó, nhưng ai thể hiện và truyền bá chúng, mới cai trị thế giới. Chính những tư tưởng viển vông nhất luôn làm cho con người cuồng tín nhất và đóng vai trò quan trọng nhất. Những kẻ cuồng tín là 1 phần của sức mạnh bí ẩn định hình nên thế giới. Họ đã quyết định những sự kiện quan trọng nhất mà lịch sử ghi chép lại dòng chảy của nó.
Mặc dù chỉ là các ảo tưởng, nhưng chính nhờ vào những ảo tưởng đáng sợ, vừa mê luyến vừa hão huyền này mà cho đến nay, nhân lại đã sống và tiếp tục sống và phát triển. Nó đem lại cho con người niềm hy vọng, và trong cuộc theo đuổi này chúng ta đã phát triển từ xã hội nguyên thủy tới xã hội hiện đại ngày nay. Trong sự theo đuổi này loài người đã thực hiện tất cả những tiến bộ mà họ không nghĩ đến khi theo đuổi các ý tưởng hoang đường của mình ban đầu.
- Sự phân ly đặc tính các chủng tộc và sự suy tàn của chúng
- Các nền văn minh nhạt nhòa và lụi tàn ra sao
Điều kiện môi trường duy trì sự cố định các đặc tính của tâm hôn dân tộc không tồn tại mãi được. Khi môi trường biến đổi mọi thứ sẽ dần biến đổi theo. Các khuynh hướng tinh thần từng đỏi hỏi bao thế hệ mới hình thành được có thể biến mất rất nhanh. Lòng dung cảm, sáng kiến, nghị lực, đầu óc kinh doanh, những phẩm chất của cá tính phải mất thời gian rất lâu mới đạt được cũng bị xóa sạch khi chúng không có cơ hội hoạt động. 1 dân tộc luôn luôn cần thời gian rất lâu đến 1 trình độ văn hóa cao, và đôi khi chỉ cần 1 thời gian rất ngắn để sa xuống vực thẳm suy tàn.
Mọi dân tộc bị suy tàn đều đến từ sự thay đổi về cấu tạo tinh thần, kết quả của sa sút về cá tính. Không có dân tộc nào biến mất do sự sa sút về trí tuệ cả. Đế chế La Mã bao đầu với những người có nhu cầu rất ít, họ có cá tính, có lý tưởng rất mạnh mẽ. Nhưng sau đso họ trở thành dân tộc vĩ đại với các nhu cầu thơ ca nhạc họa, nghệ thuật… và dần mất đi lý tưởng ban đầu từ đó dần dần tàn lụi. Mô hình tàn lụi này xảy ra ở mọi nền văn minh trên thế giới khi phát triển tới lúc chín muồi, sự giầu có xa hoa đã làm dân tộc quên đi ý chí chiến đấu và dần dần suy yếu rồi bị diệt vong bởi 1 dân tộc kém văn minh nhưng đầy ý chí dã tâm.
Phần này tác giả cũng có nhận định về chủ nghĩa xã hội mới manh nha ở châu Âu và đang bùng nổ mạnh mẽ với vai trò là 1 tư tưởng mới và đang dần thẩm thấu vào trong long châu Âu và đặc biệt ở nước Nga.
- Những kết luận tổng quát
Phần này tóm tắt lại các nội dung của các phần phía trên tổng hợp lại thành các ý cơ bản tóm gọn lại.