Những nguyên tắc nền tảng trong kinh doanh chứng khoán – John Boik
Cuốn sách viết theo dòng lịch sử của thị trường với khởi điểm từ năm 1897 với nhà đầu cơ vĩ đại đầu tiên nổi lên trên thị trường là Bernard Baruch. Cuốn sách này đề cập chủ yếu tới các nhà giao dịch theo xu hướng và không đề cập tới các nhà giao dịch theo cơ bản, giá trị, hay macro,…
1. Giai doan 1897 – 1909: Bernard Baruch nghiên cứu động thái của thị trường khi ông chuẩn bị đầu tư – 1 triệu phú ra đời nhờ chứng khoán công nghiệp
Khơi đầu thời kỳ mới của chứng khoán là vào năm 1889 khi Charles Dow cùng Edward Jonh sáng lập công ty Down, John and Company và giới thiệu tạp chí The Wall Street Journal vào ngày 8/7/1889. Sau đó năm 1896, Dow giới thiệu chỉ số trung bình Dow với năm khởi đầu là 1884 với 11 cổ phiếu ngành xe lửa là ngành mạnh nhất bấy giờ. Sau đó chỉ số này tăng lên 20 công ty vào tháng 10/1896. Sau đó chỉ số này được mở rộng ra 30 công ty và các ngành công nghiệp khác như hiện tại. Chỉ còn duy nhất GE còn tồn tại trong chỉ số Dow tới hiện tại, tuy nhiên GE cũng vừa bị loại khỏi chỉ số Dow trong năm 2018 vừa qua và hiện nay không còn công ty nào trong quá khứ những ngày đầu còn ở chỉ số Dow hiện tại.
Chỉ số Dow với khởi đầu ở 40,49 điểm. Hiện nay khoảng 25k điểm tức sau 138 năm.
Trong giai đoạn 1897-1909 này thị trường có khá nhiều sóng khởi đầu là khoảng 3.000 vụ sáp nhập mua bán doanh nghiệp diễn ra trong khoảng từ 1895-1904, trong đó riêng năm 1899 có 1.200 vụ và bùng nổ khi vụ sáp nhập cty thép lớn nhất nước Mỹ của Carnegie thành US Steel với giá 500tr usd là thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử lúc đó. Các thương vụ M&A lớn và liên tục diễn ra khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn này, lúc này Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau vương quốc Anh và đang vươn lên rất mạnh mẽ bởi các ngành thép, khai thác vàng và cũng thúc đẩy mạnh ngành đường sắt lên ngôi nhờ nhu cầu vận chuyển hàng hoá. Sau 6 năm đầu tiên đầu tư thất bại, Barych đã quan sát thấy thị trường đang đi lên mạnh mẽ và ông đã mua American Sugar, và xây dựng trạng thái dạng kim tự tháp. Sau giai đoạn tăng mạnh thị trường sụt giảm vào tháng 9/1897 và Baruch đã bán hết thu về 60k usd đầu tiên. 6 năm đầu tiên thất bại nhưng ông không bỏ cuộc, ông say mê đọc các cuốn sách về đầu tư, tìm hiểu về cách thị trường hoạt động để cải thiện hiệu quả đầu tư của mình. Sau khi sụt giảm năm 1897, thị trường giảm tới 1898 và bắt đầu tăng mạnh trở lại tới tháng 4/1899. Baruch nhận ra thị trường chứng khoán thực chất chỉ phản ánh tình hình kinh tế thời kỳ đó chứ không phải nguyên nhân gây ra tình hình kinh tế.
Cùng thời kỳ này, nhà đầu tư vĩ đại khác D. Wyckoff đàn trong giai đoạn nghiên cứu thị trường và chưa thực sự đầu tư mạnh vào thị trường. Ông cũng bắt đầu tham gia đầu tư chứng khoán và làm việc trong lĩnh vực này từ năm 15 tuổi, năm 31 tuổi ông phá sản nhưng vẫn kiên trì niềm tin với thị trường chứng khoán. Năm 1897, sau khi chủ tịch McKinley nắm quyền tại SEC, thị trường đã phụ hồi tăng rất mạnh, Myckoff đã tham gia trở lại vào năm này, ông nhận ra thị trường vận hành theo 1 kiểu chu kỳ luôn lặp lại. Nỗi lo sợ của các nhà đầu tư dẫn tới việc bán tháo cổ phiếu xảy ra do sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, các cty vay nợ quá mức để mở rộng, vay nợ quá nhiều để đầu cơ chứng khoán,…
Giai đoạn này huyền thoại Livermore cũng đã có những bước khởi đầu thành công, ông nua cp dẫn đầu thị trường khi đó là Northern Pacific với giá 115 usd, ông mua khi cp này phá vỡ điểm 100 usd. Sau đó ông bán đi với lợi nhuận vừa phải. Cp này sau đó tăng lên 1k usd/cp và giảm về 325 usd/cp, đã có vô số người short cp ở giá 116 usd/cp và phá sản thảm hại. Khi thị trường hoạt động sẽ có những lúc cp có mức giá vô cùng phi lý, sau đó cp này giảm về còn 150usd/cp.
Năm 1901, 1 loạt cp dẫn đầu bắt đầu suy yếu, các co chịu các đợt bán ra ào ạt vào ngày 8/5/1901, Wyckoff nhận thấy xu hướng lặp lại các chu kỳ cũng như việc các cp dẫn đầu bắt đầu tăng tới đỉnh điểm để rồi sau đó rớt giá xuống tận sàn.
Năm 1902, thị trường giao dịch khá bình lặng với kết thúc năm bằng đầu năm. Do tình trạng đình trệ này Wyckoff, Baruch đã bán hết cp và cầm full tiền mặt chờ đợi cơ hội thị trường.
Năm 1903, thị trường phục hồi yếu ớt đầu năm, tới tháng 3/1903 thị trường bắt đầu sụt giảm và cơn hoảng loạn xuất hiện, kết thúc năm chỉ số Dow -24%, chỉ số đường sắt 20-Railroad -54%. Sau khi nhiều người từ bỏ thị trường, và hầu hết cho rằng thị trường đã kết thúc thì thị trường bắt đầu đảo chiều. Các nhà giao dịch lớn bỏ mặt các ý kiến trên thị trường, họ luôn đề cao cảnh giác đối với thị trường và tìm kiếm những bước ngoặt thị trường. Vào cuối năm 1903, thị trường bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại trong 2 tháng cuối năm nhưng thị trường vẫn còn tiếp tục trì trệ trong 7-8 tháng sau đó.
Đầu năm 1904, rất nhiều cp hàng đầu đã giảm giá 70-80% so với mức giá cao nhất của nó. Sau khi thị trường yên ắng 1 thời gian sau chu kỳ sụt giảm dài hanh thì sẽ thường dẫn đến 1 xu hướng đi lên. Sụt sụt giảm tự nó điều chỉnh vì việc bán ra rồi cũng phải kết thúc. Năm 1904 này chỉ số Dow đã tăng tới +42%, năm 1905 tiếp nối đà tăng với mức tăng +38% và trong chưa đầy 2 năm chỉ số Dow đã tăng gấp 2 lần. Các nhà giao dịch ck lớn đều kiếm bộn tiền giai đoạn này.
Wyckoff đã đúc rút ra 2 bài học lớn là: Phải giữ cho hạn mức lỗ của mình ở mức thấp nhất và phải gạt bỏ cảm xúc khi giao dịch.
Năm 1906, thị trường có dấu hiệu chững lại và sụt giảm từ hơn 100 điểm Dow về quanh 80 điểm. Các cp hàng đầu bắt đầu suy yếu, cả Livermore và Baruch đều thực hiện các vị thế short từ năm 1906 và gia tăng mạnh vào 1907. Thị trường sụp đổ năm 1907 và giảm về đáy 40 điểm Dow, sau khi J.P Morgan đảm bảo cấp vốn cho thị trường chứng khoán thị trường mới ổn định trở lại và kết thúc năm chỉ số Dow -38%. Cả Livermore và Baruch đều kiếm được mỗi người khoảng 3tr usd trong giai đoạn này.
Năm 1908, sau 2 tháng đầu năm giảm nhẹ thị trường đã bắt đầu hồi phục và đi lên mạnh mẽ từ tháng 6, kết thúc năm chỉ số Down tăng +47% lên 85 điểm và 1909 tiếp tục tăng 15% nữa và vượt 100 điểm. Thị trường quay lại như chưa hề có đợt sụp đổ trước đó. Wyckoff đax đúc kết các kinh nghiệm sau:
Nhận diện xu hướng thị trường
Cung-cầu có ý nghĩa hàng đầu trên ttck
Klgd của thị trường và biến động giá của cp là cực kỳ quan trọng
Giữ hạn mức lỗ tối thiểu là nguyên tắc số 1
Trong giai đoạn 1897-1909 có tổng cộng 156 tháng thì có tới 3 đợt suy thoái với số tháng kéo dài lần lượt là 19, 24, và 14 tháng. Điểm số khởi đầu ở mức 40 lên 100 và về lại 40 sau đó tạo lại lên lại vượt 100 vào năm 1909. Tổng số tháng suy thoái tới 57 tháng chiếm 36,5% số tháng trong khoảng thời gian này. Điều thú vị là: Thị trường sụt giảm/hoặc đình trệ trước mỗi giai đoạn suy thoái và tăng 1 cách mạnh mẽ ngay sau khi cơn suy thoái chính thức kết thúc.
Giai đoạn 1910-1919: Những thời điểm tạo cơ hội làm giầu
Nửa cuối năm 1909 thị trường trì trệ và bắt đầu giảm trong năm 1910 với mức -25% của chỉ số Dow và sự trì trệ này kéo dài tới 25 tháng tới tận tháng 1/1912. Sự trì trệ này 1 phần vì sự kiểm soát mạnh của chính phủ với thị trường sau giai đoạn sụp đổ ngân hàng năm 1907, 1 số cty độc quyền bị giải thể như Standard Oil, American Tobacco, hay các cty siêu lớn bị kiểm soát như US Steel, Dupont,…giai đoạn này Livermore phá sản do đầu cơ bông theo quan điểm tư vấn của Percy Thomas. Ngheo theo lời khuyên từ người khác là cách kiếm tiền rủi ro nhất trong bất kỳ thị trường nào. Tuy nhiên, trong thị trường trì trệ không có mấy cơ hội thì càng giao dịch khả năng mất tiền càng cao.
Trong giai đoạn này Baruch thể hiện đẳng cấp hơn hẳn các nđt khác trên thị trường, ông giữ được lợi nhuận của mình và không giao dịch. Tránh xa thị trường với các cơ hội kiếm tiền bị hạn chế là 1 quyết định khôn ngoan. Thời gian đứng ngoài này ông dùng để phân tích nghiên cứu đào sâu để chờ đợi cơ hội tiếp theo.
Sau năm 1912 tăng nhẹ khoảng 8% của chỉ số Dow, thị trường lại tiếp tục suy thoái 2 năm tiếp theo từ năm 2013-2014, năm 1914 rất nhiều thị trường chứng khoán do chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra và giá các cp sụt giảm rất mạnh. Thị trường ck NewYork cungc tạm đóng cửa 1 thời gian và mở lại vào cuối năm 1914. Khối lượng giao dịch thấp nhất kể từ đầu thế kỷ 20 và chỉ số Dow năm đó giảm -31%.
Cuộc suy thoái kết thúc năm 1915 khi người Mỹ nhận ra Mỹ hưởng lợi lớn từ cuộc WWI. Các cty đơn đặt hàng tăng vọt, lợi nhuận tăng mạnh mẽ ở các cty hàng đầu như Bethlehem Steel, U.S Steel, GM, GE,…khối lươngj giao dịch cũng tăng mạnh so với năm 1914. Trong giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh mẽ này các nhà giao dịch sẽ mua các cp dẫn đầu thị trường và đừng vội vã bán chúng đi khi chúng đang sinh lời.
Sau 7 tháng đi ngang, thị trường tiếp tục tăng mạnh trong năm 2016 và lạp đỉnh vào tháng 11/1916, các cp hàng đầu có mức tăng 9,5-14 lần so với giá năm 1914. Lợi nhuận quá lớn và xuất hiện sự suy thoái. Khi các cp đầu bảng lên đến đỉnh điểm, bắt đầu sụt giảm, và rất khó có thể tăng trở lại sau đó. Chứng cần rất nhiều thời gian để vượt được mức tăng quá độ trước đó.
Giai đoạn này Livermore bắt đầu xây dựng trạng thái bán khống các cp hàng đầu. Năm 1917, tin đồn Mỹ tham chiến vào WWI lan rộng và thị trường bắt đầu lo lắng. Vào ngày 6/4/1917, Mỹ tuyên bố tham chiến và thị trường tiếp tục sụt giảm -25% vào năm 1917. Các cp hàng đầu giai đoạn 1915-1916 có mức giảm rất lớn với sự mất giá từ 75-95% giá trị so với đỉnh.
Giai đoạn thị trường kém hấp dẫn này Wyckoff cũng gặt hái được rất nhiều thành công và ông đúc rút ra các kinh nghiệm:
Chỉ giao dịch khi xu hướng thị trường đã được xác định
Tránh xa những thị trường đứng giá hoặc vô định
Sử dụng chiến thuật kim tự tháp với vị thế sinh lợi của mình để đa dạng hoá các nguồn thu của mình
Tuân thủ tuyệt đối chính sách cắt giảm thua lỗ theo hanh mức. Chính sách của ông là 3 giá theo giá vốn
Luân tập trung vào chỉ 1 vài cp vào 1 thời điểm <10cp
Chỉ giao dịch với những cp hàng đầu thưch thụ trong các ngành mũi nhọn.
Năm 1918, thị trường giai đoạn đầu khá yếu ớt nhưng cũng bắt đầu khởi sắc khi quân Đức đầu hàng trong WWI. Kết thúc năm thị trường tăng nhẹ +8% ở chỉ số Dow.
Năm 1919, sau chiến tranh NY với FED được thành lập trước đó đã tài trợ vốn cho nền kinh tế phục hồi, NY thành trung tâm tài chính thay thế London, Mỹ thành nền kt lớn nhất thế giới thay thế cho Anh và thị trường bắt đầu khởi sắc. Lãi suất được FED kéo giảm và chính sách tín dụng nới lỏng. Các ngành sản xuất công nghiệp và thiết bị đường sắt bùng nổ do nhu cầu tái thiết châu Âu sau chiến tranh. Thụ trương giao dịch sôi động với kkgd tăng lên cao nhất trong lịch sử hien 318k cp giao dịch trong năm.
Tuy nhiên, tháng 11/1919, FED lần đầu tiên tăng lãi suất kể từ khi thành lập năm 1913. Thị trương bắt đầu suy yếu vào tháng 11/1919 và sự trì trệ bắt đầu.
Giai đoạn này đầy biến động với 47,5% thời gian giao dịch là rơi vào trạng thái suy thoái. Tuy nhiên, những người xuất sắc nhất vẫn chiến thắng được thị trường nhờ sự kiên trì chăm chỉ làm việc và tuân thủ kỷ luật của họ.
3. Giai doan 1920-1929: Các nhà giao dịch chứng khoán khôn ngoan biết cách tạo ra và bảo toàn lợi nhuận.
Mở đầu năm 1920, thị trường khởi đầu với sự suy thoái kéo dài 19 tháng và chỉ số Dow lại rơi về 75 điểm. Trong thời gian này 1 số ngành công nghiệp mới ra đời như vô tuyến điện, các ngành công nghiệp liên quan tới tiêu dungg bắt đầu xuất hiện bên cạnh các ngành công nghiệp sản xuất đã có. Wyckoff giai đoạn này đã mở cty nghiên cứu với 2 bộ phận là giao dịch theo xu hướng và nghiên cứu phân tích để quyết định đầu tư.
Năm 1921, thị trường vẫn tràn ngập trong khó khăn khi nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiêph kỷ lục, 1 số cty từng dẫn đầu thị trường sụp đổ. Vào giữa năm, tổng thống Harding nhận chức, FED bắt đầu giảm lãi suất và thị trường đã thực sự kết thúc suy thoái vào tháng 7/1921. Mức lãi suất từ 7%/năm vào đầu năm đã giảm còn 4,5%/năm vài cuối năm 1921. Để thành công trên thị trường thì chúng ta cần phải tiên liệu các điều kiện kinh doanh khoảng 6 tháng đến 1 năm để nắm bắt thông suất về việc thị trường thực sự xác định giá trị cho cp như thế nào.
Năm 1922, thị trường tiếp nối đà cuối năm 1921 và sự đi lên chậm nhưng khá chắc chắn. Kêt thúc năm thị trường tăng lại ở mức Dow gần 100 điểm với mức tăng +22% trong năm.
Năm 1923, thi trường tiếp tục tăng trong giai đoạn đầu năm sau đó giao dịch không có xu hướng và kết thúc năm giảm -3%. Tuy nhiên, năm này klgd đã tăng mạnh với klgd bình quân 860 triệu cp/phiên, các phiên tăng có klgd lớn và các phiên giảm có klgd thấp.
Gerald Loeb, 1 nhà đầu tư huyền thoại cũng bắt đầu đầu tư vào năm 1923 này. Ông thừa kế 13k usd từ cha và kiếm được 25k ngay sau đó. Tuy nhiên, từ nguồn tin nội bộ ông mua cp bằng ký quỹ 10% và gần như phá sản khi giá cp sụt giảm. Sau đó, mệ ông bán nữ trang giúp ông 10k usd để tiếp tục. Ông mua 1 cp dầu mỏ cũng từ nguồn tin nội bộ và cp này lại giảm 90% và ông lại phá sản lần 2. Sai lầm của ông rất rõ ràng khi cố gắng gỡ gạc khi thị trường không thật sự có cơ hội. Ông nhận ra sai lầm khi mua theo các thông tin mà thiếu sự tự nghiên cứu. Để trở thành 1 nđt thành công, sự kiên nhẫn chính là 1 đặc điểm mà 1 người thành đạt cần phải có, cùng với việc phải biết học hỏi từ người thầy tốt nhất: Sai lầm của bản thân.
Năm 1924, thị trường có đợt tăng nhẹ trong tháng 1, sao đó lại sụt giảm trong tháng 2 tới tháng 5. Từ tháng 6, thị trường đã tỏ ra cạn kiệt nguồn cung bán tháo và bắt đầu đi lên. Klgd tiếp tục tăng mạnh lên vượt 1tr cp/phiên. Thị trường tăng mạnh trong năm chỉ số Dow lên mức cao nhất trong lịch sử 125 điểm tương ứng +26%.
Năm 1925, thị trường không có sự suy giảm nào đáng kể và tăng đều đặn và kết thúc năm chỉ số Dow ở mức 150 tương ứng mức tăng +30%. Giai đoạn này là khởi đầu của 1 kỷ nguyên thị trường tăng giá mới. Nước Mỹ lạc quan về tương lao, klgd tiếp tục tăng mạnh lên hơn 1,7tr cp/ngày. Tỷ lệ lãi lỗ các nhà giao dịch thành công đạt mức 3,5:1.
Năm 1926, thị trường tiếp tục tăng trong 2 tháng đầu năm và bắt đầu đuối sức sau giai đoạn tăng mạnh trước đó. Sự sụt giảm củng cố này là điều bình thường do những phản ứng của con người khi mọi người có khuynh hướng thu về lợi nhuận ở những thời điểm nhất định và các cp bắt đầu hình thành nên những cơ sở mới. Khi nắm giữ cp bảo thủ có thể lãi 15% khi thị trường tốt đẹp nhưng khi đảo chiều có thể mất sạch lợi nhuận trong khi cầm 1 cp có tính đầu cơ khi thị trường tăng có thể tăng 200% và khi đảo chiều có thể giảm 30% nhưng tổng thể vẫn có lợi nhuận tốt. Từ quan sát đó Loeb đã xác định 2 quan điểm đầu tư của mình: Chỉ tập trung vào 1 số cp đầu bảng mạnh và sự linh hoạt trên thị trường là kỹ năng quan trọng nhất. Nửa cuối năm 1926, thị trường bị bán ồ ạt và mất hết mức tăng trong giai đoạn đầu năm và kéo dài tình trạng này trong 14 tháng tiếp theo.
Năm 1927, đang trong suy thoái kinh tế nhưng thị trường chứng khoán lại bật dậy rất tích cực. Thi trường đã tăng đều đặn nhờ dòng tiền tham gia vào thị trường liên tục gia tăng. Tại thời điểm đó tín dụng mua oto tăng vọt kéo giá cp ngành oto lên cao mạnh mẽ thành các cp đầu bảng để đầu tư. Tín hiệu đầu cơ cao độ cũng ngày cnagf rõ nét khi lượng cho vay chứng khoán tăng 40% trong khi cho vay thương mại chỉ tăng 12%. Kỷ nguyên đầu cơ bùng nổ khi ngành hàng không cất cánh với thành công bay thử nghiệm thành công của anh em nhà Wright khiến cp cty này tăng từ 25$ lên 245$ trong vòng 19 tháng. Sức mạnh của đám đông lên rất cao khi rất nhiều cp giá tăng vượt quá xa giá trị của chúng.
Khi ơt giai đoạn đầu cơ cao này, Baruch tượng đài lớn nhất về đầu tư ck lúc đó đánh giá giad giao dịch của GM quá cao so với giad trị thật của chúng. Ông đã tiến hành short sell cp đó bất chấp thị trường đang vận hành theo hướng đi lên mạnh mẽ. Thương vụ này làm Baruch thua lỗ 405k usd cay đắng. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ rằng bạn đang đúng bất chấp tình hình hay hoàn cảnh nào đó, bạn có thể tự đưa mình vào rắc rối trên thị trường chứng khoán, và điều đó cuối cùng khiến cho bạn phải trả giá bằng 1 số tiền lớn. Ngay cả những nhà đầu tư vĩ đại nhất cũng có thể mắc sai lầm, vì vậy tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ với nhà giao dịch là điều cần thiết nhất. Các ý kiến cá nhân và việc chống lại thị trường có thêt nguy hiểm và trả giá đắt, ngay cả khi bạn có tất nhiều năm kinh nghiệm và thành công trên thị trường. Kết thúc năm 1927, tị trường tăng +29% so với đầu năm và lên mức 200 điểm cao nhất trong lịch sử.
Năm 1928, thị trường tiếp tục đi lên mạnh mẽ đặc biệt các ngàn công nghiệp mới bùng nổ như oto, truyền thanh, hàng không, truyền hình, film mầu. Lợi nhuận các cty bùng nổ và giá của chúng cũng cất cánh mạnh mẽ với mức tăng 5-15 lần trong 2 năm. Thị trường trong năm tăng nhẹ trong 2 tháng đầu năm và sụt giảm nhẹ trong 3 tháng. Từ tháng 7 thị trương lại tăng mạnh mẽ trở lại và kết thúc năm tăng +28%. Các nhà giao dịch lớn đã bắt đầu các vị thế short thăm dò vào cuối năm 1928 như Livermore, Baruch. Tuy nhiên, Baruch tỏ ra không thành công khi bán do ông chuyển văn phòng về sát phố Wall và bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông ở đây. Vào cuối năm 1928, lo ngại thị trường quá nóng, FED đã tăng lãi suất 3 lần từ 3,5% lên 5% và bắt đầu tạo ra các tín hiệu tiêu cực cho thị trường. Kết thúc năm chỉ số Dow tiếp tục lên cao ở mức 300 điểm và thị trường liên tục tạo ra các đỉnh cao mới trong lịch sử.
Năm 1929, năm đánh dấu bước ngoặt thị trường Mỹ. Số lượng nhà đầu tư mới tham gia tăng chóng mặt, cơn sốt đầu cơ cp bùng nổ mạnh mẽ khắp mọi nơi trên nước Mỹ. Trong giai đoạn 1921-1929, Gnp của Mỹ tăng 50%, năng suất lao động tăng 40% tạo là sự hưng phấn cao trong các nhà đầu tư. Số lượng tài khoản ký quỹ tăng vọt từ 3,5% lên 20%, hàng loạt cty lớn bỏ bê kinh doanh chính đổ tiền vào thị trường chứng khoán, các nđt nhỏ lẻ bỏ làm ra sàn giao dịch kiếm tiền, tổng tín dụng đổ vào chứng khoán lên tới 40% dư nợ tín dụng, Fed tăng mạnh lãi suất lên 12%/năm nhưng vẫn không ngăn được cơn đầu cơ điên loạn khi đó. Giai đoạn này Các nđt thành công thực hiện giao dịch rất nhanh và luôn cảnh giác với sự sụp giảm bất ngờ của thị trường có thể xảy ra. Klgd cũng tăng rất mạnh trong giai đoạn này do dòng tiền mới và các nđt cũ thực hiện giao dịch nhanh thường xuyên hơn. Thị trường chính thức lên tới đỉnh vào 3/9/1928 ở mưcd 381,17 điểm, tăng 90% trong 14 tháng và 4 lần kể từ đầu đợt tăng giá mạnh này. Kể từ ngày 29/10, ngày được coi là ngày lập đỉnh đảo chiều, chỉ số Dow đã giảm -45% trong thời gian rất ngắn và gây hoảng loạn nhất trong lịch sử nước Mỹ từ xưa tới tận bây giờ.
Giai đoạn 1930-1939: Sự kiên nhẫn và linh hoạt mang tới thành công
Năm 1930, sau cuộc đại sụp đổ cuối năm 1929, thị trường lỗ lực hồi phục vào đầu năm 1930 từ khoảng tháng 1-4 với điểm số Dow quay lại 300 điểm. Trong thị trường này các nhà giao dịch vĩ đại 1 số tiến hành giao dịch rất nhanh tránh thua lỗ lớn, 1 số đứng ngoài thị trường và 1 số tiến hành các vị thế short rất lớn. Nhìn chung mỗi nhà giao dịch phải tự tìm ra phương cách giao dịch trên thị trường phù hợp nhất với tính cách và sở trường của mình.
Sau 3 tháng phục hồi đầu năm 1930, thị trường có đợt giảm rất manh htuwf tháng 4/1930, sau đó thị trường phụ hồi nhẹ và lại tiếp tục giảm mạnh. Thị trường kết thúc năm 1930 chi so Dow rơi -34% từ mức 250 về 165 điểm. Đây là năm giảm lớn thứ 2 trong lịch sử chỉ số Dow sau năm 1907 (-38%). Giai đoạn đầy thách thức này đã tôi luyện Loeb thành nđt vĩ đại sau đó, Baruch thì rời thị trường nghỉ ngơi. Giai đoạn này các nđt rất chú ý thấy rằng rất khó để dự báo được đáy và đỉnh, chủ có tuân thủ các quy tắc giao dịch để tồn tại.
Năm 1931, thị trường có đợt phục hồi mạnh mẽ lần thứ 3 trong 2 tháng đầu năm. Tuy nhiên, sang tháng 3 thị trường tiếp tục suy sụp tới hết tháng 5. Tháng 6 phục hồi nhẹ và lại tụt dốc trong tháng 7-9. Tháng 10 thị trường tiếp tục có lỗ lực phục hổi với phiên tăng mạnh nhất trong lịch sử chỉ số Dow (+14,87%) nhưng sau đó không có lực mua manh tiếp theo và thị trường là suy sụp. Kết thúc năm 1931, chỉ số Dow giảm cao nhất trong lịch sử của nó với mức giảm -53% (ve lai 75 diem). Nền kinh tế Mỹ cũng trì trệ như thị trường chứng khoán, các ngân hàng phá sản liên tiếp, kinh tế khủng hoảng trầm trọng, các khoản vay margin mất khả năng thanh toán. Mọi thứ chìm vào khủng hoảng trầm trọng nhất trong thế kỷ 20.
Năm 1932, thị trường tiếp tục sụp đổ trong 7 tháng đầu năm và chỉ số Dow rơi về 41,22 điểm vào ngày 8/7, tinh từ tháng 9/1929 chỉ số Dow đã giảm -89,5% về mốc gần như bắt đầu lập chỉ số. Đợt sụt giảm này kéo dài tới 34 tháng. Sao khi tạo đáy, thị trường đã vươn lên mạnh mẽ với 4 ngày tăng mạnh liên tục tạo ra các phiên bùng nổ theo đà (theo cách nói của O'Neil). Chỉ trong 2 tháng 7-8, chỉ số Dow tăng gấp 2 lần nhưng sau đó ám ảnh về đợt sụt giảm trước đó đã khiến áp lực bán tháo xảy ra mạnh và kết thúc năm chỉ số Dow lại rơi về 65 điểm -23% so với đầu năm nhưng vẫn cao hơn +57,7% so với đáy của nó ngày 8/7. Sau đợt phục hồi mạnh mẽ này, các cp đầu bảng giai đoạn cũ vẫn tiếp tục đi xuống và liên tục phá các đáy. Anaconda -98,3%, NY Central -96,5%, RCA -97,9%, GE -91,2%.
Trong giai đoạn khó khăn này, Loeb đã giao dịch tích cực hơn với quy mô nhỏ hơn để kiếm lời, Baruch thì đầu tư vào vàng. Năm 1932 GDP của Mỹ chỉ còn bằng 2/3 của năm 1929. Lãi duất cho vay tại Mỹ khi đó leo lên 20%/năm, quá trình mỏ rộng kinh doanh rất khó khăn. Lợi nhuận các cty từ mức 9,6 tỷ $ năm 1929 rơi về 0,8 tỷ $ năm 1931, và bắt đầu phục hồi lên 3 tỷ usd năm 1932 và tiep tục tăng nhẹ lại năm 1933. Khi mọi thứ đang màu hồng và như thể thời khắc huy hoàng kéo dài mãi mãi thì thị trường lại đưa ra dấu hiệu về 1 tầm nhìn khác hơn. Vào năm 1929, lợi nhuận các cty bùng nổ, nhưng thị trương lại sụp đổ vào đúng giai đoạn bùng nổ lợi nhuận đó. Sau đó tình hình kinh doanh bắt đầu đi xuống, thất nghiệp tăng vọt (năm 1929 thấp nghiệp 1,5 triệu khoảng 3% thì năm 1932 là 12,8 triệu khoảng 25%). Lãi suất phi mã từ 3% lên 20%. Quá trình này làm kéo tụt nhu cầu tiêu thụ và sản xuất cũng suy giảm mạnh và lợi nhuận các cty giảm mạnh thành vòng suy thoái khủng hoảng. Sx công nghiệp của Mỹ đã giảm 50% trong giai đoạn này.
Năm 1933, thị trường tiếp tục đà giảm giai đoạn cuối năm 1932 thêm 2 tháng và chỉ số Dow rơi về 50 điểm. Nước Mỹ khi đó có vị tổng thống mới Roosetvelt, ông đa tiến hành xoá bỏ chế độ bản vị vàng, cưỡng chế mua lại vàng trong dân với giá 35$/oz, ra luật chứng khoán 1933, UBCK My SEC, kiểm soát chặt hơn các công ty môi giới, cty niêm yết để bảo vệ nhà đầu tư. Cùng năm này, nền kinh tế cũng chính thức tạo đáy vào tháng 3-4/1933. Thị trường chứng khoán đã tăng mạnh mẽ trong 5 tháng liên tiếp và chỉ số Dow tăng 100% lên 100 điểm. Khối lượng giao dịch tăng vọt, nhà đầu tư lạc quan hơn về kinh tế đất nước. Tuy nhiên, các luật lệ ck mới làm nhà đầu tư thận trọng hơn trong nửa cuối năm 1933 và klgd sụt giảm còn 2,5tr cp/phiên so với 4,2tr cp/phiên trong năm 1929. Đợt trì trệ này không kéo theo sự sụt giảm của thị trường mà là sự đi ngang tích luy sau quá trình tăng 100% nhanh chóng từ đáy trước đó. Kết thúc năm, chỉ số Dow có mức tăng +67% và kết thúc 4 năm liên tiếp chỉ số Dow giảm thời từ 1929-1932.
Năm 1934, thị trường tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm với chỉ số Dow lên 111,9 điểm. Các quy định mới về ksoat chứng khoán cungc làm tâm lý thị trường thận trọng và 1 đợt bán tháo ồ ạt xảy ra từ tháng 2-7 năm 1934 với mức sụt giảm -24% của chỉ số Dow. Tháng 8/1934, chỉ số đã phục hồi mạnh mẽ với mức tăng +2,9% và phiên thứ 4 sau đó cung tăng mạnh với klgd lớn và tạo ra phiên bùng nổ theo đà giống năm 1933 trước đó tạo ra đợt tăng giá mạnh để cuối năm 1934, chỉ số Dow vẫn tăng nhẹ +4% (lên 105 điêm) so với đầu năm.
Năm 1935, thị trường khởi đầu chậm chạp trong 2 tháng đầu năm và từ tháng 3-8 thị trường tăng vọt mới mức tăng +50% (chỉ số Dow lên 150 điểm). Hàng loạt cty lại bắt đầu phát hành mới cp và giá trị lên tới 2,2 tỷ usd tăng +340% so với năm 1934. Các quy định chặt chẽ hơn tiếp tục được thực hiện nhằm bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn. Tháng 12, thị trường giảm nhẹ và kết thúc năm chỉ số Dow ở mức 145 điểm tăng +39%. 1 số cp hàng đầu mới nổi lên như American Express, Air Reduction, AT&T, GM.
Năm 1936, thị trường khởi đầu phẳng nặng trong tháng 1 và tăng mạnh trong 3tháng từ tháng 2-4. Sau đó thị trường lại sụt về mức đầu năm trong tháng 5. Tới tháng 6, thị trường đã bắt đầu chu kỳ tăng mạnh mới với mức tăng gần gấp 2 sau 2 năm. Tháng 12 sau thị trường sụt giảm mạnh từ mức đỉnh lập trước đó, kết thúc năm chỉ số Dow ở mức 180 điểm +25% so với năm 1935. Số lượng cp phát hành mới trong năm lên tới 4,6 tỷ usd tăng gấp 2 năm 1935, GDP nước Mỹ lên 86 tỷ usd tăng 46% so với mức 56 tỷ usd của năm 1933. Lợi nhuận các cty đạt 5,7 tỷ usd.
Năm 1937, khởi đầu với 1 đà tăng manh kéo chỉ số Dow lên 200 điểm, thị trường đã tăng gấp 2 trong 2 năm và tăng 385% trong 4,5 năm. Từ thời điểm này thị trường bắt đầu suy yếu. Nền kinh tế Mỹ cũng rơi vào đợt suy thoái kéo dài trong 14 tháng tiếp theo với tỷ lệ thất nghiệp lên 20%. Trong tháng 3/1937, thị trường xảy ra 4 đợt bán tháo ồ ạt voi klgd lon. Tháng 4 thị trường lại tiếp tục bị bán tháo mạnh với khối lượng lớn. Các cp đầu bảng đã lên đỉnh và bắt đầu sụt giảm mạnh và Loeb đã rút ra khỏi thị trường với 100% tiền mặt. Tới tháng 8/1937, thị trường có sự phục hồi khá yếu và sau đó lại bị bán tháo ồ ạt từ tháng 8-11/1937. Chỉ số Dow từ 185 điểm rơi về 130 điểm -30%. Vào tháng 12, thị trường tăng nhẹ trở lại kết thúc năm ở 135 điểm. Thị trường kết thúc năm với chỉ số Dow -25%. Các cp đầu bảng rớt giá thê thản như AT&T, Bethlehem Steel, Chryler, GE, GM.
Năm 1938, thị trường giao dịch giằng co trong 3 tháng đầu năm. Tới tháng 3, thị trường lại bị 1 đợt band tháo ồ ạt và chỉ số Dow giảm về 100 điểm. 6 tháng tiếp theo thị trường giao dịch giằng co. Cơn suy thoái của nền kinh tế Mỹ kết thcus vào tháng 6/1938, và chỉ số Dow có sự phục hồi mạnh mẽ từ mưcd đáy lên 150 điểm và so với đầu năm tăng 11%.
Năm 1939, thị trường giao dịch thận trọng trong 3 tháng đầu năm di lo ngại chiên tranh WWII. Tới tháng 2-3 thị trường lại sụt giảm với chỉ số Dow giảm về lại 130 điểm, khối lượng giao dịch giảm mạnh. Từ tháng 4-9/1939, thị trường lại có sự tăng trưởng lên 140 điểm, khi WW II nỏ ra vào tháng 9/1929, chỉ số Dow tăng vọt lên 150 điểm, các đơn hàng phục vụ chiến tranh tăng vọt và ký ức năm 1914-1915 ùa về với nhà đầu tư khi cũng các đơn hàng chiênd tranh kéo lợi nhuận các cty Mỹ và thị trường ck tăng vọt. Tuy nhiên, Hitler quá mạnh cũng làm nhà đầu tư lo lắng và không quá lạc quan. Kêtd thúc năm chỉ số Dow ở mức 150 điểm giảm 3% trong năm. Kết thúc thập kỷ 30s, chỉ số Dow -40% so với cuối thập kỷ 20s. Tuy nhiên vẫn luôn có cơ hội cho các nđt tỉnh táo tham gia trên thị trường.
5. Giai đoạn 1940-1949: Chiến thắng tạo thêm cơ hội cho 1 nhà giao dịch chứng khoán. Loeb bước vào thị trường khi xu hướng đã được định hình rõ.
Năm 1940, thị trường suy giảm do các lo sợ của WWII, sau đó tháng 5/1940 Đức chiếm Paris và lo ngại Mỹ chắc chắn phải tham chiến đã có đợt bán tháo mạnh làm chỉ số Dow -20% từ 150 về 120 điểm. Sau đó thị trường phục hồi chậm chạp để cuối năm ở mức 135 điểm tương ứng mức giảm -13% trong năm.
Năm 1941, thị trường tiếp tục suy giảm và giao dịch giằng co, thanh khoản giảm. Giữa năm thị trường tăng nhẹ sau thời gian trì trệ, tháng 10 thị trường bắt đầu suy giảm và giảm mạnh vào tháng 12 khi sự kiện Trân Trâu Cảng xảy ra. Kết thúc năm thị trường giảm -15% và chỉ số Dow kết thúc năm ở mức 110 điểm và năn thứ 3 liên tiếp giảm.
Năm 1942, sau khi Mỹ tham gia vào cuộc chiến, thị trường tiếp tục các lo ngại và chỉ số Dow giảm về dưới 100 điểm sau 7 năm vượt mốc này. Đây cũng là lần cuối cùng chỉ số Dow chạm mốc 100 điểm kể từ đó tới hiện tại. Bắt đầu từ tháng 5, thị trường có sự đi lên khá vững chắc, các nđt đã rời bỏ thị trường khá nhiều vì lo sợ chiến tranh, các nđt huyền thoại bắt đầu than gia lại khi chỉ số Dow rơi về 100 điểm và mạnh danh khuyến nghị khách hàng mua vào lại cổ phiếu. Mặc dù thị trường đi lên nhưng thanh khoản vân sụt giảm 26% so với trước, nđt vẫn lo sợ và e ngại không tham gia thị trường. Kết thúc năm 1942, chỉ số Dow ở mức 120 điển tăng +8% so với đầu năm và +20% so với đáy tháng 4/1942. Mọi người không nên rời bỏ thị trường vì thị trường có thể đảo chiều bất cứ lúc nào, như giữa năm 1942, thị trường tưởng như sụp đổ vô vọng nó lại bắt đầu 1 chu kỳ tăng mạnh mẽ dù đại đa số tỏ ra nghi ngờ. Thị trường đã có cú tăng 130% kể từ đó sau 2 năm. Các nđt rời khỏi thị trường chắc chắn bỏ lỡ cơ hội quý báu này trong khi Loeb lại rất tin tưởng vào thị trường sẽ đi lên khi đó và đầu tư mạnh vào cp ngành cao su.
Năm 1943, thị trường tiếp tục tăng theo đà của nửa cuối năm 1942. Chỉ số Dow tăng lên 150 điểm và tăng 50% kể từ đáy giữa năm 1942. Klgd cũng đã tăng trở lại, thị trường sau tăng mạnh đã trững lại từ tháng 8-10 và giằng co thời gian còn lại để kết thúc năm chỉ số Dow ở mức 140 điểm +14%. Klgd đã tăng trở lại binh quân 1tr cp/phiên. Sự khởi sắc klgd, chỉ số ck là tín hiệu rất tích cực tương lai. Thêm vào đó tỷ lệ thất nghiệp giảm và nền kinh tế tăng trưởng tiếp nối 6 năm liền tăng trưởng không có suy thoái giai đoạn ổn định cao của nước Mỹ.
Năm 1944, thị trường giao dịch bình lặng vào đầu năm. Sau khi quân đồng minh đổ bộ vào Pháp, thị trường bắt đầu tăng mạnh chỉ số Dow lên 150 điểm và có mức tăng +12% trong năm. Các nđt cũng nhận thấy chiến tranh có thể sắp kết thúc và giá cp quốc phòng sẽ giảm, các cp thời bình sẽ tăng trong thời gian tới. Điều này là quan sát lịch sử WWI để rút ra kết luận.
Năm 1945, thị trường giao dich tăng/giảm đan xen nhau. Tháng 2/1945 kinh tế Mỹ đi vào đợt suy thoái sau nhiều năm tăng trưởng. Tuy nhiên thị trường lại phản ánh khác khi tăng mạnh từ tháng 4 và sau khi Nhật đầu hàng thì thị trường tăng mạnh mẽ kéo chỉ số Dow lên 200 điểm đánh dấu mức tăng +27%. Klgd cũng tiếp tục tăng lên trong năm đặc biệt sau khi cuộc chiến chấm dứt.
Năm 1946, thị trường suy giảm nghiêm trọng vào tháng 2, sau đó phục hồi lại trong tháng 3, giao dịch phẳng lặng trong tháng 4-5-6. Thị trường đạt đỉnh vào tháng 5/946 và bắt đầu phát tín hiệu phân phối đỉnh với khối lượng lớn, nhiều phiên chỉ số giảm -2.5% trở lên. Ngày 3/9 chỉ số Dow chứng khiến phiên sụp đổ khi marketcap bi giảm hơn 3 tỷ usd/phiên chỉ số Dow rơi thủng mốc 186.02 mốc nhiều người nói không thể phá vỡ khi đó. Năm này Loeb đã phạm sai lầm khi không thoát hết khỏi thị trường khi nghĩ thị trường sẽ quay ngược trở lại dù đã từng thấy động thái y như vậy trước đó và đã từng cảnh báo phải nhanh chóng bán hết chuyển sang 100% tiền mặt. Năm này sau đợt bán tháo giữa năm, thị trường tiếp tục sụp giảm và cuối năm -8% của chỉ số Dow.
Năm 1947, thị trường sụt giảm trong tháng 1 rồi bắt đầu tăng từ tháng 2, nhưng với klgd thấp nên đã nhanh chóng giảm lại trong tháng 3/1947. Thị trường không có cp dẫn dắt, cp mới ipo sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, sau tháng 5 thị trường tăng mạnh trở lại chỉ số Dow lên 200 điểm, sau đó lại sụt giảm về 180 điểm cuối năm với mức tăng +2% trong năm đó. Năm 1947, GNP Mỹ lên 243 tỷ usd tăng mạnh so với 211 tỷ của năm 1944, nhưng PE của chỉ số S&P500 sụt còn 10 lần về vùng thấp nhất lịch sử, tuy nhiên lạm phát cao là thử thách cho thị trường lúc đó, tiết kiệm dân cư tăng do các lo sợ khủng hoảng, 1 số công nghệ mới bắt đầu ra đời kích thích tiêu dùng như công nghệ tivi, công nghệ bán dẫn.
Năm 1948, khởi đầu với chiều đi xuống trong tháng 1, đi ngang trong tháng 2, và bắt đầu lên giá tới tháng 6 với mức tăng 19%, chỉ số Dow lên vượt 200 điểm lại lần nữa. Sau đó lại sụt giảm lại, klgd giảm, su tang truong thiếu thuyết phục, và dè dặt của nđt. Thị trường sụt giảm sau đó và tăng trong tháng 10 sau đó lại giảm trong 2 tháng cuối năm. Chỉ số Dow chốt năm giảm -2%, nền kinh tế Mỹ cũng rơi vào suy thoái với mức GNP giảm -900tr usd.
Năm 1949, trong cơn suy thoái từ tháng 10/1948, thị trường giao dịch yếu và đi xuống trong 5 tháng đầu năm. Từ tháng 6/1949, thị trường lại tăng mạnh trở lại những phiên bùng nổ tăng mạnh >1%, tháng 10 thị trường tiếp tục bùng nổ và kết thúc năm chủ số Dow tăng +13%. Trong năm 1949, GNP giảm -0,9 tỷ usd, lợi nhuận các doanh nghiệp đạt 26,4 tỷ usd giảm so với 33 tỷ năm 1948, PE chỉ số S&P500 rơi về 6,6 lần thấp gần như kỷ lục trong lịch sử. Các ngành công nghiệp tiêu dùng bắt đầu bùng nổ khi người dân bắt đầu chi tiêu nhiều hơn thay vì chỉ tiết kiệm như giai đoạn trước. Các ngành công nghiệp tiêu dùng bắt đầy mở rộng, giai đoạn bùng nổ tiêu thụ bắt đầu, nền kt Mỹ đàn dịch chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng. Các cp vàng như nước ngọt, phát thanh, truyền hình đang vươn lên nhanh chóng. Các cty sản xuất tivi tăng mạnh khi mới có 3% hộ dân sở hữu tivi năm 1948, và tăng mạnh lên 10% năm 1949. Thời kỳ mới đang bắt đầu rất mạnh mẽ nhờ sợ dịch chuyển mạnh mẽ này.
6. Giai đoạn 1950-959: Các cp mới tạo ra những lợi nhuận khổng lồ.
Năm 1950, thị trường tăng liên tục trong 6 tháng đầu năm với cơn sốt Tivi được dẫn dắt bởi Zenith và Motorola khi lợi nhuận các cty này cũng tăng phi mã. Số lượng phát hành mới trên thị trương lên tới 7,8 tỷ usd, 1/3 trong đó là phát hành mới cổ phiếu. Tháng 6 – 8 thị trường giảm mạnh do lo ngại từ chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh đã xoá đi nỗi lo và thị trường tiếp tuch tăng mạnh cuối năm. Kết thúc năm chỉ số Dow tăng +18%, GNP Mỹ lên 285 tỷ usd, lợi nhuận trước thuế các cty đạt 40,6 tỷ từ mứ 26,4 tỷ của năn 1949.
Năm 1951, thị trường tiếp tục đi lên chắc chắn và mạnh mẽ, dù nỗi lo chiến tranh Triều Tiên có thể bùng nổ thành WW III. Chính sách thuế cao với thuế TNDN Mỹ từ 47% lên 52%, chính sách thắt chặt tín dụng của FED nhằm kiểm soát lạm phát ở 1 con số cũng hạn chế đáng kể sự hưng phấn của thị trường. Dù vậy, nền kinh tế Mỹ trong năm cũng đạt thành tựu cao khi GNP lên 329 tỷ usd +11,5% so với năm 1950 (285 tỷ usd), lợi nhuận các cty đạt 42,2 tỷ usd + 3,9% (40,6 tỷ năm 1950). Thị trường kết thúc năm với chỉ số Dow tăng +14% dù giai đoạn cuối năm thị trường giao dịch kém sôi động và đi ngang.
Năm 1952, thị trường nửa đâu năm giao dịch giằng co, thanh khoản giảm mang tính xây dựng cao. GNP Mỹ tiếp tục tăng lẻn 347 tỷ usd dù lợi nhuận các cty giảm còn 36,7 tỷ usd. Tuy nhiên, không có sự bán ra mạnh mẽ nào trên thị trường để làm thị trường suy sụp giai đoạn này. Kết thúc năm 1952, chỉ số Dow vẫn tiếp tục tăng với mức tăng +8% và là năm thứ 4 liên tiếp chỉ số này tăng.
Trong giai đoạn này Darvas đã kiếm được khoản lời bất ngờ đầu tiên từ thị trường chứng khoán nhưng phải 6 năm sau ông mới thực sự kiếm được tiền từ thị trường. Jaxk Dreyfus người được O’Neil nghiên cứu để học theo mô hình đầu tư của ông cungc bắt đầu tự lập cty Quỹ Dreyfus của mình khi 40 tuổi và đã rất thành công trước đó. Ông đúc kết ra rằng: Chìa khoá đầu tiên để có thành công là xác định xu hướng của thị trường chứng khoán. Thời điểm mua của ông là khi 1 cp thoát ra khỏi 1 mức giao dịch hiện tại và di chuyển theo chiều hướng đi lên theo 1 mô hình mạnh mẽ, tạo ra 1 mức giá mới cao hơn. Dreyfes bắt đầu đầu tư toàn bộ vào cp từ cuối năm 1953 và ông bán ra vào tháng 9/1957, quỹ của ông đã có mức tăng kỷ lục 604% thời gian 12 năm ông điều hành trong thập niên 1950-1960, lần thứ 2 ông vào lại kiếm được mức tăng 502% trong khi chỉ số Dow tăng 346%. Ông là 1 nđt huyền thoại trong quỹ tương hỗ (quy mo)tới giờ.
Năm 1953, nước Mỹ có tổng thống mới Eisenhower và người dân rất tin tưởng vào vị tổng thống mới này. Tuy nhiên, khởi đầu năm với các khó khăn khi chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed được duy trì, chính phủ chưa cắt giảm thuế và thị trường tương đối suy yếu giai đoạn đầu năm. Tháng 7/1953, 1 đợt suy thoái nhẹ diễn ra, tháng 8/1953 chiến tranh Triều Tiên kết thúc và không khí lo âu chiến tranh chấm dứt. Các ngành nghề mới đặt biệt máy tính bắt đầu phát triển mạnh mẽ và việc sản xuất hàng loạt bắt đầu được áp dụng dẫn tới thay đổi lớn trong nhiều ngành nghề và đời sống con người. Tháng 9, thị trường bắt đầu tăng trở lại sau 8 tháng yếu kém, kết thúc năm chỉ số Dow giảm nhẹ -4% và suy thoái cũng tương đối nhẹ nhàng trong năm đó.
Giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các quỹ tương hỗ với việc tỷ lệ giao dịch của nđt cá nhân từ mức 61% năm 1951 đã giảm nhanh chóng còn 35% trong năm 1959. Việc này thể hiện sự bùng nổ các nđt chuyên nghiệp của Mỹ trong giai đoạn này và làm thay đổi cấu trúc thị trường chứng khoán Mỹ. Và hình thành các xu hướng tăng dài hạn về sau. Các đợt suy thoái về kinh tế những cũng không làm thị trường sụp giảm quá mạnh trong giai đoạn này nhờ lực mua mạnh mẽ của các quỹ tương hỗ giai đoạn này cũng như sự đi lên chắc chắn của chúng. Cp được coi là công cụ chống lại lạm phát hiệu quả nhất của các nđt Mỹ.
Năm 1954, tiếp nối đà tăng giai đoạn cuối năm. Thị trường tăng mạnh và chỉ số Dow lên 300 điểm vào tháng 3/1953 là mức cao nhất kể từ năm 1929. Và vẫn tiếp tục xu hướng đi lên mạnh mẽ của mình bởi các cp tiêu dùng. Các cơ hội mới được tạo ra bởi các ngành công nghiệp mới và các cty mới luôn chứng tỏ họ đang trong những thời khắc thịnh vượng. Điều quan trọng không chỉ là chú tâm tới các cty hướng tới người tiêu dùng đầy năng động mà còn phải hiểu được rằng sự kỳ vọng đặt nơi các sự kiện sắp tới, hơn là bản thân các sự kiện khi chúng trở thành hiện thực, chính là điều vốn đang vận hành thị trường. Mặc dù GNP thực giảm nhẹ nhưng niềm tin thoát khỏi suy thoái tràn ngập, nên các nđt rất hào hứng mua cp, klgd taqng mạnh lên hơn 2,2tr cp/phiên, các quỹ mua ồ ạt cổ phiếu, tổng klgd lên 573 triệu cp cao nhất trong 23 năm, kêtd thúc năm chỉ số Dow tăng +44%, chỉ số Dow vượt mốc đỉnh lịch sử 381,37 điểm của năm 1929 sau 25 năm.
Năm 1955, tiếp nối đà tăng của năm 1954, chỉ số Dow lên 450 điểm vào 9/1955. Sau đó khi có tin tổng thống Eisenhower bị đâu tim, thị trường đã có cú sụt lớn mất 31,89 điểm với klgd tăng vọt 7,7tr đơn vị. Đây là tín hiệu rất nguy hiểm cho thị trường lúc đó. Tuy nhiên, sau đó tổng thống đã phục hồi được và thị trường lại đi lên ổn định và kết thúc năm với mức tăng +21%.
Năm 1956, thị trường tiếp tục tăng đầu năm và chạm mốc 500 điểm chỉ số Dow vào tháng 3/1956. Và sụt giảm lại sau đó, trong năm luật Highway ra đời đã thúc đẩy mạnh các cp ngang oto và Loeb đã thu lợi lớn nhờ các khoản đầu tư vào Chrysler và cũng kéo chỉ số Dow tăng mạnh tới tháng 8. Sau đó thị trường suy yếu do Fed tăng lãi suất và kết thúc năm chỉ số Dow tăng +2%.
Năm 1957, thị trường sau giai đoạn đai giao dịch giằng co đã giảm mạnh đầu năm và chỉ số Dow tụt về 450 điểm và sau đó phục hồi mạnh mẽ 5 tháng tiếp theo. Tới tháng 8, thị trường lại sụt giảm trở lại và áp lực bán ra mạnh mẽ do sự hoang mang bởi Liên Xô phóng tầu Sputnik thành công và vượt Mỹ trên cuộc đua về không gian. Kết thúc năm 1957 này, chỉ số Dow giảm -13%, tuy nhiên đã xuất hiện cp dẫn dắt là cty thuốc lá Lorillard với việc giới thiệu đầu lọc thuốc lá và cfi không tăng trong khi giá bán tăng mạnh. Bên cạnh đó áp lực từ chương trình không gian của Liên Xô buộc chính phủ tăng mạnh mẽ chi tiêu và 1 loạt cty về không gian niêm yết tăng giá mạnh mẽ cuối năm 1957.
Năm 1958, chứng kiến sự khởi đầu chuỗi thành công vượt trội của Niconas Darvas. Với việc nắm giữ cp ngành thuốc lá Lorillard bằng cách nua theo hình kim tự tháp đã giúp ông tích luỹ khoản lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên cũng cp này ban đầu khiến ông cắt lỗ sau đó mua lại chúng. Lạm phát bắt đầu giảm trong năm 1958, do cuộc chạy đua không gian với Liên Xô, Mỹ đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng và chương trình không gian, nền kinh tế kết thúc suy thoái vào tháng 4/1958 cùng việc chính phủ tăng chi tiêu kích thích mạnh nền kinh tế tăng trưởng. Trong giai đoạn này các nền công nghiệp cũ vẫn phát triển mạnh mẽ cùng với các ngành công nghiệp mới đầy tính sáng tạo. Các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất vũ khí và vật liệu, nhà thầu quốc phòng, công nghệ hàng không, vũ trụ phát triển mạnh mẽ. Công nghệ thẻ tín dụng với sự thống trị của Dinner’s Club sau khi tăng mạnh thì bị American Express gia nhập và nhanh chóng tăng trưởng đánh bạo cty cũ là Dinner’s Club. Hàng loạt cp đầu bảng liên tục xuất hiện trong năm 1958 này. Các nđt đúc kết ra bí quyết kiếm tiền trên thị trường tăng giá là: Họ bán ra quá sớm và tiếp tục nắm giữ các cp thua lỗ với hy vọng 1 ngày nào đó các cp này sẽ lên giá trở lại. Cần chú ý không có cp nào sẽ tăng giá mãi mãi mà chúng sẽ có giai đoạn suy sụp và cần liên tục di chuyển điểm cắt lỗ lên cao hơn để sao cho không thua lỗ khi đã có lãi. Năm 1958, kết thúc năm chỉ số Dow tăng rất mạnh với mức tăng +34%, trong năm này O’Neil cũng bắt đầu gia nhập thị trường. Ông dùng 5 năm đầu để nghiên cứu các nđt thành công nhất trong quá khứ nhue Livermore, Baruch, Dreyfus, Loeb đặc biệt từ Dreyfus để sau đó đúc kết ra phương pháp Clansim của mình.
Năm 1959, thị trường tiếp tục đà tăng của năm 1958, chỉ số Dow tăng vọt lên hơn 600 điểm. Sau đó chỉ số Dow điều chỉnh lại về 571 điểm, rồi lại hồi phục lại sau đó. Thị trường cứ sau 1 đợt tăng mạnh lại bị kéo lại củng cố và tăng tiếp theo dạng bậc thang rất chắc chắn. Chỉ số Dow đã tăng mạnh từ 435 điểm kên 635 điểm trong vòng hơn 1 năm tương ứng mức tăng +45%. Tới tháng 8, thị trường đã tăng 18% ytd và nđt cực kỳ lạc quan về thị trường. Bất ngờ 1 cuộc đình công lớn của nghiệp đoàn Oto đã gây sốc và trường giảm nhanh chóng với chỉ số Dow -10% trong tháng 9. Nhưng sau đó thị trường đã hội phục lại trong 3 tháng cuối năm và kết thúc ở mức tăng +16% trong năm 1959. Klgd cũng tăng mạnh lên bình quan 3tr cp/phiên, chỉ số PE cũng tăng mạnh. Năm 1950, PE S&P 500 là 6,6 lần thì năm 1959 là 17 lần, Divident Yield từ 6,5% năm 1950 về còn 3,25% năm 1959. Năm này bắt đầu đánh dấu con sốt cp ngành điện tử khi bất cứ cp nào có chữ “trons” hay “electros” đều tăng phi mã dù chúng không có lợi nhuận hay thậm chí thua lỗ. PE các cty lên tới 100-200 lần và tăng rất nóng bỏng. Điều này cũng lặp lại với cơn sốt dot.com năm 1999-2000 sau này. Giai đoạn này Darvas cũng phạm phải sai lầm khi nghe theo thông tin khuyến nghị của người khác mà bỏ quên nguyên tắc giao dịch của bản thân. Ông thua lỗ gần 100k usd và sau đó tỉnh táo quay lại phương pháp của mình để tiếp tục thành công của mình. Để thành công lâu dài, hãy bán ra cp của mình khi mà cp đang trên đà tăng giá. Các nhà giao dịch thành công luôn biết học hỏi từ quá khứ những sai lầm cũng như thành công của họ để đúc rút các kinh nghiệm bản thân và không lặp lại các sai lầm người khác đã gặp phải.
7. Giai đoạn 1960-1969: Thị trường giá lên sẽ mang lại lợi nhuận đến cho những người am hiểu lịch sử phát triển của thị trường
Jack Dreyfus tuân theo các mô hình giá co trong lịch sử để thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Năm 1960, trong 2 tháng đầu năm thị trường bị bán tháo mạnh chỉ số Dow rơi về 600 điểm. Tới tháng 4, nền kinh tế rơi vào 1 đợt suy thoái mới. Thị trường tiếp tục đi xuống tới hết tháng 5. Đầu tháng 6/1960, thị trường đột ngột bật dậy tăng mạnh vượt 650 điểm. Sau đó thị trường tiếp tục đi xuống lại và rơi lại mốc 596 điểm vào cuối tháng 7. Tháng 8, chỉ số Dow tăng nhanh chóng lên 645 nhưng lại giảm lại về 600 ngay sau đó và giảm tiếp về 565 vào cuối tháng 9/1960. Thị trường giao dịch rất bấp bênh cả năm và kết thúc năm giảm -9% về quanh 600 điểm.
Năm 1961, thị trường bắt đầu tạo đáy với các tín hiệu tích cực với 1 tổng thongmới, cắt giảm thuế tndn, quỹ đầu tư tăng trưởng mạnh. Vào tháng 2, cơn suy thoái kết thúc và thị trường cũng bắt đầu tăng mạnh với kiểu tăng tam cấp, tăng mạnh rồi kéo lùi củng cố lại tăng tiếp. Có điều, khá nhiều vụ phát hành mới chất lượng kém xảy ra đặc biệt các cp ngành điện tử đang lên cơn sốt. Các cp yếu kém với doanh thu lợi nhuận thấp có thể còn lỗ được bán với giá quá cao và giá tăng chóng mặt. Như Control Data Corp tăng từ 1$ lên 120 $ trong 3 năm. Thị trường hết sức phấn khởi với các cp ipo ngành điện tử chỉ số Dow đã lên 714 điểm với mức tăng +26%. Sau đó thị trường đảo chiều và giao dịch giằng co từ tháng 8 tới hết năm. Kết thúc năm chỉ số Dow tăng +19%.
Năm 1962, thị trường khởi đầu hầu như đi xuống, các quỹ tập trung tiền mặt nhiều hơn và chờ đợi cơ hội giải ngân mới. Chỉ số Dow giảm từ 734 điểm đầu năm về 686 điểm, chính quyền Kennedy kiểm soát ngành thép, Sec điều tra các quỹ tương hô, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 5%. Cuối tháng 5/1962, thị trường có hàng loạt các giao dịch cảnh báo lớn: 21/5, thị trường giảm nhẹ với klgd thấp; 22/5, thị trường giảm 12,25 điểm với klgd lớn; ngày 23/5, chỉ số Dow giảm -9,82 điểm xuống 626 điểm, klgd tăng mạnh lên 5,4 triệu cp; ngày 24/5, chỉ số Dow tăng buổi sáng và chiều giảm lại; ngày 25/5, chỉ số Dow giảm -10,68 điểm tức -4,2%, klgd đột biến lên 6,4tr đơn vị; ngày 28/5, chỉ số Dow giảm -35 điểm tức -6%, klgd tiếp tục tăng mạnh lên hơn 9tr cp; nhayd 29/5, thị trg mở cửa giảm -2%, nhưng nhờ lực mua bắt đáy của các quỹ tương hỗ đã giúp thị trường hồi lại mạnh và đóng cửa tăng +4,7% với klgd lớn 14,7tr cp klgd này cao nhất kể từ năm 1929. Các lệnh mua này giúp giảm các lệnh margin call trên thị trường khi đó. Thêm vào đó tỷ lệ ký quỹ yêu cầu 80% cũng hạn chế phần nào cơn hoảng loạn trên thị trường. Tới tháng 5/1962, thị trường đã sụt giảm -25% so với cuối năm 1961. Đợt suy giảm này kéo theo nhiều cp giảm 90% giá trị. Tới tháng 6/1962, thị trường vẫn tiếp tục sụt giảm và chỉ số Dow rơi về 524 điểm -29%. 2 tháng tiếp theo thị trường lỗ lực tăng trở lại với mức tăng 100 điểm nhưng sau đó thị trường lại sụt giảm thêm 9% vào tháng 9/1962. Tháng 10/1962, Kennedy yêu cầu Liên Xô rút tên lửa khỏi Cuba và niềm tin trở lại với nước Mỹ. Thị trường đã phục hồi mạnh mẽ 2 tháng cuối năm với hơn 100 điểm và kết thúc năm chỉ số Dow ở mức 643 điểm. Tổng thống Kennedy cũng phât đi thông báo giảm thuế và thúc đấy thị trường đi lên vào cuối năm đó. Năm 1962 là năm đầy biến động với biến độ giao dịch lớn của chỉ số Dow với giá trị cao/thấp là 735/525 điểm. Chênh lệch 210 điểm giữa đỉnh và đáy trong năm.
Năm 1963, thị trường tiếp tục tăng với sự dẫn dắt của cp hàng không nhờ sự gia tăng nhanh chóng các đơn đặt hàng cũng như các cty phụ trợ ngành hàng không cũng có tốc độ tăng giá mạnh. Tới tháng 7, thị trường đã tăng vọt 17% so với đầu năm. Dù ngày 22/11/1963 tổng thống Kennedy bị ám sát thị trường chao đảo giảm -10 điểm, trong 25′ hơn 2tr cp bị bán tháo ra nhưng xu hướng lên rất vững chắc vẫn được duy trì mạnh mẽ sau đó.
Năm 1964, thị trường tăng thẳng đứng đầu năm từ mức 760 điểm lên 831 điểm vào giữa tháng 4 và đi ngang 4 tháng tiếp theo để củng cố quá trình tăng mạnh này. Tới tháng 11/1964 thị trường tiếp tục tăng mạnh chỉ số Dow lên 897 điểm +15% nhờ sự cắt giảm thuế lớn cho doanh nghiệp và cá nhân trong năm bất chấp việc chiến tranh ở Việt Nam bùng nổ năm này.
Năm 1965, tiếp nối đà tăng của năm 1964, thị trường tiếp tục tăng mạnh đầu năm và đi ngang củng cố trong tháng 2 rồi lại tiếp tục đi lên mạnh mẽ từ tháng 3-5. Sau đó thị trường điều chỉnh khá lớn cuối tháng 5-6 với mức giảm -12% của chỉ số Dơ. Tháng 7, thị trường phục hồi nhẹ với sự dẫn dắt các cp quốc phòng do chi tiêu tốn kém cho chiến tranh ở Việt Nam, thêm vào đó công nghệ Vcr ra đời đưa TV tới các hộ dân và làm các cp ngành sx tivi tăng mạnh. Tới cuối năm 1965, ch so Dow đạt 976 điểm +11%. Mức cao nhất lịch sử của nó.
Năm 1966, thị trường khởi đầu với sự tăng và dần đuối sức vào tháng 2. Chỉ số Dow vọt lên 1001,11 điểm và bắt đầu giảm thảm hại 100 điểm về 915 điểm vào tháng 3, sau đó 1 đợt phục hồi lại 961 điểm trong tháng 4 rồi lại giảm thảm hại sau đó về 735 điểm tương ứng mức giản -27% trong vòng 6 tháng. Trong giai đoạn này các cp hàng đầu dẫn dắt như Boing, Motorola đều giảm 44% và 55% và rất lâu sau đó không thể quay lại mức giá này. Các biểu hiện cp dẫn đầu sụp đổ khi thị trường tạo đỉnh và sụp đổ đã diễn ra hết lần này tới lần khác và lặp đi lặp lại. Tới tháng 10, thị trường có các lỗ lực hồi phục với các phiên tăng mạnh và klgd lớn đi kèm. Kết thúc năm chỉ số Dow giảm -19% và kết thúc thời kỳ tăng liên tục của chỉ số này.
Năm 1967, thị trường đi lên đầu năm và sau đí giao dịch giằng co tăng/giảm đan xen nhau nhưng về cơ bản là tăng nhẹ trong năm. Các cp nhỏ lên ngôi và các chiến lược giao dịch ngắn hạn được ưa chuộng tại thời điểm đó. Các ngàn nghề về khách sạn thu hút được nđt lớn nhờ nhu cầu du lịch tăng mạnh. Kết thúc năm chỉ số Dow tăng lại mốc 900 điểm với mức tăng +15% dù đây là năm đầy khó khăn.
Năm 1968, thị trường tiếp tục giằng co và sụt giảm 100 điểm trong 3 tháng đầu năm chỉ số Dow rơi về 800 điểm. Sau đó lại tăng mạnh mẽ trong tháng 3-4 và quay trở lại điểm xuất phát. Vấn đề chiến tranh Việt Nam đè nặng xã hội Mỹ khi đó làm tân lý khá tiêu cực trong xã hội. Giai đoạn này cp nhà ở di động lại ăn lên làm ra nhờ nhu cầu lớn của loại hàng hoá này. Thị trường tiếp tục giao dịch giằng co hầu hết quý 2-3 rồi tăng thẳng đứng trong tháng 10. Rồi tăng tiếp đạt đỉnh 994 điểm vào 2/12/1968. Các hoạt động của cp nhỏ lại mạnh mẽ như năm 1962, 1929 và tín hiệu xấu lại xuat hiện. Klgd tăng mạnh, các cp leader bị bán tháo mạnh khi giá giảm klgd tăng vọt. Chỉ số Dow kết thúc năm với mức tăng nhẹ +4% nhưng đầy rủi ro chờ đợi phía trước.
Năm 1969, các vấn đề xã hội do chiến tranh Việt Nam, cpi tăng mạnh, cp tăng lên đỉnh cực đại, cp penny hoạt động mạnh dẫn tới sự sụp giảm mạnh đầu năm 1969, và giao dịch theo xu hướng giảm hết cả năm đó. Chỉ số Dow kết thúc năm ở mốc 806 điểm với mức giảm -15%.
Thập niên 60s với khởi đầu mạnh mẽ và hầu như không có đợt suy thoái mạnh naod xảy ra với nền kinh tế Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, lạm phát được kiểm soát tốt. Chỉ có cuộc chiến tranh tại Việt Nam là điểm xám tại Mỹ thập kỷ đó. Kêtd thúc thập kỷ này chỉ số Dow từ 650 điểm lên 806 điểm tức tăng +24%.
8. Giai đoạn 1970 – 1979: Chỉ có người giỏi nhất mới trụ vững trên thị trường
Năm 1970, thị trường đã bắt đầu suy thoái từ năm 1969 và tiếp tục kéo dài sang năm 1970, với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia làm xã hội ngày càng lan rộng tình trạng phản chiến, Lãi suất tiếp tục tăng cao. Các cp leader tiếp tục sụt giảm trong các tháng đầu năm: Radioshack Corp giảm mạnh với kl lớn, Hilton Hotels giảm từ 60$ về 30$, Control Data Corp giảm 150$ về 30$,…tới tháng 5/1970, chỉ số Dow đã giảm -23% so với đầu năm. Các lời chỉ trích chính sách, tìm kiếm các lý do đổ lỗi khắp nơi. Lãi duất trái phiếu cty lên 9-10%, cpi tăng và cp dần bị coi là mất tác dụng chống lại lạm phát khi giá cp liên tục giảm. Tới tháng 8, thị trường bắt đầu hồi phục sau đợt bán ra ồ ạt trước đó, thị trường tăng và ổn định tới tháng 11 thì tăng mạnh mẽ trong tháng 12 với mức tăng gần 100 điểm. Đợt suy thoái cũng chính thức kết thúc vào tháng 11/1970. 1 vài nhóm ngành đã thể hiện sức mạnh như xây dựng, xe oto nhà ở lưu động. Các nhóm ngành liên quan đến vlxd cũng bắt đầu phục hồi mạnh. Kết thúc năm chỉ số Dow chỉ còn tang +4% ở mức 848 điểm là thành tích rất đang nể khi giữa năm chỉ số này còn đang -23%.
Năm 1971, tiếp nối đà 6 tuần tăng tốc cuối năm 1970, thị trường tiếp rục tăng mạnh và ổn định. Ngày 5/2/1971, chỉ số trung bình tổng hợp Nasdaq ra đời quy tụ các cty mới , sáng tạo và dang giao dịch trên thị trường tự do với điểm số 100 khởi đầu. Năm 1971, lãi suất bắt đầu giảm do Fed cắt giảm lãi suất. Chỉ số Dow tăng vọt lên 958 điểm vào cuối tháng 4 tương ứng mức tăng +16%. Chỉ số Nasdaq mới ra cũng tăng lên 112 điểm sau 2 tháng. Tuy nhiên, từ giữa năm 1971, đồng usd bắt đầu suy yếu trên thị trường tiền tệ, lạm phát do chiến tranh Việt Nam vẫn còn và tác động vào nền kinh tế Mỹ, thâm hụt ngân sách tăng mạnh. Với các lo ngại trên, thị trường bắt đầu sụt giảm từ tháng 5-8, chỉ số Dow rơi về mốc đầu năm. Thời điểm này chính sách Nixon Sock cũng bắt đầu được áp dụng với việc kiểm soát giá hàng hoá cơ bản, dựng hàng rào thuế quan nhập khẩu, hạ giá đồng usd, từ bỏ chế độ bản vị vàng của đồng usd,.. thị trường tiếp tục giảm 100 điểm tới cuối thán 10. Đầu tháng 11, thị trường lại tăng rất mạnh trở lại với mức tăng 100 điểm và kết thúc năm chỉ số Dow đạt 890 điểm tăng +6%, chỉ số Nasdaq đạt 114 điểm tăng +14% chỉ trong vòng gần 5 tuần từ 23/11 tới 31/12.
Năm 1972, thị trường tiếp nối đà tăng với mức tăng +11% chi so Dow trong vòng 3,5 tháng đầu năm, cùng thời gian chỉ số Nasdaq tăng +18%. Giai đoạn này Xerox và Polaroid là 2 cp dẫn dắt thị trường tăng trưởng. Thị trường sau đó tăng/giảm đan xen nhau và tới tháng 7 chỉ số Dow tụt về 900 điểm. Giai đoạn này cpi giảm, tỷ lệ thất nghiệp giảm làm giảm sự lo ngại về vĩ mô giúp chỉ số Dow tăng vọt cuối năm lên 1042 điểm tăng +13%, Nasdaq tăng +8% cùng thời gian này. Sau khi điều chỉnh nhẹ 2 chỉ số tiếp tục tăng mạnh lên +15% với chỉ số Dow và +17% với chỉ số Nasdaq.
Năm 1973, tín hiệu thị trường đạt đỉnh xuất hiện khi các cp hàng đầu bắt đầu sụt giảm về dưới đường MA50. Cũng vào năm đó OPEC ra thông báo tăng mạnh giá dầu kết hợp đồng usd giảm giá mạnh càng làm giá dầu lên cao vọt gấp 2 năm 1972. Thị trường rơi vào mô hình giảm theo dạng bậc thang khi giảm mạnh hồi nhẹ rồi lại tiếp tục giảm mạnh. Các cp ipo mới gần như dừng lại, lạm phát lại kỳ vọng bùng phat do giá dầu cao gây ra, vụ bê bối Gatergate đang rất nóng trên chính trường, thất nghiệp vẫn ở mức cao, thâm hụt ngân sách lớn,…trên thị trường chỉ còn nhóm cp dầu khí và khai thác vàng là thu hút đầu tư nhờ hưởng lợi từ giá dầu và đồng usd yếu. Từ tháng 1-7 năm 1973, chỉ số Dow giảm -20%, Nasdaq giảm -27%. Tháng 7-10 thị trường bắt đầu hồi phục nhưng thiếu chắc chắn. Tháng 10/1973, liên minh các nước Ả Rập tấn công Israel, do Mỹ viện trợ ủng hộ Israel nên OPEC đã tiến hành cấm vận dầu lửa với Mỹ. Đây được coi là đòn chí mạng giáng vào nền kinh tế Mỹ vốn nhập khẩu nhiên liệu thời gian dài. Con suy thoái ở Mỹ bùng phát, thị trường chứng khoán rơi thẳng đứng, trong vòng 5 tuần chỉ số Dow giảm -20%, từ tháng 11, nền kinh tế Mỹ bước vào đợt suy thoái lâu nhất tròn lịch sử kéo dài 40 tháng. Kết thúc năm 1973, chỉ số Dow giảm -17% và Nasdaq giảm -31%.
Năm 1974, thị trường tiếp tục sụt giảm gần 100 điểm trong 2 tháng đầu năm nhưng lực bán ra ào ạt không xảy ra. Thị trường có đợt phục hồi ngắn vào tháng 3 với mức tăng gần 100 điểm. Sau đó thị trường bị bán tháo mạnh và đợt sụt giảm theo mô hình bậc tam cấp lại xảy ra. Số ngày giảm giá vượt trội và klgd ngày giảm rất cao, thêm vào đó tỷ lệ thất nghiệp cao, giá dầu tăng gấp 2 năm 1973, sản lượng sx giảm. Các cp dẫn dắt biến mất, các cp ngành than nổi lên nhờ giá dầu cao. Các cp hàng đầu cũ như Rite Aid giảm từ 55$ về 5$, Clorox giảm từ 50$ về 6$, Coca cola siêu cp giảm từ 150$ về 50$. Tới đầu tháng 6, chủ số Nasdaq giảm -14%, chỉ số Dow giảm -11%. Sau đợt phụ hồi ngắn ngủi, thị trường lại tiếp tục giảm mạnh theo mô hình bậc tam cấp, chỉ số Dow giảm -36% xuống dưới 600 điểm, chủ số Nasdaq giảm 50 điểm tương ứng -43%. Bên cạnh áp lực bán ra, thị trường chứng kiến vụ sụp đổ ngân hàng Franklin National Bank ngân hàng lớn nhất lúc đó và việc tổng thống Nixon từ chức. Các quỹ đầu tư bi quan và rất nhiều từ bỏ thị trường. Gdp 4 quý năm 1974 đều giảm, thất nghiệp tăng gấp 2, sức mua cạn kiệt trên thị trường. Tháng 10/1974, chỉ số S&P 500 giảm -50%, chỉ số Dow giảm -46%, chỉ số Nasdaq giảm -60%. Kết thúc năm 1974, chỉ số Dow giảm -28%, Nasdaq giảm -38%, đây là đợt giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái năm 1929-1932.
Năm 1975, sau khi tạo đáy vào 4/10/1974, thị trường đã phục hồi trong tháng 11 và có sụt lại nhưng cuối năm vẫn cao hơn mức đáy tháng 10. Đầu năm 1875, thị trường có 1 số chính sách mới như Fed giảm lãi suất, các ngân hàng cât giảm lãi suất 4 lần trong năm 1975, chỉ số Dow tăng mạnh +14% trong 1 tháng. Các cp chu kỳ bắt đầu phục hồi mạnh và dẫn dắt thị trường. Do năm 1974 cả nền kinh tế và các doanh nghiệp đều sụt giảm mạnh lợi nhuận nên trên 1 nền low base, các doanh nghiệp và thị trường đều tăng mạnh trong năm này. Tháng 3/1975, đợt auy thoái kéo dài nhất lịch sử chính thức chấm dứt, tháng 4/1975, chiến tranh Việt Nam kết thúc, lạm phát giảm dần, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Giai đoạn suy thoái 1973-1975 GDP Mỹ đã sụt giảm -15%. Các cp ngành than tiếp tục tăng trưởng mạnh trong giai đoạn đầu năm 1975. Tới đầu mùa hè 1975, chỉ số Dow va Nasdaq deu tăng +40%, từ tháng 7-10 thị trường rơi vào điều chỉnh sau quad trình tăng rất mạnh đầu năm. Kết thúc năm 1975, chỉ số Dow tăng +38% và Nasdaq tăng +23%.
Năm 1976, khởi đầu với đà hưng phần cửa năm 1975, thị trường tăng mạnh +16% ngay trong tháng 1/1976. Các cp ngành y tế như bệnh viện, điều dưỡng tăng mạnh dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, lạm phát và thất nghiệp vẫn ở mức cao là sự ám ảnh với các nđt. Thị trường giao dịch giằng co từ tháng 2-8 khi thị trường giao dịch quanh 1000 điểm của chỉ số Dow. Tới tháng 9, thị trường bắt đầu suy giảm với số lượng phiên giảm gia tăng mạnh và khối lượng bán ra lớn. Chỉ số Dow sụt giảm -11% tức gần 100 điểm từ 22/9-10/10. Chỉ số Nasdaq giame -5% cùng giai đoạn. Các cp vốn hoá lớn suy giảm trong khi 1 số cp nhỏ ở Nasdaq vẫn có kết quả rất tốt trong giai đoạn này. Kết thúc năm 1976, chỉ số Dow lấy lại đc phần lớn sự suy giảm trong tháng 9-10 và kết thúc với điểm số >1.000 tương ứng mức tăng +18%, chỉ số Nasdaq kết thúc tăng +26%.
Năm 1977, sau khi giao dịch quanh 1.000 điểm chỉ số Dow lại suy yếu ngay từ đầu năm 1977. Ngay đầu năm thị trường sụt giảm e phiên liên tiếp với klgd lớn và chỉ số rơi tự do từ 1007 điểm về 926 điểm. Chỉ số Nasdaq có mưc sụt giảm thấp hơn chỉ số Dow. Vào mùa hè, chỉ số Dow tiếp tục sụt giảm và đã giảm -11% trong khi Nasdaq giảm -2%. Tới cuối tháng 6/1977, lực mua cp lẻ suất hiện và chỉ số Nasdaq tăng +6% trong khi chỉ số Dow vẫn giảm -8%. Các tháng trog quý 3/1977, các cp vốn hoá lớn tiếp tục suy sụp, chỉ số Dow đã giảm -21% và chỉ phục hồi nhẹ cuối năm và kết thúc năm ở mức -17%, trong khi chỉ số Nasdaq hoạt động tốt hơn hẳn khi kết thúc năm tăng +7%.
Năm 1978, nền kinh tế có chút khởi sắc nhưng đà giảm của thị trường vẫn tiếp diễn từ cuối năm 1977, tới tháng 3/1978, chỉ số Dow rơi tut về mốc 700 điểm -11% trong khi Nasdaq giảm -2%. Sau khi chạm mốc này, thị trường đã bắt đầu đi lên mạnh mẽ với các phiên bùng nổ theo đà tăng 1% vào phiên thứ 4 và 1,5% vào phiên thứ 10. Điều này có được do các nđt lớn cần nhiều ngày để mua tích luỹ cổ phiếu và tạo ra các phiên bùng nổ trên thị trường. Trong 3 tháng tiếp theo, chỉ số Dow tăng mạnh +19% và Nasdaq tăng +20%, các cp đầu bảng là ngành điện tử, nay tinh có bước tăng nhẩy vọt trên thị trường. Tháng 6-7 thị trường trùng xuống với mức điều chỉnh củ chỉ số Dow -9% sau đó đã đảo chiều tăng trở lại mạnh mẽ tới tháng 8-9. Tới tháng 10, thị trường lại sụt giảm mạnh, tỷ lệ lãi suất lại bắt đầu tăng và chỉ số Nasdaq giảm -18% trong tháng 10, chỉ số Dow giảm -14% cùng thời kỳ. Kết thúc năm chỉ số Dow giảm -3% và Nasdaq tăng +12% nhờ sức mạnh của nhóm cp điện tử, máy tính.
Năm 1979, thị trường khởi đầu với sự tăng mạnh mẽ, ngoài nhóm điện tử, máy tính, các cp ngành dầu khí cũng tăng mạnh đầu năm nhờ lợi nhuận tăng mạnh giai đoạn này. Đến cuối tháng 8/1979, chỉ số Nasdaq đã tăng +28% trong khi chỉ số Dow không nhiều tiên triển. Tháng 9/1979, Paul Volcker làm chủ tịch Fed và ra tuyên bố sẽ bẻ gãy lạm phát, ông đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ và gây sốc với việc tăng lãi suất len 12% và gây sốc cho thị trường. Trong vòng 2 tuần sau đó, chỉ số Nasdaq giảm -13%, Dow giảm -12% và 2 tuần sau tiếp tục giảm thêm -10% nữa. Tuy nhiên, cuối năm 1979, Nasdaq đã thể hiện được sức mạnh khi tăng mạnh trở lại và kết thúc năm tăng +28%, còn chỉ số Dow có mức tăng +4%.
ket thúc thập kỷ 70s, ám ảnh về lạm phát cao, lãi suất cao, ty le that nghiep cao, tham hut ngan sach lon cùng với khủng hoảng dầu mỏ và chiến tranh Việt Nam là nỗi ám ảnh trong xã hội Mỹ cũng như nđt thời kỳ đó.
9. Giai đoạn 1980 – 1989: 1 nđt lớn cần phải đón đầu thị trường giá lên để tránh phá sản
Năm 1980, khởi đầu với cuộc suy thoái vào tháng 1 của nền kinh tế Mỹ. Mặc dù thị trường tăbg trong tháng 1 nhưng nhanh chóng giảm lại trong tháng 2-3. Fed tiếp tục suy trì tỷ lệ lãi suất cao, coi vẫn cao, thất nghiệp cao đè ép nền kinh tế. Tới quý 3-4/1980, nền kinh tế Mỹ bắt đầu tăng mạnh trở lại và nền kinh tế thoái khoie suy thoái sau 9 tháng. Thị trường bắt đầu đi lên từ thần 4 khi chỉ số Nasdaq tăng +57%, chỉ số Dow tăng +33% trong giai đoạn này. Các cp máy tính vươn lên mạnh mẽ khi máy tính cá nhân (PC) tràn ngập thị trường và được tiêu thụ rất mạnh. Sau khi tăng đột phá, thị trường đi ngang trong tháng 8, lãi suất lại tiếp tục tăng nhằm cắt hẳn lạm phát, tới tháng 11 fed lại tăng lãi suất lần nữa và 5/12 lại tiếp tục tăng. Kết thúc năm chỉ số Dow tăng +15%, S&P 500 tăng +32% và Nasdaq tăng +34%.
Năm 1981, khởi đầu với việc tổng thống Reagon nắm quyền, sau tháng 1 ảm đạm thị trường tăng mạnh sau đó tới tháng 5. Tuy nhiên, Fed lại tăng mạnh lãi suất lên 14%, cpi cao chót vót 15%, thị trường đã rơi vào hoảng loanh đảo chiều mạnh sau đó. Các vụ ipo gần như không có, việc đầu tư vốn sụt giảm mạnh. Tháng 6/1981, thị trường lại rơi vào cuộc suy thoái mới, thị trường bắt đầu sụt giảm mạnh. Cuối năm 1981, chính sách giảm thuế của Reagan được thông qua và đã khuyến khích nền kinh tế tăng trở lại, và thị trường ngừng giảm. Kết thúc năm chỉ số Dow giảm -9% và Nasdaq giảm -3%.
Năm 1982, nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, GDP giảm -6% và thị trường cũng suy giảm. 2 tháng đầu năm thị trường tiếp tục sụt giảm, lợi nhuận các cty giảm, cpi giảm, thất nghiệp tăng trở lại. Có tín hiệu tốt ở giá dầu bắt đầu giảm kéo cpi tương lai giảm trở lại. Các cty dầu khi từ cuối 1981 đã bắt đầu sụt giảm giá, thị trường đã có sự tiên liệu rất chính xác trước khi xảy ra giá dầu giảm trở lại. Thêm vào đó lãi suất fed cao đã bê gãy lạm phát phi mã trước kia và thời kỳ phát triển trở lại ở ngay trước mắt. Năm 1982, PE thị trường rơi về 7 lần tương tự năm 1974 (PE là hơn 6 lần), năm 1949 là 7 lần và 1932 là 5 lần. Thị trường tiếp tục giảm tới tháng 3 và phục hồi nhẹ 2 tháng rồi lại auy yếu tới tháng 8. Một phần do giai đoạn này tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, lợi nhuận các cty giảm, gdp quý 3 vẫn giảm. Thị mọi thứ rất u ám thì thị trường lại hay bật dậy mạnh mẽ. Ngày 13/8, thị trường tăng vọt +3,5% ở chỉ số S&P 500 với klgd lớn, ngayd 17/8 chỉ số Dow tăng mạnh với klgd lớn là lỗ lực tăng ngày thứ 7 của đợt phục hồi, fed cắt giảm lãi suất. Sức múc bắt đầu tăng trở lại trên thị trường, tháng 9 thị trường đã tăng trở lại khi cơn duy thoái chính thức kết thúc vào tháng 12/1982, xu hướng đi lên của thị trường đã hết sức rõ ràng và S&P 500 trong tháng 10 tăng +11%. Chi tiêu khách hàng tăng trở lại, giai đoạn khó khăn này rất nhiều nđt rời bỏ thị trường và chỉ còn 16% hộ gia đình Mỹ sở hữu cp, các quỹ chiếm gần 70% giao dịch trên thị trường. 2 tháng cuối năm thị trường rơi vào giằng co, gdp quý 4 của Mỹ tăng trở lại, lợi nhuận các cty tăng trở lại, lạm phát giảm xuống và kết thúc năm chỉ số Dow tăng +19,6% và Nasdaq tăng +19%.
Năm 1983, xu hướng đi lên từ tháng 8/1982 tiếp tục được củng cố trong cả năm 1983. Tỷ lệ lãi suất và lạm phát tiếp tục giảm, lợi nhuận các cty tăng, các cp lại bắt đầu đi lên mạnh mẽ trở lại đặc biệt các cty nhỏ và sáng tạo thuộc các ngành công nghiệp mới. Rất nhiều cp hàng đầu tăng trưởng mạnh mẽ đi lên, tới đầu năm 1983, chỉ số Dow đã tăng +300 điểm so với mức thấp năm 1982. Gdp tăng vững mạnh với mức tăng gần 9%, các đợt ipo sôi động trở lại với giá trị 8,7 tỷ usd trong quý 1/1983 tăng 3,5 lần so với cùng kỳ. Quý 2, thị trường trùng xuống do họat động bán chốt lời trên diện rộng nhưng không có bán tháo để tạo đỉnh thị trường. chỉ số Nasdaq tăng +43%, chỉ số Dow tăng +24%. Khi sự phân kỳ xảy ra từ thán 5-11 thì chỉ số Dow chỉ giảm -4% trong khi Nasdaq giảm -18%, chúng ta thấy sự biến động lớn của giá các cty nhỏ và mới ở Nasdaq là rất lớn. Tháng 12 thị trường tiếp tục điều chỉnh và kết thúc năm chỉ số Dow tăng +20,3% và Nasdaq tăng +19,8%.
Năm 1984, thị trường tăng mạnh đầu năm với chỉ số Dow lên 1.295 điểm, tại đây xảy ra hiện tượng bán ra với kl lớn trong 3 ngày liên tiếp, theo sau các đợt bán ra ồ ạt đã diễn ra. FED lại tăng lãi suất trở lại lên 9%, lãi suất trái phiếu dài hạn lên tới 14%, từ tháng 3-7, thị trường tiếp tục đi xuống với chi ao Down giảm -7%, Nasdaq giảm -20%. Tới tháng 8, fed lại giảm lại lãi suất và đợt điều chỉnh kết thúc. Thị trường tăng trở lại và giao dịch đi ngang tới hết năm. Kết thúc năm chỉ số Dow giảm -4%, , Nasdaq giảm -13% và S&P 500 giảm -6%.
Năm 1985, nền kinh tế đầy khởi sắc, lãi suất giảm, lạm phát đi xuống, tỷ lệ thất nghiệp thấp, các vụ sáp nhập cty bùng nổ là dấu hiệu tích cực với thị trường. Tuy nhiên, giai đoạn này trái phiếu rác (junk bond) lên ngôi với vai trò của hãng Diexel và Miken để tài trợ cho các cuộc M&A lớn khi đó. Các cty cntt cũng bắt đầu bùng nổ mạnh mẽ. Thị trường tăng đều nhẹ từ đầu năm tới tháng 10 năm đó. Kết thúc năm chỉ số Down tăng +28% và Nasdaq tăng +31%.
Năm 1986, xu hướng đi lên tiếp tục được củng cố, tỷ lệ lãi suất tiếp tục giảm, lạm phát được kiềm chế, nền kt tiếp tục tăng trưởng, nđt ngày càng tham gia vào thị trường nhiều hơn cả trực tiếp lẫn qua các quỹ tương hỗ. Các cp ngành phần mềm, truyền hình cáo, y tế, dược phẩm, cn sinh học thống trị thị trường lúc đó. Từ tháng 1-3 thị trường tăng thẳng đứng, tháng 4-6 xu hướng tăng chậm lại và xuất hiện mô hình tăng bậc tam cấp. Từ tháng 10/1985 tới tháng 6/1986, chủ số Dow và Nasdaq đều tăng +40% giai đoạn này. Tuy nhiên, các vụ bên bối giao dịch nội gián xuất hiện (đọc sào huyệt các ông trùm). Thị trường bắt đầu có lo ngại sau quá trình tăng lớn, thâm hụt ngân sách cao, lãi suất trái phiếu rác tăng vọt, đổ vỡ của các cty thâu tóm,…thị trưinfg giảm mạnh trong tháng 7 và hồi phục vào tháng 8. Khởi đầu tháng 9, thị trường xuất hiện sự phân kỳ, các cp bắt đầu bị bán ra và chỉ số Nasdaq có lúc giảm -17% chỉ trong 2,5 tháng. Trong năm nay cp vĩ đại Microsoft lên sàn và có bước tăng giá 350% trong 12 tháng. Compad conputer cũng ipo và tăng 378% trong 11 tháng. Kết thúc năm 1986, chỉ số Nasdaq tăng +7%.
Năm 1987, đây là năm cực nỳ biến động của trck Mỹ và dấu ấn khủng hoảng trong tinh thần nhà đầu Mỹ tới giờ. Đầu năm thị trường rất nhộn nhịp, sau khi việc cắt giảm thuế trước đó có tác dụng kích thích kinh doanh và tiêu dùng tạo lực đẩy mua lớn trên thị trường, các cp ipo cũng bùng nổ mạnh mẽ, trong vòng 3 tháng đầu năm chỉ số Nasdaq tăng +25%, chỉ số Dow cũng tăng vượt 2k điểm lần đầu tiên trong lịch sử. Cơn phấn khích trên thị trường lan rộng và người người đổ sô vào thị trường. Trong tháng 4-5, thị trường giao dịch giằng co và bắt đầu hình thành sự phân kỳ. Con sốt mua vào cp này tương tự như các con sốt trước đây và chúng ta có thể học hỏi từ lịch sử đã từng xảy ra. Các cp đầu bảng bắt đầu tăng với sự mệt mỏi và các phiên chạy nước rút trước khi sụp đổ. Tới tháng 6/1987, các phiên giao dịch giảm với khối lượng lớn ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Tới cuối tháng 8, thị trường đột ngột tăng mạnh trở lại với chỉ số Dow lên 2.746 điểm tương ứng tăng +25% chit trong 3 tháng và chỉ số Dow tăng +45% ytd, chỉ số Nasdaq tăng +32% cùng giai đoạn. Klgd trên sàn NY tăng vọt lên 180tr cp/phiên. FED có chủ tịch mới Alan Greenspan, bắt đầu với việc tăng lãi suất, CitiCorp thua lỗ lớn ở nước ngoài do các đợt vỡ nợ quốc gia. Từ nửa cuối tháng 8, thị trường đã thực sự xuất hiện các tín hiệu bán ra khi sự phân phối bắt đầu diễn ra. Chỉ số Dow bị bán ra 5 ngày với klgd lớn tạo mô hình đỉnh kinh điển. Có 5 đợt bán ra ồ ạt với 10/15 phiên giao dịch kl lớn và giá giảm. Các nđt khác bị tình cảm chi phối đã không bán ra cp khi tin rằng đó là đợt điều chỉnh nhỏ trong khi các nhà giao dịch thị trường xác định là các đợt sụp đổ lớn. Vào tháng 9, Fed tăng lãi suất lên 6%, các dấu hiện bán ra ngày một rõ ràng. Tới tháng 10, thị trường đã giảm -10% trong 2 tháng trước đó, ngày 16/10, thị trường xuất hiện phiên bán tháo với kl lớn 344 trieu cp và sụt giảm -4,5% do hiệu ứng bán ra ồ ạt vào từ thứ 4-5 tuần đó. Ngày thứ 2, 19/10 thị trường có phiên sụp đổ thật sự sốc với đợt bán tháo lớn nhất lịch sử khi mới mở cửa 2h klgd tăng vọt lên 154tr cp và chỉ số Dow sụt giảm mạnh, tới 2h chiều, chỉ số Dow giảm -508 điểm tương ứng mức giảm -22,6% trong 1 phiên lớn nhất lịch sử với klgd kỷ lục 608 tr cp. Các thị trg quốc tế cũng sụp đổ theo khi thị trường Úc giảm -58% trong 1 phiên.
Năm 1888, sau vụt sụp đổ và thị trường khó khăn thời gian còn lại trong năm thị trường đã có sự ổn định tương đối vào đầu năm 88. 1 số cp chu kỳ bắt đầu tăng như ngành giấy, hoá chất, nhôm,…sau đó các co tăng trưởng quay lại dẫn dắt thị trường. Nền kinh tế Mỹ vẫn vững mạnh nhưng thị trường lại sụp đổ là 1 đặc điểm mới của thị trường. Niềm tin trên thị trường trở lại và trong 3 tháng đầu năm 1988, chỉ số Nasdaq tăng +16%. Các cp đầu bảng bắt đầu xuất hiện trở lại nhưng giao dịch vẫn khá khó khăn bởi nỗi sợ hãi năm 1987. Kết thúc năm 1988, chủ số Dow tăng +12% và Nasdaq tăng +15%.
Năm 1989, khởi đầu rất tốt do lực đẩy từ năm 1988. Nước Mỹ có tổng thống mới G Bush, Fed đã cắt giảm mạnh lãi suất 24 lần từ 8% về 3%. Các cp đầu bảng ngành truyền hình cáp, viên thông, phần mềm, y tế, tiêu dùng tiếp tục tăng lên trong giai đoạn đầu năm. Chỉ số Dow trong năm đã vượt mốc 2.7k của tháng 10/1987 trước vụ sụp đổ mạnh trước đó. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu dưới chuẩn (juck bond) chính thức sụp đổ với các vụ vỡ nợ do sử dụng juck bond để thâu tóm diễn ra liên tiếp. Thị trường bị bán tháo mạnh vào tháng 10 và giao dịch yếu tới gần kết thúc năm. Chỉ trong 2 tuần cuối năm thị trường tăng phi mã và kết thúc năm chỉ số Dow tăng +17% và Nasdaq tăng +19%.
Thập niên 80s kết thúc với đợt đi lên mạnh mẽ và chỉ số Dow chính thức vượt mốc 2k điểm. Lợi nhuận các cty tăng mạnh, cpi giảm mạnh về bình quân 5,1% so với 7,4% trước đây.
11. Giai đoạn 1990-1999: Kỹ thuật mới tại ra những cơ hội mới
Năm 1990, khởi đấu tồi tệ với 2 chỉ số Nasdaq và Dow giảm -11% trong tháng 1. Sau đó thị trường phục hồi trở lại tới tháng 4 chỉ số Dow quay về khởi đầu và Nasdaq tới tháng 5 trở lại ban đầu. Các cổ phiếu về phần mềm, phần cứng, công nghệ sinh học bắt đầu thập kỷ mới đầy sức mạnh và tiếp tục thu hút nhà đầu tư mạnh mẽ. Amgen sau khi được Fdi thông tin loại thuốc mới đã tăng 420%, Cisco ipo với thành công lớn vào 19/2. Chỉ số Dow lên 3.000 điểm nhưng bắt đầu trì trệ khi xung đột ở vùng Vịnh bùng nổ khi Irap tấn công Kuwait, nước Mỹ lo ngại tham gia vào đó sẽ thành cuộc chiến sa lầy như ở Việt Nam. Một số cp hàng đầu bắt đầu suy giảm như Computer Asaociates International từ 22$ rơi về 5$, MCI Communications từ 45$ về 20$, trong tháng 7 có thêm 4 phiên giao dịch giảm với khối lượng lớn. Tới tuần thứ 3 của tháng 8, chỉ số Dow giảm -500 điểm, trong vòng 1 tháng chỉ số nayd -23%. Tâm lý hoang mang về cuộc chiến Irap lại lan rộng, cũng như tăng trưởng giảm trong nền kinh tế xảy ra. Tới tháng 10, thị trường vẫn tiêpa tục giao dịch yếu với việc chỉ số Dow -22,5%, Nasdaq -31%, tới 18/10, thị trường bắt đầu có những phiên tăng giá mạnh, Nasdaq có phiên tăng +2,2%, S&P 500 tăng +2,3% với klgd lớn. Một số cp bắt đầu nổi lên như Cisco, kqkd các cty đi xuống trong quý 4 nhưng thị trường bắt đầu khởi sắc từ đầu quý 4 và khẳng định xu hướng đi lên. Thin trường luôn vận động theo hướng tiên liệu trước macro và vẫn vận động như vậy. Vào giữa tháng 10, chỉ số Dow tăng 300 điểm từ vùng giá thấp đầu tháng 10, Nasdaq tăng 50 điểm cùng thời kỳ. Kết thúc năm Nasdaq giảm -18% và Dow giảm -4%.
Năm 1991, thị trường giao dịch yếu đâu năm do lo ngại Mỹ đổ bộ vào Irap. Tuy nhiên sau chiến thắng chóng vánh tại đây thị trường đã lấy lại niềm tin. Thêm vào đó nền kinh tế Mỹ ra khỏi suy thoái từ quý 2/1991 và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Một số cp tiêu biểu như Costco, IGT xuất hiện với giá tăng vọt. Một số cty công nghệ sinh học gặp vấn đề khi fdu dừng bảo trợ các cty. Khi chỉ số Dow lên lại mốc 3.000 điểm, thị trường đã củng cố và đi lên vững chắc từ đó. Tới tháng 11, thị trường có cú điều chỉnh mạnh giảm 121 điểm trong 1 ngày nhưng sau đó nhanh chóng phục hồi và kết thúc năm ăn mừng sự sụp đổ của Liên Xô với chỉ số Dow tăng +20%, S&P 500 tăng +26% và Nasdaq tăng +57%. Các cp công ty mới về cntt, cn sinh học,… tiếp tục khẳng định sự tăng trưởng vững chắc của chúng.
Năm 1992, thị trường tiếp nối đà tăng cuối năm 1991, trong 6 tuần chỉ số Nasdaq tăng +12%, Dow tăng +6%. Đà tăng diễn ra mạnh mẽ, lợi nhuận các cty và GDP đều tăng trưởng mạnh. Đến giữa năm 1992, ngày càng có thêm tiền từ các quỹ tương hỗ nhờ chương trình 401k hưu trí tự nguyện được đổ vào thị trường. Chỉ số Dow tiếp tục tăng trong khi Nasdaq điều chỉnh -14% từ tháng 3-6 trong năm sau khi tăng 80% trong 15 tháng qua. Sau đó thị trường giao dịch củng cố và bắt đầu bùng nổ lại từ tháng 10. chỉ số Nasdaq tăng +22%, Dow tăng +9% trong vòng 3 tháng cuối năm. Kết thúc năm 1992, chỉ số Dow tăng +4% và Nasdaq tăng +15%.
Năm 1993, theo đà cuối năm 92, thị trường tiếp tục tăng trong tháng 1 nhưng bị giảm lại vào tháng 2 và 3. Từ tháng 4, thị trường bắt đầu tăng mạnh tới tháng 10 chỉ số Nasdaq tăng +22% và chỉ số Dow tăng +11%. Microsoft là cp tiêu biểu giai đoạn này, tới tháng 10 thị trường có đợt bán tháo lớn với nhiều cp dẫn đầu xuất hiện tín hiệu lên đỉnh. Giai đoạn cuối năm thị trường lỗ lực phục hồi và kết thúc năm chỉ số Nasdaq còn tăng +16% và chỉ số Dow tăng +14%.
Năm 1994, tháng 1 chỉ số tăng khá mạnh với chỉ số Dow lên 4.000 điểm và Nasdaq lên 800 điểm. Tuy nhiên, tới tháng 2 thị trường ngày càng xuất hiện các cp đầu bảng leo đỉnh. Intervoice, Inc từ 22$ về 6$, IGT từ 41$ về 15$. Cung tháng này Fed bắt đầu tăng lãi suất sau thời gian dài duy trì lãi suất thấp. Lãi suất tăng 4 lần trong năm, tới tháng 5 lại có đợt tăng 0,75%, trong tháng 3 năm này chủ số Dow & Nasdaq deu giảm -10% với kl bán gia tăng. Tiếp đó Fed vẫn tiếp tục tăng mạnh lai suất vào tháng 6 với mức tăng 0,5%. Tháng 6-9 thị trường có 1 đợt phục hồi với chỉ số Dow tăng +16% từ mức đáy cuối tháng 6. Quá trình điều chỉnh kết thúc sớm nhờ sự mạnh mẽ trong nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp lúc đó. Lĩnh vực phần mềm, internet đang ở trong giai đoạn đầu và bắt đầu đóng góp lớn vào việc tăng năng suất lao động. Tới quý 4, Fed lại tăng lãi suất thêm 0,75% và thị trường lại đi xuống vào tháng 11 nhưng thị trường vẫn lỗ lực hồi phục vào cuối năm nhờ sức mạnh của nền kinh tế. Kết thúc năm chỉ số Dow tăng nhẹ +2% và Nasdaq giảm nhẹ -3%. O’Neil vẫn chứng tỏ được năng lực độ thị trường của mình trong thời gian này với các nhận xét đánh giá chính xác. Thoeif gian này 1 thiên tài chứng khoán khác là Jim Ropple cũng bắt đầu các khoản đầu tư hiệu quả đầu tiên sau 7 năm vật lộn với thua lỗ, thiếu phương pháp đầu tư của mình.
Năm 1995, sau khi có quyết định tăng lai suat lần thứ 7 với mức tăng 0,5% và tỷ lệ lãi suất lên 6% gây ra sự suy giảm nhẹ trong tháng 1. Sau khi quá trình tăng lai suất chấm dứt thị trường đã bắt đầu tăng lại, nền kinh tế khởi sắc với Gdp tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp thấp, lợi nhuận cty tăng mạnh. Chỉ số Dow bắt đầu tăng mạnh trở lại và vượt 4.000 điểm vào tháng 2, Nasdaq cũng tăng mạnh lên 1.000 điểm vào tháng 7 tương ứng mức tăng +36% chỉ trong vòng 6 tháng. Các cty internet bắt đầu hồ hởi ipo lên sàn như Netscape ngôi sao sáng chói thời đại intetnet lúc đó. Nền kinh tế tăng trưởng, các quỹ được đổ tiền lớn với các kế hoạch hưu trí, thu nhập người dân tăng càng kích thích bỏ tiền đầu tư hơn nữa. Vào tháng 11, chỉ số Dow đã tăng vọt lên 5.00 điểm chỉ trong vòng 9 tháng từ khi vượt qua mốc 4.000 điểm và kết thúc năm 95 với mức tăng +36%. Chỉ số S&P 500 cũng kết thúc năm với mưcd tăng +37,5%, Nasdaq kết thúc năm +40%.
Năm 1996, khởi đầu với đợt điều chỉnh nhẹ đầu năm, thị trường đã quay lại tăng nhờ lực mua mạnh mẽ từ các quỹ tương hỗ do dòng tiền từ dân cư tiếp tục đổ mạnh vào thị trường chứng khoán. Tới tháng 4-5, chỉ số Nasdaq đã tăng +18% và chỉ số Dow tăng +15% nhờ lực mua mạnh mẽ của các quỹ. Tới tháng 6-7 thị trường có đợt điều chỉnh mạnh Nasdaq giảm -20%, Dow giảm -10% nhưng vẫn cao hơn ngưỡng 1.000 và 5.000 của 2 chỉ số đã xác lập được trước đó. Một số cp đầu bảng giai đoạn này là Dell Computer, trong các tháng từ quý 3, thị trường tiếp tục bùng nổ chỉ số Dow lên 6.000 điểm vào tháng 10, cơn phấn khích được đẩy lên mạnh mẽ cới ciệc có 235 tỷ usd tiền mới nộp vào các quỹ trong năm 1996 và các nhà quản lý đã đầu tư gần như toàn bộ với tỷ lệ tiền mặt chỉ 6,2% ở quỹ. Kết thúc năm chỉ số Dow tăng +26%, S&P 500 tăng +23% và Nasdaq tăng +23%. Một số nhóm ngành nhu bán dẫn tăng +80%, phần cứng máy tính +41%, phân mềm máy tính +36%.
Năm 1997, tiếp nối đà tăng của năm 96, thị trường tiếp tục đi lên mạnh mẽ và chỉ số Dow vượt 7.000 điểm. Fed lại tăng lãi suất thêm +0,25%, từ tháng 4-8, thị trường tăng rất mạnh và chỉ số Dow vượt qua mốc 8.000 điểm tương ứng mức tăng +30% chỉ trong 4 tháng. Nasdaq cũng không thua kém với mức tăng +35% chỉ số vượt 1.700 điểm. Các cp kỹ thuật ngành viễn thông, truyền thông, cntt tăng mạnh mẽ và dẫn đầu xu hướng tăng. Tới tháng 10, các nước châu Á bắt đầu bùng nổ khủng hoảng tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan và sau đó lan rộng ra hầu hết các nước Đông Á, Đông Nam A, Nga,..gây ra tâm lý hoang mang cho nđt tại Mỹ với các lo ngại hoạt động quốc tế của các cty Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nằng nề. Chỉ số Dow giảm -554 điểm tương ứng mức -7% vào ngày 27/10. Sau đó nđt nhận ra nước Mỹ vẫn rất vững mạnh mà không bị ảnh hưởng nhiều bợt khủng hoảng Châu Á và thị trường đã phục hồi trở lại. Kết thúc năm Gdp Mỹ vẫn tăng +4,5%, chỉ số Dow tăng +23% và Nasdaq tăng +22%.
Năm 1988, 2 tuần đầu năm thị trường giảm mạnh, giá đâu bất ngờ giảm mạnh làm xoá bỏ nỗi lo lạm phát, tỷ lệ lãi suất tiếp tục ổn định ở mức 5%, internet vẫn thể hiện là câu chuyện chính trên thị trường, câu chuyện năng suất tăng mạnh tiếp tục thuyết phục được nhà đầu tư. Chỉ số Dow tăng thẳng đứng +20% lên trên 9.000 điểm, Nasdaq cũng tăng mạnh +30% chỉ trong 2 tháng. Sau sự điều chỉnh ngắn vào tháng 5 thị trường đã quay lại vào tháng 6-7 và chỉ số Nasdaq vượt mốc 2.000 điểm với rất nhiều cp có cú chạy bứt tốc lên đỉnh rất nhanh và mạnh. Tói tháng 7, suất hiện hàng loạt các ngày phân phối với kl lớn kèm giá giảm mạnh. Chỉ số Dow giảm -299 điểm, Nga vỡ nợ, quỹ quản lý lừng lẫy LTCM sụp đổ và cần 50 ngân hàng vaod tái cơ cấu giúp tránh 1 đợt sụp đổ dây truyền có thể xảy ra. Tới tháng 8 thị trường tiếp tục suy giảm và Dow lại có phiên -502 điểm tương ứng mức giảm -6% vào 31/8. Trong vòng 1 tháng chỉ số Dow đã giảm -20%, Nasdaq giảm -17%. Tới tháng 9, sau khi LTCM sụp đổ, Nasdaq đã giảm -33% từ đỉnh tháng 7, Chủ số Dow giảm -1.900 điểm. Fed tiến hành cắt lãi suất -0,75% nhằm xoa dịu nỗi sợ hãi trên thị trường. Các nđt nhận ra tác động không lớn khi nước Nga vỡ nợ và đã lấy lại niềm tin vào thị trường. Ngày 6/10 thị trường giảm rất mạnh nhưng kết thúc phiên cao hơn mức trung bình, 2/3 phiên giao dịch tiếp theo đều tăng điểm, ngày thứ 5 của đợt hồi phục với kl lớn và giá tăng mạnh củng cố cho đợt hồi phục. Các cp dẫn đầu xuất hiện mạnh như Yahoo, Sun Microsystem, Charles Schawab, VeriSign, Quakcomm, ARM Holdings, AOL,…cuối năm thị trường phục hồi mạnh mẽ từ nhửa cuối tháng 10, kết thúc năm chỉ số Dow tăng +16%, Nasdaq tăng +40%. Trong năm này tk cá nhân O’Neil tăng 401%, một con số thật sự rất ấn tượng, các danh mục cty ông tăng bình quân 221%.
Năm 1999, thị trường vẫn tiếp tục tăng đầu năm do bóng ma Y2K vẫn ám ảnh các cty dành nhiều ngân sách đầu tư để đổi mới hệ thống cntt giúp các cty cntt tăng trưởng mạnh mẽ doanh thu lợi nhuận. Các nhóm ngành chính gồm: Internet, máy tính, điện tử, mạng máy tính và 1 số nhóm khác như viễn thông, công nghệ sinh học, thiết bị viễn thông (cáp quang),.. Giai đoạn này tỷ lệ thất nghiệp thấp, lạm phát thấp, lợi nhuận các cty cao, gdp tăng trưởng tốt, năng suất lao động tăng bình quân 2,9%, các cty tích cực mua cp quỹ, các đợt ipo liên tục diễn ra với nhu cầu mua lớn và bắt đầu vượt ra khỏi tầm kiểm soát với cơn điên cuồng mua cp bùng nổ. Đầu tháng 3, chỉ số Dow vùng dậy vượt 10.000 điểm. Vào tháng 5, chỉ số Dow lên 11.000 điểm tăng 1.500 điểm trong vòng gần 2 tháng. Kl giao dịch tăng mạnh vượt qua các giai đoạn trước đây. Không khí thị trường đầy phấn khích, các gói đầu tư 401k cực kỳ thu hút cá nhân và các cty tham gia, các cá nhân tham gia đầu tư ck, giao dịch hàng ngày trở lên phổ biến, người ta gặp nhau chỉ để nói chuyện về cổ phiếu và chứng khoán, nhiều người bỏ làm đi đầu tư chứng khoán vào lúc đó. Các cty mới đua nhau mọc ra với tên Dotcom, các cty cũ cũng tham gia vào lĩnh vực này để có thêm dotcom trong cty, các cty ipo tăng 500% chỉ sau vài ngày chào bán diễn ra thường xuyên. Tới tháng 8, thị trường tiếp tục đi lên mạnh mẽ và bắt đầu xuất hiện các đợt tăng lên đỉnh kinh điển như các lần đã từng xảy ra trong quá khứ. Các mức giá liên tục được điều chỉnh tăng theo giá thin trường, các cp liên tục lập đỉnh 52 tuần liên tục xuất hiện. Chỉ số Nasdaq từ mức 3.000 điểm trong tháng 11 lên 4.000 điểm ngay trong tháng 12 cả năm chỉ số Nasdaq tăng +85,5% mức tăng chưa từng có, chỉ số Dow trong năm tăng +25%, năm 1999 này O’Neil tiếp tục thành công với mức tăng +322%, luỹ kế thập kỷ 90s ông đạt lãi kép bình quân 40%/năm. Cũng năm này, Ropple cũng đạt lợi nhuận 483% từ tháng 4-11 và thêm 68% trong tháng 11-12.
11. Giai doan 2000-2004: Các chuyên gia tránh chiều giảm giá để bảo toàn lợi nhuận
Năm 2000, khởi đầu năm 2000 với việc thị trường phân kỳ lớn khi chỉ số Dow giảm trong 3 tháng đầu năm trong khi Nasdaq tiếp tục tăng phi mã lên vượt 5.000 điểm. Trong khi chỉ số Dow giảm -10% thi mọi sự chú ý trên thị trường đều đổ dồn vào Nasdaq, Fed giai đoạn cuoiis 1999 đã bơm rất nhiều tiền vào nền kinh tế để chuẩn bị cho Y2K và số tiền lại này chảy vào chứng khoán rất lớn. Vào 10/3, Nasdaq vươn lên 5.000 điểm tăng 108% trongvongf 12 tháng trong khi chỉ số Dow chỉ tăng 9% và S&P 500 tăng 12% cùng thời kỳ. Cơn sốt cp kỹ thuật này kéo các quỹ tích trữ rất lớn cp và tỷ lệ tiền mặt giảm còn 4% mức rất thấp so với trước đây. Ngày 7/3, Nasdaq bắt đầu tăng cao hơn sau đó giảm trở lại 57 điểm tương ứng -1,2% với kl rất lớn 2,1tr cp, S&P 500 giảm -2,6%, Dow giảm -3,7%; ngày 8/3, Nasdaq kết thúc ngày tăng +1%, Dow giảm -7%; ngayd 10/3, Nasdaq bứt tốc tăng +85 điểm lên 5.132 rồi cuối phiên đóng ở 5.048 với mức tăng +1,76%; ngày 14/3, Nasdaq giảm -4,1% tương ứng hơn 200 điểm với klgd lớn; ngayd 15/3, Nasdaq giảm -2,6% tức 124 điểm, chỉ số Dow và S&P 500 đảo chiều tăng +3,3% và 2,4%. Sau đợt này, thị trường phục hồi với kl thấp và rất nhiều cp đầu bảng bắt đầu giảm mạnh với kl lớn, chỉ còn Cisco vẫn đang đứng vững trên thị trường. Chỉ trong tháng 3, chỉ số Nasdaq giảm -10%. Bước vào tháng 4, Nasdaq tiếp tục giảm mạnh lực bán ra mạnh mẽ trong khi cầu khá yếu ớt. Trong vòng 1 tuần từ 7-14/4, Nasdaq giảm -25% chóng vánh. Tới 17/4, chỉ số Nasdaq đã giảm -37%, chỉ số Dow giảm -1.000 điểm trong 3 ngày 12-14/7 với klgd rất lớn. Từ tháng 4-8 thị trường giao dịch giằng co sau đợt giảm mạnh mẽ trong tháng 3-4. Từ tháng 8 thị trường có đợt hồi phục tới tháng 9, sau đó Nasdaq tiếp tục có 5 ngày phân phối liên tiếp với kl lớn, cp leader Cisco cũng bắt đầu sụp đổ sau khi giữ giá suốt đợt bán tháo trước. Chỉ số Nasdaq giảm -29% từ 4.259 điểm về 3.026 điểm, sau khi bùng nổ các đợt ipo dot.con trong 5 tháng đầu năm với 400 vụ ipo với giá trị 100 tỷ usd thì đã cạn kiệt vào nửa cuối năm cùng với sự sụp đổ của Nasdaq. Kết thúc năm 2000, chỉ số Dow giảm -6%, S&P 500 giảm -10% và Nasdaq giảm -39%.
Năm 2001, các cty sau khi ăn lên làm ra trong giai đoạn trước bắt đầu sụt giảm lợi nhuận, Fed quyết định cắt giảm lãi suất -0,5%, thị trường đã phản ứng tích cực khi tháng 1 chỉ số Nasdaq tăng +600 điểm, Fed lại tiếp tục cắt giảm thêm -0,5% lãi suất vào cuối tháng 1. Tuy nhiên, do lợi nhuận các cty suy giảm nên thị trường lại tiếp tục sụt giảm mạnh và Nasdaq vào đầu tháng tư giảm về 1.619 điểm tương ứng mức giảm -28% ytd và -44% tính từ đỉnh năm 2000. Chỉ số Dow cũng sụt giảm về 9.106 điểm trong tháng 4. Sau quá trình rơi tự do, thị trường có sự phục hồi mạnh mẽ từ tháng 4-5. Tới tháng 5, Nasdaq lại sụt giảm trở lại, nhiều cp đầu bảng bắt đầu sụp giảm mạnh trở lại, các phiên phân phối với kl lớn liên tục diễn ra, gdp tăng trưởng thấp, lợi nhuận các cty sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Tới tháng 9, sự kiện 11/9 xảy ra gây trấn động thế giới, thị trường Mỹ đóng cửa và khi mở lại thị trường đã giảm mạnh với chỉ số Dow giảm -18% trong 2 tuần về 8.062 điểm. Sau khi giảm mạnh, thị trường đã có sự khôi phục rất mạnh bởi nền tảng lai suất thấp, chỉ số Nasdaq tăng +44% trong 2 thán và chỉ số Dow cũng tăng +26% từ mức thấp nhất. Kết thúc năm 2001, chỉ số Dow giảm -7%, S&P 500 giảm -14% và Nasdaq giảm -21%.
Năm 2002, theo đà cuối năm 2001 thị trường tiếp tục tăng đầu năm 2002. Tuy nhiên vụ án Enron xảy ra cùng với các đợt điều tra phá sản của Worldcom, Tyco, Adelphia dẫn tới nđt mất niềm tin vào các cty và lo ngại sự thổi phồng lợi nhuận của các cty trên thị trường. Thị trường giảm mạnh từ cuối tháng 1 tới tháng 4 và 1 đợt phục hồi thất bại từ tháng 5-7. Tới tháng 8 việc bán tháo lại diễn ra mạnh mẽ tới tháng 10. Chỉ số Nasdaq giảm -78% từ đỉnh cao tháng 3/2000, chỉ số Dow giảm -38%, S&P 500 giảm -51% và chỉ riêng từ 1/1 tới 10/10 S&P 500 giảm -33%. AT&T cp đầu bảng giảm từ 99$ về 17$ để thấy mức độ khốc liệt của thị trường khi đó. Tới tháng 10, khi thị trường tồi tệ nhất thì cơ hội tạo đáy đi lên lại xuất hiện, với việc eBay tạo đáy thành công đi lên là tín hiệu tốt cho thị trường phục hồi. Chỉ số Nasdaq tăng +500 điểm trong vòng 2 tháng và chỉ số Dow tăng +1.850 điểm. Tháng 12 thị trường củng cố giật lùi lại và kết thúc năm với chỉ số Dow giảm -17% và Nasdaq giảm -31%. Roppel cũng có năm thất bại với danh mục -15%.
Năm 2003, thị trường giao dịch dường như khẳng định tháng 10/2002 đã tạo đáy chắc chắn khi các chỉ số tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, từ cuối tháng 1 thị trường bắt đầu giảm lại nhanh và mạnh, chỉ số Nasdaq giảm -200 điểm và Dow giảm -1.200 điểm. Mức giảm kết thúc với điểm số vẫn cao hơn đáy tháng 10/2002 và hình thành mô hình đáy kép, giai đoạn này eBay tiếp tục khẳng định vị thế vững mạnh đi lên bất chấp thị trường điều chỉnh. Rất nhiều nđt bị loại khỏi thị trường rút lui, đại đa số vẫn đang nghi ngờ thị trường có tiếp tục sụp đổ và đứng ngoài quan sát. Trong lỗ lực hồi phục, ngày thứ 4 kể từ đây thị trường đã có sự tăng mạnh +3,9% với kl lớn đã tái khẳng định xu hướng đi lên của thị trường. Sau khi Nasdaq giảm -12% từ tháng 12/2002 tới tháng 3, thi trường đã quay trở lại xu hướng tăng. Các cp như Amazon, NetEase, Genetech, Sohu,… tăng mạnh mẽ dẫn đầu thị trường. Lợi nhuận các cty năm 2003 vẫn giảm mạnh với mức giảm -28% so với năm 2000 và -36% so với năm 1997. Tăng trưởng gdp bắt đầu tăng, lai suất xuống gần thấp nhất lịch sử đã kích hoạt thị trường khôi phục trở lại. Thị trường giao dịch giằng co từ tháng 3-4 và bắt đầu tạo klgd đột biến vào 17/4 với mức tăng +2,2% với kl rất lớn. Các quỹ bắt đầu quay trở lại mua cp trên thị trường, các cp nhóm telecom, internet đi lên mạnh mẽ trong giai đoạn này sau khi thất bại thảm hại trong 2 năm trước. Tháng 5, thị trường tiếp tuch đi lên với các cp internet, telecom vào ngày 17/5, Nasdaq lại nhẩy vọt với mức tăng +3,1% với kl rất lớn, lãi suất giảm xuống kỷ lúc 1% và từ đây bong bóng bất động sản Mỹ bắt đầu hình thành và tích luỹ mạnh mẽ để bùng nổ vào 2007-2008. Thị trương bắt đầu lan toả với nhiều nhóm ngành tăng hơn so với trước đây, gdp bắt đầu tăng vững mạnh nhờ tiền được bơm mạnh cùng lãi suất thấp kỷ lục kéo dài. Thị trường hình thành mô hình tăng theo kiểu bậc tam cấp tới tháng 11 và bứt tốc tăng mạnh vào tháng 12. Kết thúc năm chỉ số Dow tăng +25%, S&P 500 tăng +26% và Nasdaq tăng +50%. Kết thúc năm Roppel tài khoản tăng +109%.
Năm 2004, thị trường bắt đầu với biến động lớn đầu năm với chiều hướng sụt giảm mạnh. Từ tháng 7, thị trường bắt đầu xu hướng đi lên nhưng kl giao dịch không tăng đột biến và sự đi lên không thật sự thuyết phục. Tuy nhiên, vẫn có 1 số cty leader xuất hiện nhưng không nhiều. Trong năm Google Ipo và nhanh chóng thu hút các nđt tổ chức tham gia, chỉ số Dow tăng hơn 1.000 điểm từ tháng 10 tới cuối năm. Vào 7/12, chỉ số Nasdaq đảo chiều giảm mạnh. Kết thúc năm 2004, chỉ số Dow tăng +3%, Nasdaq tăng +8,6%.
4 năm đầu thập niên 2000s là những năm cực kỳ biến động với các đợt sụt giảm gãy đổ rất lớn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đệm cho cú sụp đổ lớn nhất lịch sử trong năm 2007-2008 mà Mỹ kéo theo cả thế giới đi theo sau này.
12. Những bài học lịch sử từ những nhà chứng khoán tài ba nhất
Gerd Loeb: Nhân tố quan trọng nhất trong việc định hình thị trường chứng khoán chính là tâm lý đám đông. Hoạt động của giá cả và khối lượng giao dịch trên thị trường và trong các cp dẫn dắt dựa trên cơ sở lợi nhuận, kỳ vọng về sự tăng trưởng lợi nhuận, những chuyển động của các chu kỳ lịch sử, phản ứng của các nđt đối với những điều đó cùng với các xu hướng kinh tế nhất định khác – tất cả những điều đó là nguyên nhân thúc đẩy thị trường ck vận hành.
Phương pháp của các nđt cừ khôi dùng để chinh phục thị trường ck:
– Nắm bắt xu hướng chung của thị trường chứng khoán
– Dùng kiến thức lịch sử trong nghiên cứu và quan sát các thị trường
– Tiến hành các nghiên cứu và tìn kiếm thông tin độc lập
– Mua những loại cp có nền tảng cơ sở vững chắc đang dẫn đầu ngành. Các cp đầu bảng luôn thay đổi theo từng chu kỳ thị trường và rất linh hoạt. Quan trọng nhất là biết được những yếu tố nền tảng tạo ra lợi nhuận của cp đó.
– Mua các cp đầu bảng chỉ trong các thị trường giá lên và thoát ra khỏi các mô hình gốc thích hợp vơi khối lượng lớn và dùng chiến lược kin tự tháp để tăng thêm các cp sinh lợi đó.
– Cắt giảm thua lỗ đến mức tối thiểu. Ropple có quy tắc nếu cp giảm -3% thì bán 1/3 đi, giảm -5% bán 1/3 đi và giảm -7% thì bán nốt 1/3 còn lại. Duy trì tỷ lệ lãi/lỗ của mỗi giao dịch >50%.
– Tiếp tục nắm giữ cp sinh lợi cho tới khi có những dấu hiệu bán ra mách bảo bạn phải thoát khỏi các vị thế giao dịch của mình. Bán ra và nua vào đúng thời điểm trên ttck là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Một số cuốn sách được recoment đọc nhất:
1. Reminiscenses of a Stock Operator – Edwin Lefevre – Hồi ức của 1 thiên tài chơi chứng khoán – đã xuất bản tiếng Việt.
2. How I made $2,000,000 in the stock market – Nicolas Darvas – Tôi đã kiếm được 2 tr usd trên ttck ntn – đã xb tiếng Việt
3. The Battle of Investment Survival – Gerald Loeb – chưa xb tiếng Việt
4. My owb Story- Bernard Baruch – chưa xb tiếng Việt
5. How to Trade in Stock – Jese Livermore – đã xb tiếng Việt
6. How to Make Money in Stocks – O’Neil – đã xb tiếng Việt.
Cho mình xin file pdf với ạ
Không có bạn nhé. Sách cũng không thấy xuất bản lại.
Cho e xin file pdf dc ko ạ,
Xin lỗi mình không có file pdf, mình đọc sách giấy.