Cách mạng Pháp và tâm lý học của các cuộc cách mạng – Gustave Le Bon
Đây là 1 trong 3 cuốn sách của Le Bon được xuất bản sang tiếng Việt ở Việt Nam. Mình ưa thích ông này nên quyết định đọc đủ cả 3 cuốn của ông. Quan điểm của ông là cực hữu và mạnh tính phân biệt chủng tộc. Nhưng lý giải về tâm lý đám đông và động lực đám đông thì mình chưa tìm ra ai lý giải hợp lý logic hơn Le Bon.
Phần I – Những yếu tố tâm lý của các phong trào cách mạng
- Những đặc trưng chủ yếu của các cuộc cách mạng
- Cách mạng khoa học và cách mạng chính trị
Cách mạng: thường được hiểu là sự đổi thay chính trị đột ngột. Nhưng chúng ta có thể hiểu rằng nó ám chỉ mọi chuyển đổi bất ngờ, hoặc những gì tương tự về tín ngưỡng, tư tưởng và các luận thuyết. Muốn thực hiện được 1 cuộc cách mạng, chúng ta cần chuyển biến logic thành ý thức và tác động lên đám đông thôn gqua yếu tố tình cảm và làm nảy sinh trong quần chúng những niềm hi vọng.
Các mạng khoa học: Đây là các cuộc cách mạng có ý nghĩa lớn nahats nhưng chúng thường ít gây được sự chú ý. Chúng ta còn gọi chúng là những sự tiến hóa. Các cuộc cách mạng dạng này có thể kiếm chứng được về mặt khoa học nên không cần bàn cãi và thoát khỏi mọi sự phê phán.
Những cuộc cách mạng chính trị: Các cuộc cách mạng về tôn giáo và chính trị thuần túy dựa trên các nhân tố tình cảm và thần bí. Lý tính chỉ đóng vai trò rất nhỏ bé trong sự ra đời của chúng. Tín ngưỡng đôi khi được đẩy lên mức không gì có thể cưỡng lại được. Khi đó, con người bị thôi mien bởi tín ngưỡng của mình trở thành tín đồ, sẵn sàng hy sinh quyền lợi, hạnh phúc và thậm chí cả tính mạng của mình cho sự khỏi hoàn của tín ngưỡng này.
Các cuộc cách mạng chính trị cũng có thể nảy sinh từ những đức tin hình thành trong tâm hồn, nhưn còn nhiều nguyên nhân khác cũng ta chúng. Mức độ bất mãn là 1 biểu hiện tổng hợp cho điều đó. Khi sự bất mãn trở nên phổ biến, 1 đảng sẽ được thành lập và sau đó thường trở nên đủ mạnh để đấu tranh chống lại chính phủ. Sự bất mãn này thường tích luy trong 1 thời gian dài và cuộc cách mạng thường mất rất nhiều thời gian hình thành, tích lũy và bùng nổ. Các dân tộc bảo thủ sẽ có các cuộc cách mạng quyết liệt và đẫm máu nhất. Trong khi các dân tộc có khuynh hướng thích nghi sẽ dần dần thay đổi để giải quyết các mâu thuẫn 1 cách ôn hòa hơn.
Các cuộc cách mạng luôn diễn ra từ trên xuống. Nhưng nó phải kích động được quần chúng nhân dân ủng hộ nó nhiệt thành. Các thủ lĩnh sẽ lặp đi lặp lại các lời khẳng định về việc sẽ giải quyết được mâu thuẫn của người dân hiện tại, Họ thổi phồng sự bất mãn lên cao, thuyết phục những người bất mãn rằng chính phủ là nguyên nhân duy nhất của mọi sự kiện đáng buồn, và chế độ mới sẽ giải quyết được mọi việc cho họ.
Những kết quả của các cuộc cách mạng chính trị: Các cuộc cách mạng chính trị thường kéo theo là các đợt tiêu diệt đối thủ cũ 1 cách cực đoan như truy hại, trục xuất hoặc tiêu diệt họ. Chính quyền mới được dựng nên với nhiều uy quyền tuyệt đối kế thừa của chính quyền cũ. Nhưng đại đa số sẽ xây dựng 1 dạng cân bằng giữa các giai cấp, sao cho không 1 giai cấp nào vượt trội hẳn lên để có thể khống chế được họ trong tầm kiểm soát của mình.
- Những cuộc cách mạng tôn giáo
Cuộc cách mạng Pháp cũng tương tự như 1 cuộc cách mạng tôn giáo, nó cũng tuân theo các quy luật lan truyền của mọi tín ngưỡng. Các lý thuyết cách mạng tôn giáo lúc đó rất phi logic nhưng vẫn được con người chấp nhận 1 cách mù quáng và mê muội.
Tín ngưỡng mới lan truyền không phải bằng những cuộc thảo luận, càng không phải bằng sư lập luận mà là bằng sự khảng định, sự lặp lại, sự lây truyền tinh thần và của uy thế. Các tư tưởng cách mạng được lan truyền sau đó ở Pháp cũng đi theo cách đó tương tự như cách cuộc cách mạng tôn giáo gây ra.
Khi 1 đức tin tôn giáo hoặc chính trị nào đó đã toàn thắng, thì không những lý tính không thể gây ảnh hưởng gì đến nó, mà chính nó lại luôn tìm ra những lý do để luận giải, biện minh và ra sức áp đặt lý lẽ đó. Các dân tộc có tín ngưỡng mạnh thường sẽ rất tàn khốc, các dân tộc đa thần thường sẽ có sự khoan dung lớn hơn.
Các cuộc cách mangjt ôn giáo có vai trò khá quan trọng trong lịch sử nhân loại. Dù cho giá trị lý tính của chúng yếu ớt, nhưng chúng đều đã dẫn dắt lịch sử và không để cho các dân tộc biến thành 1 đấm cây bụi cọ gồm những cá thể rời rạc và không có sức mạnh. Con người cần tín ngưỡng ở mọi lứa tuổi để định hướng tư duy và hướng dẫn hành vi của mình.
- Vai trò của các chính phủ trong các cuộc cách mạng
Trong các cuộc cách mạng, có 2 đặc tính là tính tức thời và sự dễ dàng bị lật đổ của các chính phủ bị tấn công. Tính tức thời được giải thích bằng sự lây an về tinh thần nhờ những công cụ hiện đại của quảng cáo. Sự yếu ớt của chính phủ chủ yếu tới từ vai trò yếu ớt của quân đội và sự lạc quan mù quáng của chính phủ vào sức mạnh quân sự mà mình đang nắm giữ. Các cuộc lật đổ ở Pháp diễn ra khá đơn giản do lực lượng quân đội rất bế tắc và lủng củng trong phối hợp và chỉ huy.
Tuy vậy, các cuộc cách mạng tại các nước nhìn chung chỉ làm thay đổi bề nổi của vấn đề, NÓ không làm thay đổi tâm hồn của 1 dân tộc. Để có thể thay đổi tâm hồn của 1 dân tộc nó cần thời gian rất lâu dài mới có thể lam được, lúc đó mới là các cuộc cách mạng thật sự.
- Vai trò của nhân dân trong các cuộc cách mạng
Các dân tộc luôn có tính cố kết và tính mềm dẻo trong đó. Nếu không có tính mềm dẻo thì sẽ không thể thích ứng với những thay đổi của môi trường nảy sinh từ những tiến bộ của nền văn minh. Nhưng sự vượt quá chuẩn về tính mềm dẻo của tâm hồn sẽ dẫn dân tộc đó vào những cuộc cách mạng liên miên. Trong lịch sử có 2 dân tộc có sự cân bằng tốt nhất trong 2 đặc tính này là người Anh và người La Mã thời cổ đại.
Các dân tộc có tâm hồn quá ổn định thường làm các cuộc cách mạng nhiều bạo lực nhất, Vì họ không biết cách tiến hóa từ từ và thích nghi với những biến đổi của môi trường, họ đành thích ứng với nó theo cách dữ dội, 1 khi việc thích ứng ấy trở nên cần thiết.
Vai trò của nhân dân vẫn không thay đổi qua rất nhiều cuộc cách mạng. Họ không tự nghĩ ra và cũng không tự điều khiển được nó. Hàn động của các cuộc cách mạng là do các nhà lãnh đạo kích động nên. Chỉ khi lợi ích trực tiếp của họ bị xâm phạm thì họ mới có các hành động tự phát và các phong trào mang tính khu vực.
- Những dạng thức tâm tính ưu trội trong tiến trình cách mạng
- Những biến thể các nhân của tish cách trong tiến trình cách mạng
Mỗi con người đều sở hữu 1 tính cách thường ngày hầu như cố định nếu môi trường không thay đổi, nhưng họ cũng có trong mình 1 tính cách khác mà các sự cố làm phát lộ ra. Trong cuộc cách mạng Pháp, rất nhiều người với tính cách hiền hòa ban đầu đã trở thành các đao phủ dã man, giết người không lý lẽ và bốc đồng 1 cách điên cuồng. Trong sự biến đổi này, không phải trí tuệ, mà là những tình cảm bị biến đổi, và tùy theo cách liên kết của chúng mà hình thành nên tính cách mới.
- Tâm tính thần bí và tâm tính Jacobin
Tư tưởng thần bí gán 1 quyền năng bí hiểm cho những người hoặc những sức mạnh cao siêu, được cụ thể hóa dưới dạng những thần tượng, những vật thờ, những từ ngữ và những công thức. Tinh thần thần bí là cơ sở của mọi tín ngưỡng tôn giáo và của đại bộ phận lòng tin chính trị. Nó lồng ghép vào những tình cảm và những thôi thúc dục vọng mà nó định hướng, logic thần bí đem sức mạnh cảu chúng truyền cho quần chúng. Nhiều người không sẵn lòng chết vì lẽ phải, nhưng họ lại sẵn sàng hy sinh thân mình cho 1 lý tưởng thần bí, khi nó đã trở thành đối tượng để tôn thờ.
Tâm hồn Jacobin được hình thành từ tâm lý thần bí mà khong phải bởi lý lẽ logic hợp lý. Họ mang trong mình sự thôi thúc tự tin với niềm tin của mình bất chấp nó có đúng hay không. Nó giống như cách tôn giáo Tin Lành thực hiện trong cuộc cách mạng tôn giáo, họ phán xét tất cả những người chống lại lý lẽ Jacobin của mình phải chịu tội chết và phải đưa lên máy chém giống như tòa án dị giáo. Tâm hồn Jacobin mang trong mình 3 yếu tố: lý lẽ yếu ớt; lòng đam mê rất mạnh và chủ nghĩa thần bí dữ đội, đó là những hợp phần tâm lý thực thủ của tâm hồn Jacobin.
- Tâm tính cách mạng và tâm tính tội phạm
Trong xã hội có rất nhiều những kẻ nổi loạn và cuồng tín bị ám thị theo các quyền lực bí ẩn để thực hiện hóa sự ao ước của họ. Trong thời bình, họ bị giới hạn bởi các quy định và luật lệ. Trong thời kỳ rối loạn, họ được thỏa mãn bản năng của mình khi các quy định và gò bó bị suy giảm. Tinh thần cách mạng cũng không phải lúc nào cũng bị đẩy đến nguy hiểm, nó cũng có thể là tính táo bạo để phát minh ra những thứ tạo ra sự đột phá lớn.
Những kẻ tội phạm đích thực là những kể ở bên lề xã hội và bị kiềm chế bởi luật pháp nhưng chúng vẫn thực hiện các hành động phạm tội, nhưng khi các luật lệ suy yếu đám tội phạm này sẽ nhẩy ra cướp giết liên tục. Nhóm thứ 2 là các kẻ tội phạm nửa vời, họ chỉ thực hiện hành động khi cái trật tự bắt đầu suy yếu. Và trong các cuộc cách mạng, các nhà lãnh đạo thường sử dụng kích động 2 đối tượng phạm tôi này để làm đội ngũ xung phong cảm từ đi đầu trong các cuộc bạo loạn, lật đổ, cách mạng mà họ là những người lãnh đạo đứng sau.
- Tâm lý học đám đông cách mạng
Con người khi là 1 phần của quần chúng khác với chính anh ta khi là con người riêng lẻ rất nhiều. Tính bản ngã có ý thức của anh ta bị tiêu tan trong tính cá biệt vô ý thức của đám đông. Tâm hồn tập thể dược hình thành 1 cách tức thời là 1 thể tập hợp rất đặc biệt. Đặc trưng chủ yếu của nó là bị khống chế hoàn toàn bởi những yếu tố vô thức, tuân thủ 1 logic đặc biệt: logic tập hợp.
Đám đông còn có các đặc trưng là: tính cả tin vô hạn, độ nhạy cảm quá mức của chúng, sự thiếu lo xa và không có khả năng để tếp nhận ảnh huwongr của sự suy luận. Sự khẳng định, sự lây lan, sự lặp lại và sự thành đạt kết thành những phương tiện gần như duy nhất để thuyết phục chúng. Thực tế và kinh nghiệm không hề có tác dụng trong việc thuyết phúc đám đông.
Các thành viên trong tập thể sẽ bị nhất thể hóa tình cảm và ý nguyện của họ. Trong tập thể đám đông đó có tình cảm ,cử tchir và hành động đều có sức lây lan tới mức cực đoan. Các thủ lĩnh trong đó đã lây lan các nguyện vọng của họ cho các cá nhân khác trong đám đông và dẫn dắt họ hành động.
1 dân tộc, do có tâm hồn các thế hệ nên đã hạn chế được ảnh hưởng của 1 đám đông hỗn loạn và bảo toàn sự ổn định của mình. 1 dân tộc cũng được cấu thành bởi các nhóm người khác nhau với lợi ích và nguyện vọng khác nhau, họ sẽ khác 1 đám đông thường có chung 1 nguyện vọng.
Người thủ lĩnh sẽ tác động lên đám đông thông qua ám thị. Tùy theo sự ám thị của các thủ lĩnh mà quần chúng có những trạng thái bình tĩnh, yên lặng, dữ dội, tội lỗi hay anh hùng.
- Tâm lý học của những tập hợp cách mạng
Các phe phái trong cách mạng được thể hiện bởi các nhóm lợi ích khác nhau và xoay xung quanh các thủ lĩnh của mỗi phe phái. Đây là 1 đám đông không thuần nhất và chỉ thống nhất với nhau trong 1 số tình huống đặc biệt. Mỗi thành viên đều được củng cố bởi niềm tin của tập thể. Cac hội nhóm này cũng thường bị thổi phồng sự quá khích trong các cuộc tụ tập cách mạng. Ban đầu có thể khá ôn hòa nhưng sau đó bùng phát thành bạo lực dã man.
Sự biến đổi gia tăng dần của tình cảm giống như chuyển động cơ học, khi nó liên tục được tác động vào thì sẽ dần dần gia tốc nhanh hơn. Ban đầu có thể rất bình lặng nhưng càng về sau càng mạnh mẽ và sau đó lại suy giảm rất nhanh chóng.
Phần II – Cuộc cách mạng Pháp
- Những cội nguồn của cách mạng Pháp
- Quan điểm của các nhà sử học về cuộc cách mạng Pháp
Các quan điểm về cách mạng Pháp đều mang trong nó thuyết định mệnh. Nó đã gán mọi sự kiện vào việc chúng ta không thể thay đổi được sự kiện đó. Các nhà sử học thường đưa ý kiến của mình vào các sự kiện lịch sử trong các cuốn sách lịch sử của mình. Và hầu như không có các cuốn lịch sử 1 cách thực sự công bằng vì nó sẽ rất tẻ nhạt và không ai muốn đọc nó. Vì vậy, có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về sự kiện cách mạng Pháp và lý giải tại sao người ta lại trở nên hung bạo như vậy trong cuộc cách mạng này.
- Những cở sở tâm lý học của chế độ cũ
Các vị vua Pháp có quyền lực không phải là tuyệt đối và đã bị suy yếu rất lớn vào giai đoạn nổ ra cuộc cách mạng Pháp là thời vua Louis XVI. Sau các cuộc tranh luận lặp đi lặp lại, chế độ quân chủ này đã không còn ai bảo vệ nó và nó đã sụp đổ giống như 1 tòa nhà bị phá móng.
- Tình trạng vô chính phủ về tinh thần vào thời điểm cách mạng Pháp và vai trò được gán cho các triết gia
Các tư tưởng thường sẽ có ảnh hưởng lớn dần lên qua 1 thế hệ và nó chỉ phát huy hiệu quả khi các nền tảng tinh thần xã hội đã trở nên suy yếu. Cũng tư tưởng đó sẽ không được chấp nhận nếu nó ở giai đoạn trước đó 1-2 thế kỷ khi nền tảng tư tưởng vẫn còn đang ở giai đoạn chắc chắn và mạnh mẽ. Các triết gia không phát hiện được điều gì mới, nhưng họ đã phát triển được 1 tinh thần phê phán mà những giáo điều không kháng cự lại được, khi mà sự phân rã của chúng đã sẵn sàng.
- Những ảo tưởng tâm lý của cách mạng Pháp
Các học thuyết có trong nó rất nhiều sai lầm nhưng nó không gây lại cho sự lan tỏa của nó, nhưng nó lại ảnh hưởng đối với đầu óc con người tiếp nhận nó. Phái Jacobin đã ảo tưởng sử dụng sức mạnh để áp đặt các luật lệ mới theo ý họ, sử dụng bạo lực để hành quyết các người chống đối nhằm phá nát mọi quy tắc xã hội cũ nhưng cuối cùng họ đều thất bại.
Quyển II – Những ảnh hưởng hợp lý, tình cảm, thần bí và tổng hợp trong tiến trình của cuộc cách mạng
- Tâm lý học của hội đồng lập hiến
Yếu tố lý tính đóng góp ban đầu trong cuộc cách mạng khi nó dẫn dắt tầng lớp tư sản đứng lên. Nhưng khi cách mạng xâm nhập vào tầng lớp quần chúng nhân dân thì yếu tố lý tinh tan biến đi và nhường chỗ cho yếu tố tình cảm, tổng hợp và thần bí. Trong đó yếu tố thần bí là quan trọng nhất và đóng góp vào việc thôi thúc con người làm các hành động phi lý mà bình thường khi có lý trí người ta sẽ không thể lam vậy. Nó cũng là nguồn gốc của tôn giáo hay các cuộc cách mạng tôn giáo trước đây cũng từng mang trong mình yếu tố thần bí đó.
Sự yếu kém của vua Louis XVI và sự cùng quẫn của tầng lớp lao động đã tạo động lực cho quốc hội Pháp được triệu tập và sự đối lập của tầng lớp nông dân với các tầng lớp quý tộc và tăng lữ đã làm bùng phát ở quốc hội Pháp và khởi đầu cho cuộc cách mạng Pháp sau đó.
Hội đồng lập hiến ra đời từ sự yếu kém của nhà vua Pháp Louis XVI. Hội đồng này tự ban cho mình các quyền tối thượng, đặc biệt quyền ban bố các loại thuế, xâm phạm nghiêm trọng các đặc quyền của quyền lực hoàng gia và đối kháng với vua. Vua thì quá yếu ớt bởi các lực lượng lính đánh thuê. Hội đồng đã kích động và tạo được 1 đội quân từ quần chúng với 12k người và pháp ngục Bastille tạo ra sự rung chuyển ở nước Pháp đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ phong kiến cổ hủ. Điều này đã ám thị cho Hội đồng này sức mạnh để lây lan nó ra mạnh hơn trong Paris để sau đó lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ mà họ đã sợ hãi nhiều thế kỷ qua.
Những người ở đẳng cấp thứ 3 đã chiếm được chỗ tốt từ cuộc nổi dậy lật đổ phong kiến, dã mua được nhiều tài sản quốc gia với giá rẻ đã cương quyết chông lại sự phục hồi của chế độ phong kiến cũ để bảo vệ lợi ích mà mình vừa có được.
- Tâm lý học của hội đồng lập pháp
Hội đồng lập pháp có 740 người được thành lập mới. Trong khii muốn phá bỏ truyền thống, họ là những người cách mạng, nhưng khi thể hiện tham vọng quay về với quá khứ xa xưa, họ lại tỏ ra rất phản động. Họ có tính mẫn cảm, tính hay thay đổi, sự nhát gan và sự yếu hèn. Họ có sự thay đổi rất nhanh, có khi trong ngày lúc thóa mạ nhau, sau đó lại vui vẻ ôm hôn nhau nhiệt tình. Họ vừa hoan hô nhiệt thành 1 người náo đó nhưng sau đó lại sẵn sàng bỏ phiếu lôi máy chém ra chém người đó.
- Tâm lý học của hội quốc ước
Hội quốc ước mang trong mình các người khổng lồ thủ lĩnh trong đó được cường điệu hóa thông qua các chiến tích của quân đội bảo vệ nền cộng Hòa chống lại sự tấn công của cả châu Âu nhằm phản đối việc thành lập nền cộng hòa tại Pháp khi đó. Hội quốc ước còn chứng kiến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo Jacobin. Tư tưởng về sự bình đẳng, phá bỏ nền quân chủ chuyên chế đã thống trị lâu nay, sự thù hận,… đã làm cho các con người này sử dụng vũ lực để áp đặt tôn giáo của họ nên xã hội và ép buộc xã hội phải thực hiện theo họ. Họ sử dụng máy chém khắp nước Pháp để phán quyết những người không nghe lời và chống đối họ.
Họ chuyển đổi từ 1 nền chuyên chế có vua sang 1 nền chuyên chế còn tuyệt đối hơn với vai trò các thủ lĩnh, các công xã là người tự cho mình các quyền quyết định mọi vấn đề.
- Chính phủ của hội quốc ước
Trong toàn bộ thời gian tồn tại của mình, hội quốc ước đã bị điều khiển bởi các thủ lĩnh của các câu lạc bộ và của Công xã. Nếu quốc hội không thông qua các yêu cầu của các câu lạc bộ này, họ sẽ đem vũ lực đến uy hiếp và buộc quốc hội phải thực hiện các yêu cầu của họ.
Hội quốc ước chỉ tồn tại có 3 năm nhưng nó đã mang tính đặc trưng của bạo lực mạnh mẽ. Nó đã ban hành 2 bản hiến pháp, bản hiến pháp năm 1793 chưa từng được thực thi và bản hiến pháp ăm 1795 để cho ra đời ban đốc chính thay thế cho hội quốc ước.
- Bạo lực cách mạng
Bạo lực cách mạng được thể hiện dưới các tòa án cách mạng được lập ra và phán quyết người có tại 1 cách hời hợt mà không qua thủ tục pháp lý cần thiết. Những người bị phán mang nặng sự cảm tính và rất dễ dàng bị kết tội. Các nhà cách mạng bên cạnh giết những người theo phái bảo thủ cũ, những người bị quy cho các tội lỗi chống đội họ còn rất tích cực phá hoại các công trình nghệ thuật, kiến trúc như là xóa bỏ cá tàn dư của chế độ cũ.
- Quân đội của cách mạng Pháp
Quân đội Pháp trong giai đoạn này lại đạt được thành tựu lớn khi chỉ trong 3 năm này họ đã mở rộng biên giới thêm nước Bỉ và các vùng lãnh thổ trên tả ngạn song Rhin. Đội quân của Pháp cũng rất hùng hậu với 752k quân trên các khu vực và chủ yếu do Carnot điều hành và hội quốc ước không tham gia điều hành mà chủ yếu ra các chỉ thị về tổng động viên và các sắc lệnh tuyển quân trên toàn quốc.
Tuy nhiên, chính sự chiếm đóng sáp nhập Bỉ vào Pháp đã tạo ra cuộc chiến tranh kéo dài 22 năm giữa Pháp và Anh suốt thời gian sau đó khi liên quanh Anh, Phổ, Áo luôn tấn công Pháp và Pháp đi tấn công các nước này. Sự thành công về quân sự này của các đạo quân cách mạng có được nhờ lồng phấn khởi phi thường, khả năng chịu đựng, sự hy sinh quên mình của những chiến sỹ ăn mặc rách rưới và đa phần không đi giày. Tất cả đều thấm đẫm những nguyên lý cách mạng, họ tự cảm thấy mình là những tông đồ của 1 tôn giáo mới, mang sứ mệnh tái sinh thế giới.
Vì tín ngưỡng có khả năng lây truyền, nên 1 tín ngưỡng mới ra đời này đã lây truyền ra cả quân đội Pháp và từ đó tạo ra đội quân mạnh mẽ mà dưới sự lãnh đạo của Napoleon sau đó đã đánh bại cả châu Âu vài năm sau đó.
- Tâm lý các thủ lĩnh cách mạng Pháp
Trong các mạng Pháp, đại đa số những người trong hội quốc ước là những người rụt rè nhút nhát, những người trung dung không có chính kiến, họ thường là những người thông minh. Họ sẽ đi theo những người có tiếng nói và chiếm ưu thế ở đó, những người chiếm ưu thế có tiếng nói thường là các thủ lĩnh câu lạc bộ và thường là nhóm thiểu số. Các thủ lĩnh thường là những người thiển cận nhưng kiên nghị, thống trị 1 cách ngang ngược.
Các thành viên đi biệt phái của hội quốc ước thì tỏ ra kiêng căng và có lối sống xa hoa phù phiếm như các hoàng đế với đủ loại lễ nghi và việc tùy tiện ra lệnh xử chém hay phá hủy những thứ mà ông ta cho là phù hợp với bản thân mình. Đây là quyền lực tuyệt đối có trong tay mà không hề bị cái gì kiểm soát họ ở địa phương. Mọi nhân viên hành chính và luật pháp phải nghe theo ý kiến riêng của họ.
Quyển III – Cuộc đấu tranh giữa những ảnh hưởng của tổ tiên và những nguyên lý cách mạng
- Những biến động cuối cùng của tình trạng vô chính phủ. Chế độ đốc chính
Quốc hội mới được tạo ra bởi các người ôn hòa hơn sau chế độ hội quốc ước. Họ không còn bị kiểm soát bởi các đám đông bình dân bị kích động nữa mà dần chuyển giao quyền lực cho Ban đốc chính gồm 5 người. Nhưng điều này đã tạo điều kiện trao quyền cho 5 vị độc tài mới này kiểm soát quyền lực. Họ thực hiện kiểm soát quyền lực, loại bỏ các đối thủ phản đối và các ý kiến phản đối để mọi tổ chức và cá nhân thực hiện theo các chỉ thị của họ 1 cách không thể phản kháng.
Khi chế độ Ban đốc chính đang trở nên yếu kém thì có sự xuất hiện của vị tướng trẻ Napoleon và ông đã thuyết phục cần tiến hành đánh chiếm Ai Cập để làm lung lay sức mạnh của Anh đang là tuyệt đối ở trên thế giới khi đó. Khi mọi thứ hỗn loạn thì việc xuất hiện chế đô độc tài 1 người mà Napoleon là địa diện đã thu hút được sự hấp dẫn của công chúng và mọi người nhanh chóng chấp nhận nó và chạy theo nó.
- Sự tái lập trật tự. Nền cộng hòa tổng tài
Sự lên ngôi của Napoleon đã giúp chấm dứt mọi cuộc nổi loạn của các phái bảo hoàng hay sự vất vả 10 năm kể từ cuộc cách mạng trong việc ổn định chính trị đất nước. Bonaparte đã thay thế 1 nền cộng hòa bằng 1 sự chuyên chế tập quyền 1 người và đã nhanh chóng ổn định đất nước. Dù có sự chuyên chế cao, nhưng nền móng cộng hòa của cuộc cách mạng Pháp trước đó về cơ bản vẫn được bảo tồn, nước Pháp đã không phải quay lại chế độ quân chủ xưa cũ như trước kia mà được thay bằng chế độ Tổng tài. Các vị tổng tài thứ 2, thứ 3 cũng chỉ là các vị cố vấn cho Bonaparte, ông bổ nhiệm các bộ trưởng, đại sứ, các chính sách,… nhưng nền cộng hòa cơ bản vẫn được bảo toàn nhờ vẫn có sự thảo luận với 1 hội đồng cố vấn gồm những người giỏi giang mà ông đã bổ nhiệm trước đó. Các vị trí khác đều bị tòa án giám sát, các cuộc bầu cử vẫn được tiến hành nhưng mức độ dân chủ bị hạn chế.
- Những hệ quả chính trị của sự xung đột giữa truyền thống và các nguyên lý cách mạng trong thời gian 1 thế kỷ
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp trong 1 thế kỷ qua là rất chậm chạp và hạn hẹp khi có rất ít nước nổ ra các cuộc cách mạng tương tự như ở Pháp đã xảy ra. Bản thân cách mạng Pháp cũng trả qua thơi gian rất dài với rất nhiều cuộc nổi dậy và đảo chính liên tục diễn ra như các sự thử nghiệm các chính sách, chế độ mới để tìm kiếm con đường phù hợp nhất để đi.
Sau sự ra đi của Bornaparte, các chế độ quân chủ lập hiến được lập lại rồi bị lật đổ liên tục diễn ra và các cuộc cách mạng Pháp vẫn còn tiếp diễn hàng trăm năm sau đó tới tận năm 1888 thì chính quyền Cộng hòa Pháp mới cơ bản ổn định không còn bạo loạn lật đổ nữa.
Phần III – Sự tiến hóa hiện đại của các nguyên lý cách mạng
- Sự tiến bộ của lòng tin dân chủ kể từ cách mạng Pháp
Các tư tưởng của cuộc cách mạng Pháp là rất tốt và đã im đậm trong tâm trí người Pháp. Chỉ có cách thực hiện là gặp nhiều vấn đề và không thực hiện được các tư tưởng này 1 cách hoàn thiện. Di sản của cách mạng Pháp tồn tại về sau trng 3 chữ: Tự do, bình đẳng, bác ái. Nhưng việc diễn giải ý nghĩa 3 chữ này ở mỗi thời kỳ lại khác nhau.
- Những hệ quả của sự tiến hóa dân chủ
Ngày nay, tâm tính Jacobin vẫn còn ngự trị mạnh mẽ trong tâm hồn người Pháp khi họ tiến hành áp đặt ý chí của họ tại các khu vực khác nhau và sẽ đàn áp đẫm máu nếu bị phản kháng lại. Nước Pháp đã tránh được các cuộc chiến dẫm máu gần đây nhờ sự cân bằng trong các đảng phái nơi mà không có ai thực sự chiếm được ưu chế vượt trội để áp đặt sự thống trị lên phần còn lại.
Khái niện dân chủ được thể hiện nhất thông qua quyền phổ thông đầu phiếu, điều này đã tạo ra sự quyết rũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân về sự dân chủ của nhà nước Cộng hòa Pháp. Điều này đã làm cho các nhà quản lý sẽ tạo ra các điều lệ dân túy để đảm bảo rằng mình sẽ tái cử trong các cuộc bỏ phiếu tiếp theo.
Sự cải cách cũng luôn tồn tại trong suốt cuộc cách mạng Pháp khi họ liên tục tiến hành các cuộc cải cách nhằm vào mọi vấn đề mà họ nghĩ rằng sẽ đem lại sự tốt đẹp hơn hoặc phục vụ mục đích đầu cơ chính trị của họ.
- Những dạng thức mới của lòng tin dân chủ
Các mâu thuẫn giữa lao động và tư bản ngày càng bùng nổ khi người lao động liên tục đòi hỏi tăng lương giảm giời làm, sự bùng nổ lao động nhập cư từ Trung Quốc, Nhật Bản với chi phí thấp cạnh tranh loại bỏ những người da trắng đòi hỏi thu nhập cao hơn nhiều những người châu Á. Các phong trào nghiệp đoàn công nhân bùng phát, biểu tình, bãi công diễn ra khắp nơi. Sự bùng nổ nghiệp đoàn này đã làm ra đời chủ nghĩa xã hội và ngày càng lan mạnh ra khắp châu Âu.
Các nghiệp đoàn này khi chưa mạnh thì có sự bình đẳng bắc ái, nhưng khi nó đủ mạnh chiếm lĩnh được các vị trí trong chính quyền thì sự áp bách giữa các nhóm lợi ích sẽ bùng phát a mạnh mẽ và dần chuyển sang chủ nghĩa chuyên chế thay cho chủ nghĩa bình đẳng trước đó.