Nghệ thuật tư duy ngược dòng (The Art of contrary Thingking) – Humphrey B.Neill
Các loại sách tài chính cá nhân, self help, sách dậy làm giầu,… tràn lan trên các rạp sách mà quá thiếu các cuốn sách chất lượng đi vào thực tế tư duy là nguyên nhân để tác giả viết ra cuốn sách này.
Nghệ thuật tư duy ngược dòng là việc đưa tư duy của bạn thoát khỏi lối mòn, Để trở thành người bất tuân khi tư duy. Tương đồng trong suy nghĩ là 1 đặc tính bản năng. Nên ta cần phải rèn luyện để hình thành thói quen đưa tâm trí theo hướng đi ngược dòng với những hiện tượng bề nổi (suy nghĩ bề nổi là suy nghĩ giống với mọi người).
Nghệ thuật tư duy ngược dòng luôn dậy tâm trí bạn cách tư duy theo hướng ngược lại với các quan điểm chung của số đông; nhưng vẫn xem xét kết luận mà bạn đưa ra dựa trên các sự kiện và sự bộc lộ hành vi con người hiện tại.
- Ngược dòng sẽ có lợi
Quan điểm nhóm gây tác động đến những quan điểm chung hay quan điể phổ quát hơn. Nó ở trên các ấn phẩm báo chí, tin tức kinh doanh,… đó thường là quan điểm của công chúng và công chúng thường tin vào các quan điểm này. Nó cũng đại diện cho quan điểm của đám đông hiện tại. Từ đó ta có thể cảm nhận được quan điểm đám đông hiên tại, su nghĩ đang thịnh hành về kinh tế và kinh doanh nói chung. Quan điểm của đám đông có thể đúng trong 1 thời gian ngắn hiện tại, nhưng chúng thường hay sai sau đó.
Lịch sử có rất nhiều cuộc suy thoái hoặc bùng nổ mà đi ngược với quan điểm đám đông. Các lo sợ hay hung phân của đám đông hóa ra lại hoàn toàn đi ngược với thực tế thị trường. Nhìn rõ rệt nhất là biểu hiện trên thị trường chứng khoán, nơi thể hiện rõ ràng quan điểm thật trọng bi quan hay hung phân của nhà đầu tư.
Đám đông không phải luôn sai, thường thì họ sẽ đúng nhiều hơn sai. Trong suốt xu hướng thì đám đông đúng, nhưng đám đông thường sai ở 2 cực đỉnh quá trình (2 điểm đầu và cuối của xu hướng, các điểm đảo ngược xu hước trước đó). Quan điểm ngược dòng sẽ giúp ta tránh trước được các đợt mất mát lớn ở các điểm đầu và cuối xu hướng trước đó.
Vì vậy, quan điểm ngược dòng sẽ đóng góp như 1 lời chỉ dẫn, nó có thể là bạn thoát ra khỏi xu hướng quá sớm và sẽ bỏ lỡ 1 phần lơi nhuận lớn vì thường ở cuối các xu hướng giá có xu hướng tăng mạnh mẽ hơn rất nhiều so với các giai đoạn đầu và giữa xu hướng. Tuy vậy, việc thoát ra ngoài sớm sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và tránh các cú sụt giảm mạnh mẽ khi xu hướng bị đảo chiều. Việc tư duy ngược dòng sẽ giúp chúng ta tránh khỏi các sai lầ thường gặp trong phán đoán, những lỗi phát sinh do đã không tính đến những gì công chúng sẽ làm.
Trong 1 xã hội bị kiểm soát thì dòng thông tin sẽ thường đi theo 1 chiều tác động tới mọi thành phần và việc kiểm soát thông tin sẽ làm cho ta bị gắn chặt trong hệ thống và các vấn đề tư duy ngược dòng sẽ khó hơn hơn so với các xã hội tự do. Ta cần 1 tâm trí nhạy bén để quen với các thông tin và tập hợp, đánh giá các thông tin của cơ quan tuyên truyền theo mục đích của họ.
- Các bài luận về lý thuyết quan điểm ngược dòng và nghệ thuật tư duy ngược dòng
Làn sóng tình cảm đám đông
Cảm xúc biến đổi theo các sự kiện – nhưng lôn theo động lực tăng dần, giống như con thủy triều đang ngày càng dâng lên. Chiến tranh kích thích cảm xúc và hành động đến 1 mức độ phi thường. Sự truyền lan lan rộng tới mọi nơi. Lòng yêu nước, sự thức tỉnh ngày càng lớn và lòng căm thù bản năng dành cho kẻ thù. Tất cả kết hợp lại để kích tích mọi người tập hượp lại và cùng đứng lên bảo vệ đất nước. Bản năng bầy đàn sẽ chưa bị kích thích hoàn toàn cho tới khi bị đe dọa bởi nguy cơ hủy diệt.
Tuy nhiên, cảm xúc chiến tranh sẽ không thể mạnh mẽ hoặc kéo dài nếu chương trình chiến tranh chủ yếu là để phòng thủ. Cảm xúc này sẽ nhanh chóng tan biến nếu sau vài thàng mà chiến tranh không thật sự nổ ra, nhưng nếu sự bùng nổ toàn cầu diễn ra, nó sẽ trầm trọng hơn dự kiến rất nhiều. Nếu nguy cơ chiến tranh bất ngờ giảm xuống, cường độ phản ứng của công chúng đối với chương trình chiến tranh cũng sẽ tụt giảm nhanh như nguy cơ đó.
Thế lưỡng nan của nhà đầu tư
Các nhà đầu tư giá trị thật sự khuyên chúng ta nên mua thứ gì đó có giá trị và triển vọng. Giống như mua 1 nông trại, hay 1 công ty nào đó thay vì bị cuốn theo các diễn biến trên thị trường. Nhưng rõ ràng cách này không thu hút được đám đông trên thị trường. Các nhà đầu tư không muốn chọn cách mệt nhọc và hao tổn công sức như vậy. Họ ưa thích các “đọc” kiến thức về phương pháp dự đoán biến động thị trường nào đó và tứ đó không phải thực hiện các công việc đào xới, tìm kiếm giá trị của 1 công ty.
Vì đại đa số nhà đầu tư sẽ đi theo đám đông như vậy, nên quan điểm ngược dòng vẫn sẽ có giá trị định hướng cho đến khi tâm lý thanh đổi. Nhưng có lẽ còn rất lâu nữa tâm lý mới có thể thay đổi được. Việc dự đoán thời gian nào thay đổi của xu hướng là điều chưa có phương pháp nào có thể dự đoán được. Nhưng phương pháp ngược dòng lại thành công nhận ra các khu vực đảo chiều quan trọng trong xu hướng của thị trường.
Thói quen
Thói quen là 1 chủ đề quen thuộc của tâm lý học. Thông qua thói quen, chúng ta phát triển lối mòn hành động và tư duy. Từ đó ta tạo ra các tư duy cố định, khi gặp 1 sự việc mới nhiều thói quen đánh giá trở thành cố hữu. Khi gặp các vấn đề bất thường, chúng ta thay đổi quyết định theo thói quen.
Quan điểm về kinh tế và thị trường cũng đi theo thói quen, trừ khi chúng ta liên tục làm mới tâm trí bằng các ý tưởng mớ và nền tảng lịch sử. Con người hình thành các thói quen từ rất trẻ, và thông thường nó sẽ trở nên cố định. Các thói quen đã đẩy tâm trí ta vào sự lạc hậu, chúng ta phải tốn người lực, thời gian đáng kể để thoát khỏi sự lạc hậu đó.
Vì vậy, khi muốn thực hành suy nghĩ ngược dòng, chúng ta cần cân nhắc tới thói quen của đám đông và thói quen của chính bản thân mình nữa. Thói quen này thường được phản ánh trong kinh tế học, các chính thể và trên thị trường chứng khoán.
Khi nào thì không có quan điểm của công chúng?
Khi sử dụng quan điể ngược dòng, chúng ta đang cố gắng ước tính các xu hướng chứ không chỉ tập trung đánh giá các quan điểm. Bởi vậy, nếu nhân tố kinh tế nào đó tác động lên xu hướng nhưng không nhận được sự quan tâm của công chúng, chúng ta vẫn phải cân nhắc đến nó bởi công chúng sẽ phản ứng với kết quả.
Sự mô phỏng thiểu số
Chúng ta thường ảo tưởng rằng số đông sẽ đặt ra hình thái và xu hướng cho đời sống xã hội, kinh tế và tôn giáo. Nhưng thực tế lịch sử chỉ ra hoàn toàn trái ngược. Số đông thường sao chép hoặc bắt chước thiểu số, và điều này được chứng thực bằng những diễn biến và chuyển biến kinh tế xã hội dài hạn.
Đi ngược lại quan điểm bầy đàn
Con người sợ hai và không thể chịu được trạng thái cô độc – dù về thể xác hay tinh thần. Con người nhậy cảm với âm thanh của bầy đàn hơn bất kỳ sự tác động nào khác. Con người phải chịu đựng sự giận dữ của bầy đàn trong bạo lực và cơn hoảng loạn. Con người đặc biệt nhạy cảm với sự lãnh đạo. Quan hệ của 1 người với đồng loại phụ thuộc vào việc người này có được công nhận là thành viên thuộc bầy đó hay không.
Quan điểm tư duy ngược dòng sẽ làm cho chúng ta cảm thấy cô đơn đi và tác biệt khỏi bầy đàn mà ta đang tham gia vào đó. Sự cô đơn sẽ thực sự có ích, nó giúp ta có thói quen suy nghĩ thực sự về 1 chủ đề, thay vì dùng lời lẽ của người khác để nói về nó. Để có thể tư duy, ta hãy đưa ra các khẳng định nổi bật và cho phép trí óc rà soát lại toàn bộ các “sự đối lập” và “lựa chọn khác” mà ta có thể nghĩ ra. Đây là sự nghiền ngẫm.
Lý thuyết quan điểm ngược dòng là 1 “cách tư duy”, nhưng đừng lạm dụng nó.
Lý thuyết quan điểm ngược dòng là 1 cách tư duy. Ta không nên thần thánh hóa nó để nghĩ rằng sẽ giành chiến thắng trên thị trường hay dự báo tương lai. Ta dùng nó để rèn luyện thói quen nhìn nhận cả 2 mặt của mọi vấn đề thay vì suy nghĩ hời hợt chạy theo đám đông bầy đàn.
Bình đẳng hoàn toàn là điều không thể xảy ra, mọi thứ đều bất bình đẳng và quy luật pareto thường hiện hữu ở mọi nơi. Nếu ai đó cố gắng làm giảm thu nhập của tầng lớp giầu có nhất, thì các tầng lớp nghèo phía dưới cùng thường cũng bị ảnh hưởng và nghèo đi so với trước.
Đặt câu hỏi “cái gì đúng” thay cho câu hỏi “cái gì sai”
Trong cuộc sống hay giao dịch, chúng ta hay tự hỏi có gì sai ở đây nhỉ. Và đây thường là cách tư duy thông thường. Nhưng thay vì thế, ta có thể thử cách khác là tự hỏi “cái gì đúng”. Giống như người đàn ông thử đi xe Ford ở giai đoạn đầu và hỏi cái gì lam xe chạy nhỉ? Và ông ta tìm ra là xăng, sau đó ông đã mua cổ phiếu standard oil và giành thắng lợi lớn sau đó khi xe xăng của Ford bùng nổ.
Lý thuyết quan điểm ngược dòng xoay quanh quy luật bắt chước và truyền lan
Nếu 1 người phản ánh quan điểm của người khác 1 cách vô thức và vô tình, hoặc cho phép hành động của người khác ám chỉ đến anh ta, người đó sẽ bắt chước ý tưởng hoặc hành động đó, như thể anh ta đã chủ đích và thận trọng vay mượn ý tưởng hoặc sao chép các hành động.
Lý thuyết quan điểm ngược dòng chống lại ảo tưởng và quan niệm sai lâm của số đông
Ở đây tác giả đả kích triết học trung dung. Họ cổ vũ cho lối sống tốt đẹp cho tất cả. Những người chung dung sẽ thường theo phe xã hội (cánh tả). Lý thuyết quan điểm ngược dòng để giúp ta nhìn theo 2 hướng vào cùng 1 điểm. Dự báo trước thì sẽ thường rất chậm để xoay chiều vì thường nó đã xảy ra rồi ta mới thay đổi quan điểm. Nhưng với tư duy ngược dòng ta sẽ có cái nhìn khác đi để chuẩn bị trước và có thể biết sự xoay chiều sớm hơn để hành động kịp thời.
Miễn là bản chất của con người vẫn còn bất ổn và dễ thay đổi và khó đoán các xu hướng kinh tế – xã hội cũng không thể dự đoán được và thay đổi bất ngờ. Lý thuyết quan điểm ngược dòng buộc chúng ta phải thăm dò dưới các tác động bề mặt để tìm ra nguyên nhân. HIện tại là thứ báo hiệu cho sự thay đổi trong tương lai gần.
Lý thuyết quan điểm ngược dòng và định luật bộ ba
Có 3 giai đoạn cho quan điểm ngược dòng khi tư duy:
- Quan điểm chung: tiều đề nổi trội
- Phân tách đối lập hoặc hoài nghi: phản đề
- Kết luận: hoặc hợp đề của các quan điểm chung và đối lập
Thuật thôi miên đám đông
Có những niềm tin (và ảo tưởng) kinh tế trở nên được chấp nhận thông qua 1 hình thái thôi miên đám đông. Đám đông bị dẫn dắt để tin tưởng và chấp nhận các quan điểm thông qua lời khẳng định và sự lặp lại. Hãy nói đi nói lại với họ mà không giải thích gì hoặc đưa ra bằng chứng, đến đúng thời điểm, đám đông sẽ tin vào những gì bạn nói. Các nhà thao túng đám đông tài ba như Hitler, Napoleon,…họ đã biến nhiều thứ thứ phi lý được trở nên phổ biến 1 cách hiển nhiên.
Vấn đề xác định và đo lường các quan điểm
Ta cần làm sao để xác định các quan điêm chung thịnh hành và làm thế nào để đo lường mức độ phổ biến và cường độ của chúng. Thông thường ta sẽ đọc các báo đài, truyền hình, các công cụ tuyên truyền phổ biến gây ảnh hưởng tới quan điểm chung của xã hội. Nhưng ta cũng hơi khó nhận ra quan điêm đó có phải là quan điểm số đông hay không.
Lý thuyết quan điểm ngược dòng không phải là 1 hệ thống dự báo mà là phương pháp hướng đến các kết luận có suy tính
- Các đặc điểm hữu dụng của lý thuyết này hiệu quả trong thực tiễn và đưa ra những triển vọng đáng giá dưới dạng chất kích thích suy nghĩ
- Những người đang viết hoặc nhắc đến các quan điểm ngược dòng trong hầu hết các trường hợp đều diễn giải chúng không chính xác.
Chúng ta không thể biết chính xác lúc nào xu hướng đảo chiều để chỉ áp dụng tư duy ngược dòng tại giai đoạn đó. Vì vậy, ta cần rèn luyện hàng ngày tư duy này để luôn suy nghĩ và nhận ra lúc nào xu hướng sẽ xoay chiều thật sự cho dù đang ở chu kỳ đi lên hay chu kỳ đi xuống. Quan điểm ngược dòng không đưa ra dự báo, nhưng nó giúp ta kiểm tra dự báo của người khác có hợp lý hay không.