Outliers – Những kẻ xuất chúng – Malcolm Gladwell
Sự thành công của những người xuất chúng nhất thế giới theo tác giả đến từ nhiều yếu tố trong đó các yếu tố chính yếu để giúp họ bao gồm:
1. Quy tắc 10.000 giờ
Không có 1 ai dù thông minh đến đâu nếu không có đủ thời gian rèn luyện tối thiếu 10.000 giờ sẽ không thể trở thành những người thành công vượt trội, những chuyên gia số 1 trong ngành hay lĩnh vực của họ.
2. Họ cơ cơ hội và biết tận dụng các cơ hội đó
Số người thông minh với chỉ số IQ cao rất nhiều, có những người sấp xỉ 200 điểm, nhưng bạn chỉ cần có chỉ số IQ từ 120 trở lên là đủ để ch obanj vượt trội với phần còn lại của thế giới. Một số người xuất chúng nhất may mắn sinh ra đúng trong giai đoạn bùng nổ và họ ở ngay lúc đó để tận dụng đc giai đoạn bùng nổ đó. Các nhà công nghiệp Mỹ những năm 1835-1840, các nhà công nghệ Mỹ những năm 1954-1960. Nếu không trong các cuộc đại nhẩy vọt đó bạn sẽ khó có cơ hội đột phá thật sự lớn.
3. Bạn cần có trí thông minh thực tiễn (pratical intelligence). IQ giúp đỡ bạn rất lớn nhưng nó sẽ không phải yếu tố quyết định giúp bạn thành công vượt trội so với người khác. Bạn cần nhiều hơn trí thông minh thực tế, ngày nay còn được nói nhiều là các chỉ số PQ.
4. Kế thừa các di sản do nền văn hoá mang lại
Khi bạn sinh ra ở Mỹ, đó là nền văn hoá chủ nghĩa cá nhân thống trị. Khi bạn sinh ra lớn lên ở Châu Á, đó là nền văn hoá phong kiến lâu dài nhiều nghìn năm thống trị. Nền văn hoá lúa nước như như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,… con người từ xưa đã vận hành mô hình kinh tế theo cách thu tô cố định trên diện tích lúa, làm bao nhiêu hơn mức đó nông dân được nhận. Trong khi môi trường nông nghiệp tại Châu Âu lại là chế độ nô lê khi nô lệ làm bao nhiêu đều thuộc chủ các đồn điền. vì vậy, trước khi cách mạng công nghiệp bùng nổ ở Châu Âu, Châu Á là nơi có nền kt thống trị thế giới với quy mô 3/4 toàn cầu. Tuy nhiên, năng suất lao động thấp mà chủ yếu sử dụng sức người vào thế kỷ 19 đã kìm hãm khu vực này phát triển. Tuy nhiên, người châu Á đặc biệt khu vực văn minh lúa nước có sự chăm chỉ cao độ, nông dân thường lao động bình quân 3.000 giờ/năm so với Châu Âu khoảng 1.000h/năm và đó là tiền đề tạo ra sự kiên trì của người châu Á mà đặc biệt khu vực Đông Á nơi dân cư cực kỳ chăm chỉ lao động. Các di sản của tổ tiên để lại về việc cần lao động cực kỳ chăm chỉ, kiên trì, văn hoá thu tô cố định còn lại nông dân tự chủ kd đã bám sâu vào tư tưởng lao động tạo ra động lực thúc đẩy hành vi lao động tại đây. Bên cạnh đó, văn hoá phân cấp thứ bậc cao tại đây cũng vừa là rào cản văn hoá trong việc thúc đẩy thẳng thắn trong nội bộ cty và tạo ra mô hình các nhà lãnh đạo độc tai, các cơ chế gia đình trị tại các tập đoàn ở Châu Á trong khi mô hình quản lý bên ngoài cực kỳ phổ biến ở bắc Mỹ.
Tại Việt Nam, giai đoạn mở cửa những năm 90s là giai đoạn kt tuyệt vời cho những người sinh năm khoảng 1955-1965 khi mà các điều kiện kt thay đổi và những người sinh ra ở giai đoạn này đang ở vào độ tuổi vừa dám bỏ ra ngoài nhà nước kinh doanh lại vừa đang độ tuổi đã tích luỹ kinh nghiệm được một thời gian. Và thực tế hầu hết các đại gia Việt Nam ở các ngành công nghiệp đều sinh ra ở giai đoạn này.
Giai đoạn 2 là khoảng những năm 2005-2007 khi Việt Nam gia nhập wto và nền kt bùng nổ có thể tạo ra các tỷ phú usd, tập đoàn đẳng cấp khu vực vào những năm 2020-2022. Thực tế tới 2019 Việt Nam đã có 3 tỷ phú usd và 1 số cty tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.
Giai đoạn tiếp theo… tôi không dám chắc, nhưng hôm qua có nghe định hướng 2030 gdp/đầu người Việt Nam đạt 10.000 usd/năm, bạn biết không, chúng ta cần tăng trưởng bìn quân 10,5%/năm từ nay tới 2030 mới đạt được chỉ tiêu đó!
Giai đoạn 3 là cờ đến tay 1995 – 200X 201x
Pretty nice post. I just stumbled
upon your blog and wished to mention
that I’ve really enjoyed browsing your weblog
posts. After all I will be subscribing on your rss feed and I hope
you write once more soon!