10 bí quyết làm giầu của người do thái
Lịch sử do thái đã hun đúc lên phong cách và trí tuệ kinh doanh của các doanh nhân kiệt suất mang dòng máu dân tộc này. Dân tộc này khởi nguồn từ khoảng năm 2.000 TCN di cư đến Palestine, và lập ra 2 nước là Israel và nước do thái. Quyê hương của họ ở vùng Ural và châu thổ sông Nil, dân do thái ban đầu là nô lệ của các Paraon, nhà tiên tri Moses của họ đã đưa dân tộc tới Palestine, David thống nhất 2 nước sau đó Solomon tiếp tục bành trướng thành nước phồn vinh và ra đời đạo do thái. Solomon qua đời lại bị tách ra làm 2 là Israel và do thái và chiến tranh lẫn nhau làm suy yếu. năm 721 TCN, Đế quốc Assyrian tấn công, vua Sargon II, tiên diệt isarel bắt hơn 27k tù binh, miền nam đất nước do thái thuần phục. Năm 586 CN, Jerusalem bị phá hủy, vua do thái bị khoét mắt và dân tộc bị đưa đến babylon làm nô lệ 50 năm. Năm 539 TCN, vua Ba Tư cho phép dân do thái quay lại Palestine khôi phục đất nước và người do thái càng tin vào đạo do thái hơn. Đạo do thái trở thành tấm bùa hộ thân và sức mạnh của người do thái. Sau đó, nước do thái tiếp tục bị chịnh phục bởi Alexander Đại Đế, và vài nước khác khác. Năm 65 sau CN, nước do thái bị đế quốc La Mã tiêu diệt. năm 66 dân tộc do thái khởi nghĩa đã tiêu diệt quân viễn chinh La Mã, La Mã cử 60k quân để đàn áp 65k quân khởi nghĩa nhưng thất bại. Năm 68 La Mã dốc toàn bộ vũ trang cả nước tấn công thành Jerusalem và thành Jerusalem bị công phá, La Mã đã bán 70k dân do thái, tàn sát 1,1 triệu người do thái, thành bị phá hủy. Khải Hoàn Môn ở Pháp hiện nay được dựng để kỷ niệm chiến thắng này. La Mã đã đàn áp dã man để thủ tiêu dân tộc này bởi dân tộc này quá ngoan cường. Hơn 200k do thái lại khởi nghĩa sau mấy chục năm sau, La Mã lại tiếp tục đàn áp phá 50 thành, giết 580k quân do thái, năm 135 thành Jerusalem bị phá hủy hoàn toàn, dân do thái bị bán làm nô lệ, dân do thái còn lại tản mát khắp nơi trên thế giới và bắt đầu quá trình tha hương mất nước hơn 1.800 năm. Năm 1948, David Ben-Gurion đã dẫn dắt dân do thái thành lập nước isreal mới. Mặc dù hơn 1.800 năm sống tha hương nhưng họ vẫn duy trì được văn hóa, đạo do thái của họ và truyền lại cho các thế hệ không bị đứt gãy.
Dưới đây sẽ giới thiệu về 10 doanh nhân do thái tiêu biểu trong lịch sử.
1. John D Rockefeller Vua dầu khí: ông có thể được coi là 1 trong vài nhà đầu cơ vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Ông được coi là người giầu thứ 2 trong lịch sử thế giới sau vua Solomon (cũng là 1 người do thái) vị vua của liên hiệp nước Israel và do thái. Năm 19 tuổi ông đã lập công ty riêng, trước khi chiến tranh Nam-Bắc nổ ra ông đã vay tiền đầu cơ tích trữ rất nhiều hàng hóa cơ bản và thu lời lớn. Sau khi lập công ty lọc hóa dầu và bán lại, năm 1870 ông lập công ty Standard Oil, và biến Standard Oil thành công ty lớn nhất thế giới và lũng đoạn thị trường dầu khí tại Mỹ và cả thế giới. Năm 1855, ông làm việc cho công ty Hewitt & Tuttle, Rockefeller đã đầu tư phong cách ăn mặc ngay từ đầu với phong cách rất lịch sự, làm việc tỉ mỉ, chăm chỉ và chính xác. Chịu khó học hỏi các vị tiền bối ông đi làm việc. Tầm nhìn xa trong rộng trong việc chớp thời cơ kinh doanh được khẳng định khi ông đầu cơ tích trữ hàng hóa và bán sang Châu Âu khi Châu Âu xảy ra chiến tranh.
Năm 1858 ông mở công ty Clark-Rokefeller đầu cơ tích trữ hàng hóa trong chiến tranh Nam-Bắc tại Mỹ. Triết lý kinh doanh của ông mấu chốt phải biết chớp lấy thời cơ làm giầu. Khi có thông tin gì ông ghi lại và xem xét xem chiến tranh tới đâu, buôn bán đầu cơ gì ở đó, giá bao nhiêu,.. ông quan tâm tới chính trị và dự báo chính trị ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình. Ông đã từng vay tiền lớn để thu mua các mặt hàng đang ế lúc đó như thịt, muối, bông, da thuộc, bải bố,… cần cho quân đội để đầu cơ cho việc chiến tranh có thể sắp nổ ra ở Châu Âu. Trong chiến tranh ông nhận ra dầu khí là một ngành tiềm năng lớn trong tương lai, nhưng khi phát hiện dầu khí ông chưa tham gia ngay vào ngành này mà đi tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi chính thức tham gia vào ngành này. Khi dầu được phát hiện năm 1959, giá dầu 20 usd/thùng, sau khi liên tục tìm kiếm được dầu mới giá dầu rơi xuống 3 usd/thùng, mà phí vận chuyển 3 usd/thùng dẫn tới các công ty dầu khí bị thua lỗ nặng nề. Chính giai đoạn này, Rockefeller tung tiền ra thu gom dầu khí do thời gian đó Mỹ đang xây dựng các tuyến đường sắt để vận chuyển dầu và chi phí vận chuyển 1 thùng dầu giảm mạnh từ 3 usd/thùng xuống còn 0.2 usd/thùng sau đó. Ngành thăm dò khai thác nhiều rủi ro nên ban đầu ông tham gia vào lọc dầu, năm 1863 ông lập công ty lọc dầu với vốn 4.000 usd. Khi đó mới có 12 xưởng lọc dầu quy mô nhỏ. Sau đó Clark đã rời công ty với 72.500 usd, công ty đổi tên thành Rockefeller – Andrew và ông nâng công suất lên 500.000 thùng/ngày và trở thành công ty lọc dầu lớn nhất ở Cleverland lúc đó. Để lũng đoạn việc vận chuyển dầu, Rockefeller cử Flagler thuê bao trọn đường tầu Pennsylvania (60 toa/ngày) để vận chuyển dầu, ông đã lập ra công ty độc quyền giữa đường sắt Pittsburgh, Pennsylvania, New York, và các nhà lọc dầu để vận chuyển dầu. Các thành viên tham gia vẫn chuyển 0.24 usd/thùng, ai không tham gia sẽ phải mức phí cao hơn. Riêng Standard Oil vận chuyển 0.19 usd/thùng. Thông qua phương thức này ông đã bóp chết hết các công ty đối thủ, chỉ trong vòng 3 tháng 22/25 công ty khai thác dầu lúc đó phải sáp nhập vào Standard Oil còn lại đều không gây được ảnh hưởng tới Rockefeller. Đến cuối những năm 1877, Standard Oil đã cơ bản lũng đoạn toàn bộ các mỏ dầu và lọc dầu trên phạm vi cả nước Mỹ. Sau đó ông thôn tính hết các công ty phân phối dầu, 95% số dầu thô ở Mỹ do công ty của Rockefeller thực hiện và không có công ty nào trong lịch sử có thể lũng đoạn lớn tới vậy. Ông cũng quan tâm tới các đối tác kinh doanh với mình, chọn lựa các đối tác tốt nhất. Sau khi chia tay Clark, ông đã có sự kết hợp tuyệt với với Andrew và Flagler và thành công rực rỡ về sau. Bên cạnh đó, ông cũng thu hút các nhân tài thực sự và sẵn sàng giao lại công ty cho các nhân tài này quản lý khi ông nghỉ hưu. Về già, Rockefeller đã làm từ thiện số tiền 550 triệu USD lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ lúc bấy giờ. Quỹ Rockefeller của ông đã nhận 12 giải Nobel và vẫn còn hoạt động tới hiện nay. Công ty Standard Oil của ông năm 1911 bị buộc phải tách làm 2 và 2 công ty kế thừa Standard Oil ngày nay là Exxon Mobil và Chevron, và 2 công ty này vẫn đang là 2 công ty dầu khí lớn nhất thế giới hiện nay.
2. J.P. Morgan – Nhà tài phiệt mạo hiểm táo bạo
Mạo hiểm và đầu cơ là đặc điểm của Morgan, và nhờ 2 đặc tính đó đã giúp ông thành nhà đại tỷ phú và có quyền lực nhất ở nước Mỹ trong nửa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Tài năng kinh doanh của ông bắt nguồn từ thương vụ thua mua 1 tầu café giảm giá 50% ở Lahabala từ tiền của gia đình. Sau thương vụ đó ông đã lãi lớn và dấn thân vào hoạt động kinh doanh với việc mở công ty J.P Morgan & Co. Sau thương vụ đầu cơ giá vàng, ông đã nhận ra tầm quan trọng của thông tin nên đã dám liều mình xây dựng mạng lưới thông tin quân sự mật để kinh doanh dù hoạt động này là phạm phát do suy nghĩ nhút nhát không dám mạo hiểm thì không thể kiếm được tiền, mạo hiểm mới kiếm được tiền. Trong giai đoạn đâu tham gia vào lĩnh vực ngân hàng, đối thủ lớn nhất giai đoạn đó là Jay Cooke, Cooke đã từng là nhà đại tài phiệt nắm giữ việc phát hành trái phiếu của Mỹ và sau khi phá sản sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1873 thì Morgan đã trở thành người có ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường tài chính Mỹ. Morgan từng ép cả tổng thống Mỹ trong các thương vụ phát hành trái phiếu chính phủ Mỹ. Morgan cũng là người có liên quan mật thiếu với gia tộc Rothschild ở Châu Âu. Sau khi trở thành kẻ dẫn đầu lĩnh vực tài chính, Morgan đã đánh bại vua đường sắt Vanderbilt sau khi ông qua đời và Morgan đã tiến hành Morgan hóa đường sát bằng cách thua mua hơn 30 công ty đường sắt thông qua công ty tín thác đường sắt khi ngành này gặp khủng hoảng nợ và trở thành công ty đường sắt lớn nhất tại Mỹ lúc bấy giờ. Sau khi chiếm lĩnh lĩnh vực đường sắt, Morgan đã đánh bại Carnegie vua sắt thép lúc đó và sáp nhập công ty Carnegie Stell Company vào tổ hợp sắt thép U.S. Steel với giá 400 triệu usd và công ty này trở thành gã khổng lồ gang thép lớn nhất nước Mỹ cũng như phạm vi toàn thê giới với thị phần chiếm 2/3 sắt thép của nước Mỹ. Morgan luôn suy tính “ở đâu có cá là tôi thả câu ngay”, Morgan đi đầu tron việc bao thầu trái phiếu khắp thế giới từ bao thầu trái phiếu Pháp, trái phiếu Mehico, Argentina, Anh và Morgan trở thành chủ nợ lớn nhất của cả thế giới. Năm 1907, cuộc khủng hoảng tín dụng nổ ra ở Mỹ, khi các ngân hàng cạn kiệt nguồn vốn thì Morgan đã đứng ra đảm bảo tín dụng nhờ uy tín của mình để giúp giảm thiểu thiệt hại của cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1907 và ông đã định hình được mô hình ngân hàng kiểu mới. Ngoai ra Morgan còn lũng đoạn nhiều công ty lớn nhất Hoa Kỳ như công ty điện tiến AT&T, công ty Internation Harvester, GE, ngân hàng đầu tư quyền lực bậc nhất cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Diexel,.. vào giai đoạn các tổ hợp độc quyền bị chia tác, công ty J.P Morgan của ông cũng bị tách làm 2 thành J.P. Morgan Chase và Morgan Stanley hiện tại.
3. Marcus Samuel – Siêu nhân trong thương trường (Royal Duch Shell Plc)
Ông khởi đầu từ việc buôn bán vỏ sò ở Viễn Đông (Iraq) cùng các anh em của ông và đây chính là biểu tượng của hãng dầu mỏ Shell về sau. Cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ và ông nhận ra lĩnh vực năng lượng là lĩnh vực sẽ bùng nổ trong tương lai. Đầu tiên, ông xây dựng các cơ sở kinh doanh ở nước Nhật, ông chở than đá sang bán cho nước Nhật và vùng viễn đông. Sau khi thành công vận chuyển than đá, ông chuyển sang lĩnh vực dầu khí và ông học hỏi từ việc làm giầu từ gia tộc Rockefeller tại Mỹ. Ông đứng ra vận chuyển dầu từ nước Nga sang các nước Châu Âu và Châu Á, tuy nhiên cạnh tranh gay gắt với Rockefeller và Rockefeller liên tục phá giá để làm các đối thủ cạnh tranh bị phá sản. Để đối phó, Samuel xây dựng các kho chứa ở viễn Đông để vận chuyển dầu từ Nga tới các kho chứa để tiêu thụ. Ông ký hợp đồng tiêu thụ dầu tại Taxas, tuy nhiên hợp đồng này gặp khó khăn. Năm 1903, Standard quyết tam giảm giá để bóp chết Shell, đứng trước các khó khăn chồng chất, Shell đã sáp nhập với công ty dầu khí quốc gia Hà Lan thành Royal Dutch Shell ngày nay để tiếp tục tồn tại và tiếp tục cạnh tranh gay gắt với công ty Stardard Oil tại Mỹ. Sau khi thuyết phục được hải quân Anh sử dụng dầu do shell cung cấp, Shell đã vươn lên thành công ty dầu khí lớn thứ 2 thế giới và duy trì được vị trí của mình ở Châu Âu và trên thế giới từ đó tới hiện nay.
4. Hamo – Sứ giả hòa bình trong kinh doanh
Hamo là nhà tư bản đầu tiên kinh doanh ở Xô Viết những năm 1921-1930, ông đã là đại diện của rất nhiều công ty Mỹ bán các sản phẩm ở Xô Viết. Ông còn cùng Henry Ford mở nhà máy sản xuất oto tại đây. Sau đó khi Lenin mất và Stalin nắm quyền, chính sách kinh tế của Liên Xô thay đổi ông đã bán lại hết các cơ sở kinh doanh cho chính phủ Xô Viết. Sau khi rời Liên Xô, ông kinh doanh đồ cổ Xô Viết, kinh doanh rượu wisky khoai tây và wisky lúa mạch, kinh doanh thịt bò,… sau đó năm 1956 là bước đột phá khi ông tham gia vào ngành dầu khí. Cuộc đời Hamo là 1 chuỗi các sự thay đổi hoạt động kinh doanh và ở lĩnh vực nào ông cũng rất thành công. Ông khởi đầu với việc nhận công ty dược, ông vay 20k usd để mua lại cp của các cổ đông và sau đó vận hành kinh doanh thành công, sau đó ông bán lại công ty với giá 2 triệu USD và mua 1 bệnh viện dã chiến sang Liên Xô. Tại đây ông đã mua lương thực tại Mỹ để đổi lấy da thú với giá chỉ bằng 1/10 tại Mỹ và kiếm lời lớn. Sau đó ông tiếp tục kinh doanh đổi hàng hóa long thú, khoáng sản của Liên Xô lấy lương thực ông mua tại Mỹ. Sau khi nắm quyền kiểm soát công ty dầu mỏ Phương Tây, ông đã mời các nhà khoa học về dầu khí giỏi nhất nước Mỹ tham gia vào HĐQT và tư vấn cho hoạt động khoan và thăm dò dầu khí của mình. Ông đã tiến quân sang Libi, ông đã khai thác thành công các mỏ dầu tại Libi, sau đó ông chủ động bán lại cho chính phủ Libi khi chính sách quốc hữu hóa của đại tá Cadafi được thực thi. Ông là người có mối quan hệ rất tốt với các chính phủ các nước Liên Xô, Trung Quốc, Libi hay các nước khó tiếp cận với các nhà tư bản khác.
5. Rosthchild – Vua ngân hàng
Gia tộc Rosthchild là gia tộc giầu nhất trong lịch sử thế giới cận đại. Họ đã từng nắm hết mạch máu kinh tế tài chính của cả Châu Âu suốt thế kỷ 18 tới thế kỷ 20. Gia tộc suy yếu ở các nước Đức, Pháp, Áo nhưng vẫn còn rất mạnh ở vương quốc Anh. Rosthchild đề cập ở đây là thế hệ thứ 3 của chi nhánh Rosthchild ở Pháp. Năm 1931, ông tham gia ngành ngân hàng ở ngân hàng Rosthchild chi nhánh ở Pháp của gia tộc mình. Sau khi chiến tranh Pháp – Đức nổ ra ông đã tham gia quân đội Pháp ở quân đòn Phương Bắc. Ông đã thoát chết trong chiến tranh và tham gia cuộc rút lui nổi tiếng sang Anh. Sau đó ông sang Mỹ kinh doanh ngân hàng. Sau thế chiến II, ông quay về Pháp vận độn xin lấy lại tài sản bị quốc hữu hóa và gây dựng lại ngân hàng Rosthchild tại Pháp. Ông đã đồng thời quản lý ngân hàng Rosthchild và công ty đầu tư Phương Bắc, sau đó ông chuyển đổi từ ngân hàng Rosthchild truyền thống thành ngân hàng tiết kiệm và cho vay và công ty Phương Bắc nắm cổ phần chi phối ngân hàng. Hoạt động của ông đã rất thành công ở Pháp cũng như phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, năm 1981, Pháp lại thực hiện chính sách quốc hữu hóa bắt buộc ngân hàng và ông chán nản nên nghỉ hưu do bị tước đoạt gần hết tài sản trong công cuộc quốc hữu hóa này. Tổng tài sản lúc đó bị tước mất khoảng 40 tỷ Franc.
6. Reuter – Vua thông tấn xã thế giới
Reuter sinh ra và lớn lên ở Đức, sau khi học xong ông làm việc cho ngân hàng ở mảng tỷ giá hối đoái. Sau đó Reuter quen biết Gauss, Gauss đang phát triển máy điện báo và Reuter đã thử nghiệm công nghệ này và ông nắm được ứng dụng của điện báo trong ngành tin tức. Ông chuyển sang Paris làm cho hãng thông tấn xã Harvard, sau 1 năm làm ở đây Reuter đã xin nghỉ và tử mở hãng Reuter cạnh tranh trực tiếp với công ty cũ của mình. 2 vợ chồng ông làm mọi công việc của hãng thông tấn Reuter. Khi có đường dây điện tín được khai thông giữa Bỉ – Pháp, Reuter đã ngay lập tức thuê bao đường dây này trước khi nó khánh thành chính thức. Ông cũng mở các phân nhánh tại Đức để đưa truyền tin qua xe lửa, ông còn ứng dụng cả chim bồ câu để đưa tin hàng ngày và tỏ ra nhanh hơn so với xe lửa. Sau khi đường dây điện tín được thông suốt, lợi thế về tin tức của Reuter giảm nên ông quyết định chuyển sang Anh định cư và mở Reuter tại Anh. Ông tập trung cung cấp tin tức nhanh nhất cho các báo tại Anh lúc đó. Các bản tin của Reuter luôn nhanh nhất, chính xác nhất, ít có bình luận thêm các quan điểm cá nhân của biên tập viên. Ông dùng phương pháp mời dùng thử 2-3 tuần nếu thấy giá rẻ và tin tức nhanh, chính xác mới ký chính thức. Tơi năm 1852, hãng tin Reuter của ông đã cung cấp khắp Châu Âu. Khi có chiến tranh Nam-Bắc tại Mỹ ông đã tích cực tham gia đưa tin, khi có đường điện báo mở ở Ấn Độ, Úc, Singapore, Trung Quốc, Nhật,… ông đã mở các phân xã tại các nước này và đế quốc Reuter của ông đã mở rộng khắp phạm vi toàn cầu.
7. Sage – Vua quảng cáo
Năm 1970, sau thời gian làm thuê về quảng cao, 2 anh em Sage đã tự mở công ty quảng cáo riêng mang tên Sage. Trong môi trường cạnh tranh cao về hàng hóa, quảng cáo là vô cùng cần thiết bởi việc bán hàng hóa ngoài chất lượng tốt còn cần nhiều chiêu thức quảng cáo. Quảng cáo của Sage luôn đặt trọng tâm vào mới lạ, độc đáo, mới lạ và khác người. Quảng cáo của họ thường dãn dắt công chúng theo hướng của họ. Sage trở thành nổi tiếng sau 1 số chiến dịch quảng cáo cho hãng Shell, và đặc biệt chiến dịch tranh cử của bà Thatcher năm 1979 khi bà tranh cử chức Thủ tướng Anh. Chiến lược cạnh tranh của 2 ae Sage là thực hiện chiến lược M&A trong ngành. Trong vòng 20 năm, 2 ae đã đưa Sage từ 1 công ty bé nhỏ thành công ty số 1 thế giới trong lĩnh vực quảng cáo. Tâm niệm là phải làm cho công ty lớn, càng lớn càng tốt. năm 1972, họ đã thôn tính 1 công ty, năm 1976 họ thôn tính công ty lớn gấp 2 Sage. Công ty phát hành cổ phiếu và dùng cổ phiếu để swap các công ty quảng cáo khác. Năm 1979, họ thâu tóm thêm 1 công ty nữa và Sage thành công ty quảng cáo lớn nhất nước Anh. Họ quan niệm tương lai sẽ chỉ thuộc về 1 số công ty lớn nhất thế giới, văn hóa trên thế giới sẽ ngày càng gần nhau, thoái quen tiêu dùng sẽ ngày càng như nhau nên 1 công ty sẽ có thể bán hàng được ở mọi nơi trên thế giới với cùng 1 cách thức bán hàng. Năm 1982, họ đầu tư 55 triệu USD thâu tóm công ty quảng cáo lớn thứ 14 trên thế giới tại Mỹ và bắt đầu mở rộng ra phạm vi tại Mỹ và vương ra toàn cầu. Năm 1983, họ tiếp tục mua thêm 2 công ty quảng cáo nữa ở Mỹ với giá 17 triệu usd. Năm 1984, sage thâu tóm thêm 1 công ty nữa với giá 13,5 triệu USD. Năm 1985, sage bỏ ra 10 triệu usd thâu tóm 1 công ty, bỏ tiếp ra 29 triệu usd mua thêm 2 công ty nữa. Năm 1986, Sage bỏ ra 550 triệu USD thu mua 2 công ty quảng cáo lớn. Sau thương vụ này, Sage trở thành công ty quảng cáo lớn nhất thế giới tại thời điểm đó.
8. Joseph Politze – Vua báo chí
17 tuổi ông từ Hung sang Mỹ lập nghiệp với 2 bàn tay trắng. Ông không có bằng đại học và kiến thức của ông đến từ sự tự học. Ông là khách ghé thăm thường xuyên của các thư viện, ông trau dồi kỹ năng, miệt mài nghiên cứu và tinh thần tự học rất cao. Sauk hi bị lừa xin việc, ông đã viết bài báo vạch trần tên lừa đảo ở báo bưu điện phương tây, sau khi được đăng bài ông đã được nhận vào làm việc tại tờ báo và đây là đứa con đầu lòng của ông trong nghề báo chí. Ông từng nói: “Tôi biết mình không thiếu dũng khí, tôi chỉ thiếu tri thức” vì vậy tự học là con đường lập nghiệp của ông. Năm 1972, ông cùng báo bưu điện phương tây đi vận động bầu cử tổng thống và ông trở lên nôi tiếng. Cũng năm nay ông mua lại tờ bưu điện phương tây giá 3.000 USD và biến báo này từ báo chí ế ẩm thành tờ báo rất anh khách. Năm 1878, ông mua lại tờ St.Louis và sáp nhập 2 tờ báo lại với nhau. Năm 1883, ông mua lại tờ Thế giới New York với giá 346.000 USD. Báo của Politze vạch trần các vấn đề nhức nhối của xã hội và không né tránh các vấn đề chính trị, xã hội. Báo của ông xuất bản từ 15.000 bản/ngày lên 600.000 bản/ngày. Sau đó trong cuộc cạnh tranh với Hearst của báo New York Journal đi chệch hướng viết các bài báo sai sự thật câu khách rẻ tiền. Sau đó ông nhận ra sai lầm và đã cải tổ lại báo New York World của mình quay lại theo đúng hướng đi của mình. Ông đã ủng hộ tiền để lập ra học viện báo chí ở ĐH Colombia và trở thành học viện đào tạo báo chí đầu tiên tại Mỹ. Vào năm 1917, Colombia đã tổ chức giải báo chí Politzer Prizes và trở thành giải thưởng danh giá nhất trong làng báo chí thế giới hiện nay. Rất nhiều sách bạn đang đọc hiện nay được trở thành sách bán chạy nhờ tác giả của nó hoặc tác phẩm đó đã từng đạtg ỉa Politzer Prizes.
9. Alfred P.Sloan – Vua đổi mới
Sloan là bậc thầy trong quản lý kinh doanh hiện đại với mô hình “phân tán kinh doanh, tập trung quản lý” đây là mô hình vẫn được sử dụng ở các công ty hoạt động ở nhiều địa bàn kinh doanh khác nhau hiện nay. Ban đầu ông thừa hưởng 1 công ty sản xuất phụ tùng, sau đó ông ăn lên làm ra và bán lại công ty cho GM với giá 13,5 triệu USD và ông tham gia vào GM. Sau đó ông thăng chức dần dần và trở thành phó tổng giám đốc GM, rồi tổng giám đốc kiêm chủ tịch GM và rút về làm chủ tịch GM vào giai đoạn chuẩn bị nghỉ hưu. Sloan giúp vực dậy GM từ bờ vực phá sản thành công ty lớn nhất của nước Mỹ vượt qua hãng Ford với thị phần hơn 65% ở Mỹ. Tại đỉnh cao sự nghiệp, Ford từng nắm 75% thị phần oto toàn cầu. Ông đã học tập Henry Ford trong việc cả tiến kỹ thuật trong ngành xe hơi, đề xuất cách bán oto theo hình thức trả góp mà hiện nay cả thế giới đang sử dụng cách bán xe oto kiểu đó. Mô hình quản lý kinh doanh hiện đại của ông đã là nền tảng chuẩn mực cho việc quản lý kinh doanh về sau.
10. Peter Victor Ueberroth – Đại phát tài nhờ kêu gọi tài trợ
Ueberroth khở nghiệp với nghề vận tải hàng không và sau đó là nghề du lịch với nhiều văn phòng du lịch trên thế giới khá thành công. Tuy nhiên, bước ngoặt của ông đến vào đại hội Olympic tại Los Angeles năm 1984. Tuy nhiên lúc đó nhà nước không cấp kinh phí tổ chức đại hội và Los Angeles đã tiến hành mời tư nhân đứng ra tổ chức đại hội. Ueberroth đã được chọn làm người tổ chức, ông đã bán các công ty du lịch của mình lấy tiền để đứng ra tự tổ chức Olympic, kết thúc đại hội ông đã thu lãi 250 triệu USD, lần đầu tiên tư nhân đứng ra tổ chức và cũng là lần đầu tiên Olympic có lãi. Đây là tiền lệ đầu tiên trên thế giới để vận hành mô thức mới trong quản lý kinh doanh Olympic. Ông sử dụng rất tốt các quy luật tâm lý trong việc kinh doanh tài trợ, ông đã giới hạn các công ty được tham gia tài trợ và chỉ chấp nhận 1 công ty trong 1 ngành nhỏ được tài trợ thông qua hình thức đấu giá quền tài trợ và được ứng dụng rộng rãi hiện nay tại các đại hội. Tuy nhiên, sau ông các đại hội sau vẫn thường xuyên bị lỗ và không có lãi được như ông tổ chức năm 1984.